Hiển thị các bài đăng có nhãn RTT10. Công lý Võ trụ; Justice Martial Universe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn RTT10. Công lý Võ trụ; Justice Martial Universe. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2023

RTT10. Công lý Võ trụ; Justice Martial Universe

Đề tài: giảng luận số 10 (mười)
Topic: lecture number 10 (ten)
Công lý Võ trụ 
Justice Martial Universe
Tác giả: MINH ĐĂNG QUANG 
Author: MINH DANG QUANG
&&
Theo phiên bản, xuất bản năm 1993; By version, published in 1993; Hiệu chỉnh và dịch sang Anh ngữ, học trò nầy: tự học tiếng Anh-LÊ ĐỨC HUYẾN; Editing and translating into English, this student: self-study English-LE DUC HUYEN; (Trang 147; Page 163)
Mọi người bình đẳng với luật-giới,
Everyone is equal to the precepts,
Do người tội, pháp luật thành lời.
By sinners, the law becomes the word.
Ấy là phương pháp cứu độ đời,
This is the way to save lives.; Ủng hộ người thiện khắp nơi nơi,; Support good people everywhere,; Trị phạt người ác; ơi Công Lý!; Punish the wicked; Oh Justice!
I.— Công lý là CHƠN LÝ;
Justice is TRUTH
Chơn ngôn và pháp ấn-tâm, là lời truyền khẩu.; Mantras and dharma-minds, are oral traditions.; Một cách nói mà nhớ mãi không quên, gọi là "truyền tâm-ấn".; A way of saying that remembers and doesn't forget is called "mind-impression transmission".Truyền thống cổ xưa, là mọi chơn ngôn, đều có thể biến thành luận lý.; Ancient tradition, which is all mantras, can be turned into logic.; Chơn ngôn tức là nguyên ngôn của luận lý, nó chính là Nguồn Đạo Lý.; Mantra is the original language of logic, it is the Source of Morality.; Công lý là Chơn Lý, hay luận lý chánh đẳng chánh giác, con đường trung đạo, dung hòa của võ trụ.; Justice is the Truth, or the logic of righteous enlightenment, the middle way, the harmony of the universe.; Công lý nghĩa không thêm, không bớt, bằng nhau, đạo lý rất công bằng, không chênh lệch, thiên tư, về mặt nào.; Justice means no more, no less, equal, morality is very fair, not disparate, biased, in any way.; Thể thức của công lý là sự vô lượng vô biên, và không cố chấp vô cực.; The form of justice is boundless immeasurable, and not obstinately infinite.Tính chất của công lý là hình thể của vạn vật, các căn bản.; The nature of justice is the form of all things, the bases.; Dụng cụ của công lý là luật pháp, giáo lý tương đối tiến hóa.; The instrument of justice is the law, the doctrine of relativistic evolution.; Pháp-lý của công lý là tự nhiên vắng lặng, bằng thẳng và mát mẻ.; The jurisprudence of justice is naturally quiet, straight, and cool. ☑
II.— Công lý của quả địa cầu; Justice of the globe
       Cũng như quả địa cầu, để trên một đĩa cái cân to lớn, phía bên nầy, và đĩa cái cân bên kia, thì để một quả tạ khổng lồ, hai cái bằng nhau, trong muôn đời kiếp.; Just like the globe, on a plate of great scales, on one side, and a scale on the other, a giant dumbbell, two equal, for all eternity.; Từ Thành tựu cho đến Hoại không, từ sanh cho đến diệt, nó cũng vẫn bằng ngang nhau, không thấp, cao, nhẹ hay nặng chút nào. ; From Accomplishment to Dissolution, from birth to death, it is still the same, not low, high, light or heavy at all.; Cũng như đất, nước, lửa, gió ở trong quả địa cầu, mặc dầu có sự thay đổi lăn xoay, nhưng không bao giờ mất đi một tí, mà lại vẫn bằng nhau.; Just like the earth, water, fire, and wind in the globe, although there are rolling changes, but never lose a bit, but remain the same.
      Mỗi quả địa cầu có bốn phần nước (ba phần núi và một phần đất), bốn phần gió, bốn phần lửa: không bao giờ hơn kém nhau và sẵn có ở nơi nhau.; Each globe has four parts water (three parts mountain and one part earth), four parts wind, four parts fire: never more or less different and available in each other.; Cũng như chúng sanh, vạn vật và các pháp lý, bao giờ cũng là một. ; Like sentient beings, all things and dharmas are always one.; Một thể thức sống ở trong nhau, không dư và không thiếu, mà trái lại: sự ẩn mật và hiện diện của nó lại chẳng đồng đều.; A mode of living in each other, not redundant and not lacking, but on the contrary: its secrecy and presence are unequal.; Hoặc đã có, hoặc là đang có, hoặc chưa có, tức là cái có đó đã có đó tự bao giờ rồi ! ; Either there is, or it is, or it hasn't, that is, that which has been there ever since!; Không có đầu, có đuôi và chính giữa, nên gọi là thể thức của Chân-Như : một chừng mực ! ; There is no head, there is a tail and the middle, so it is called the form of Truth-Like: a measure!
         Cũng như quá khứ vị lai, và hiện tại vốn dĩ không phân biệt, vẫn là trong mỗi lúc đều có đầy đủ cả thảy. Xưa và nay có một; "vọng động" hoặc thanh tịnh vốn dĩ không hai. Lý sự có đổi dời, bánh xe lăn xoay có lui tới, có khổ có vui, có sống có chết, có giặc giã, có thái bình, nhưng trong nầy có kia, trong kia có nầy, từ tinh thần vật chất, thân tâm, ta người, hôm nay và ngày mai, thảy đều có chứa đựng lẫn nhau, cho đến trong mỗi lời nói, mỗi việc làm, mỗi ý niệm, cũng đều có chứa đủ cả các pháp tương đối khác, cho nên gọi là đạo lý công bằng, không bỏ sót điều chi mảy may. Cũng như niết bàn, thiên đường nhơn loại, A tu la, súc sanh ngạ quỷ địa ngục, cảnh giới nào cũng có đủ hết, ai cũng vẫn chứa mang những cái kia, tức là một thể sống điều hòa, không cho ta thiên vị sa ngã. Do công lý đó, tạo cho tâm hồn ta sự giác ngộ lý lẽ của "chân như", như nhiên, như thường, như vậy, như như, sao cũng được, sao cũng xong, sao là sao…; sự bất chấp, công bằng, tha thứ đứng vững, tức là từ bi hỷ xả và bình đẳng vậy.
III.— Công lý Nhà Phật; Buddha's Justice
       Công lý tức là tự nhiên, dầu thưởng phạt hay không thuởng phạt, dầu trị lập hay không trị lập, trong mỗi lúc công lý đều có chứa sẵn, cái tương đối để giác ngộ, dạy dỗ chỉ rõ bày, chậm mau gì ai cũng được học. Cho nên chúng sanh gọi là công lý pháp, hay là giáo lý, để đưa người đến nơi toàn giác, là sự biết sáng suốt hết mê lầm, thì mới chịu giải thoát đứng yên nghỉ mệt, cũng như cây trụ cốt cân, nơi chính giữa thăng bằng đứng sựng. Bởi công lý trùm khắp tất cả nên gọi là cõi đời, dầu lúc nào cũng là Phật quốc tịnh độ, cho người giác ngộ, an dưỡng nghỉ ngơi vắng lặng. Người hiểu công lý rồi, thì tâm định, được hưởng quả yên vui, cái ta chắc chắn, không còn rối loạn, câu chấp nói làm lo âu nghĩ ngợi. Vì vậy kẻ trí gọi công lý là mặt đất lưu ly pha lê vàng bạc, sạch sẽ bằng phẳng quý báu vô cùng, hay cũng gọi đó là chỗ tâm của chư Phật vậy.
        Thấy được công lý là nhờ cặp mắt sáng tương đối của trí huệ, cho nên gọi rằng: Công lý sanh trí huệ, hay trí huệ sanh công lý, khi đã biết gặp rồi, thì hết lầm lạc, không còn níu đeo theo cái khổ nghiệp, mới đứng yên phép (Pháp là ánh sáng giáo lý giữa trí huệ và công lý, gọi là Pháp bảo của chư Phật, đang vẫn sẵn có trong thế gian).
IV.—Giác ngộ Công lý; Enlightenment Justice
       Vậy nên: Khi đã giác ngộ rồi thì ta thấy rằng: Phật Trời, người thần, thú ma, địa ngục cỏ cây đất nước gió lửa, thãy như nhau, bằng nhau, giống nhau không có điều chi phân biệt, trong những sai khác, khác nhau nơi bề ngoài. Và cái ý của chúng ta không bao giờ còn có được. Công lý cũng như hai bàn chơn của ta, cũng như hai lỗ mũi như hai lỗ tai, như cặp mắt, như hai tay, là của cải sự thành công. Do các căn lành ấy, để thâu vào một cửa miệng chứa vào một bao tử đặng nuôi sống cả cơ thể chúng sanh chung, hay công lý tức là cái nhà trường học, để chứa ở dạy nuôi nhà hiền thánh vậy. Sức mạnh của công lý như hai vai, như cầu sắt, như mặt đất, như nước bằng, như tàu xe, như hàng rào, như lộ cái, như biển cả núi to, như lửa gió, hư không, là một sức mạnh từ nhỏ tới lớn, một sức mạnh khôn lường, nắm được lấy nó, sẽ toàn thắng tất cả mọi phương diện, mà gọi là cái sống của tất cả chúng sanh, không có nó muôn loài chết thảm.
       Công lý sanh ra giáo lý, có hai, để đem lại công lý là một, nên gọi rằng: giáo lý là pháp thế gian tương đối [149].; Justice gives birth to teachings, there are two, to bring justice to be one, so it is called: teaching is relative worldly dharma [149].; Để đem lại sự giác ngộ là công lý pháp Phật tuyệt đối [149], tạo cái giác là Phật, cho chúng sanh, vậy nên gọi cõi đời là cõi Phật. ; To bring enlightenment is the absolute Buddha's justice [149], to create enlightenment as Buddha, for all sentient beings, so the world is called Buddha land.; Phật đã thành, Phật đang thành, và Phật sẽ thành, ai ai rồi cũng là giác, biết Phật cả thảy, cũng như mặt đất là cõi Phật đã lập, cõi Phật đang lập, và cõi Phật sẽ lập, như vậy tức là cõi Phật tất cả rồi đó. Chỉ có điều là chúng sanh đã giác ngộ nhận ra, hay đang giác ngộ nhận ra, hoặc chưa giác ngộ nhận ra đó thôi. Như kìa là thế giới của Phật A Di Đà phương Tây, hay là cõi Phật Dược Sư phương Đông, thật trang nghiêm bình đẳng mát mẻ thanh tịnh vô cùng, cõi của chúng ta mai kia cũng được như vậy, là do mọi sự cố gắng của công tâm, do nhờ giáo lý tiến hóa của chúng ta thì mới chắc được sự sáng loà rực rỡ, đâu còn lo gì sự lổng chổng không công, mệt nhọc mãi hoài thót ruột.
         Công lý vốn sẵn nơi việc làm, nơi lời nói, nơi ý tưởng, nơi ta, nơi người, nơi xác thân, tâm hồn, lý trí, nó phát sanh từ nơi tứ đại lăn xây, như bánh xe, như cây cân, như mặt kiếng, là sức rung động phản dội mạnh mẽ phi thường huyền bí kỳ diệu. Vì đó mà lắm kẻ quá tự tin cho rằng: "có bàn tay sắp đặt cõi đời, có đấng chúa tể nào đó, mới có chúng sanh". Và chúng sanh ở trong định luật các pháp, của vị ấy, vạn vật bởi vị ấy tạo ra, vị ấy là cha sanh ra, trước hết sanh ra vị ấy bởi một lý thuyết mênh mông!; Chúng sanh là con, mỗi chúng sanh đều có tay sai quỷ thần hộ mạng. Sắp đặt giữ gìn nuôi sóc. Cũng có kẻ trong giấc chiêm bao mơ màng khi tưởng tượng cùng trong khi mới chết, hay lúc trở về già, đối mặt với phản giác kính trừu tượng của công lý, như đứng trước gương nghiệt canh mà thấy ra tù khám diêm vương xử phạt hoặc gặp phải cảnh thiên đường xứ Phật, trong thế giới tưởng tượng. Chịu lắm sự thưởng phạt vu vơ, hình bóng lâu ngày.
        Đã đành rằng công lý là luật dĩ nhiên của tạo hóa, thì cần gì sự bênh vực hay xử phạt, để giúp đở cho chúng sanh tiến hóa mau hoặc chậm mới được hay sao? nào đợi phải Vua trời, Vua đất, Vua người, kiếm người làm việc, mà gìn giữ cảnh giới nào ? Đã là công lý thì kẻ ác trẻ con, phải chịu sức phản dội nặng nề đau đớn của việc làm, hơn là người thiện; hành vi của kẻ thiện như giá cân lổng chổng, ngông nghênh, mỏi mệt ngộp sợ, hơn là người không thiện, không ác, giữ mực song bằng. Công lý vốn không thiện ác thưởng phạt, mà kẻ làm ác thiện thì bị thưởng phạt, khổ vui, cười khóc, phiền não lăng xăng trói buộc, chớ ích gì! Thế nên cõi của bậc giác ngộ, và những bậc đã giác ngộ rồi, thì cần gì pháp luật cõi linh hồn hay xác thịt nào đợi gì phải có âm phủ, dương phủ, sự thưởng phạt của người trời quỷ. Nếu họ biết xử phạt cai trị người, còn ai xử phạt cai trị lại họ, chẳng là bất công, hay lợi dụng công lý, làm quyền, chẳng là ngang bạ lắm sao? Đã là ai cũng như ai, nếu không ai mượn mình chỉ dùm công lý, thì hà tất phải tự mình bày khai, bắt buộc ép người phải học tuân theo. Bởi vậy cho nên cõi công lý là cõi vô quyền, vô trị, không có giai cấp, việc làm chi cả, mà Chư Phật thánh y theo, nên không bao giờ khổ lụy.
         Kìa là xứ Cực Lạc, nọ là Giáo Hội Tăng Già, nơi ấy chỉ có công lý là pháp bảo, giáo lý học hành, không giai cấp hoặc phái môn.; There is the Land of Ultimate Bliss, that is the Sangha Church, where only justice is a treasure, teaching and learning, no caste or sect.; Nếu có thì chỉ có "giai cấp của giới luật thiện lành" như đã từng nói nơi Chơn lý Lễ-giáo.If there is, then there is only the "class of the good precepts" as said in the Truth of the Ritual.; Và chẳng ai làm việc cho ai, mà được muôn năm hạnh phúc, vĩnh viễn yên vui, giải thoát hoàn toàn, nào đợi oai quyền chế độ.; And no one works for anyone, but has a long and happy life, eternal peace, complete liberation, waiting for the regime's authority.
Chiếc vòng danh, lợi cong cong,
Kẻ mong thoát khỏi, người trông bước vào!
The ring of fame and profit is curved, 
Those who wish to escape, those who look to enter!
         Than ôi! Nếu bao giờ chúng sanh chưa tỉnh ngộ, chưa nhận được công lý nơi mình, chủ tể là mình, thì muôn kiếp vẫn mãi làm tôi mọi cho kẻ hoang đàng dốt học, maà bị trói buộc đáng thương xót vậy. Nếu chúng ta hiểu ra công lý, thì trong đời, cần gì ai phải đi làm tôi mọi sắp đặt xử trị cho kẻ khác hay sao? Đã sẵn công lý thì nào ai phải mượn ai, mà có ai lại sắp lo cho rồi, những việc mà người ỷ lại, để buông lung làm ra mãi mãi. 
___ [151] Vậy nên tốt hơn là mỗi người phải tự học hiểu công lý, để rồi đời sống của mình ra sao, do hành vi của mình, là mình chịu lấy chớ khen chê, chẳng là hay hơn. Chớ nếu kẻ thì giữ gìn luật pháp sắp trị như tôi tớ, còn người lại làm chủ, ỷ lại pháp luật có sẵn để cứu mình , mà mãi tha hồ tạo nghiệp, để đến lúc bị xử phạt lại than van, hoặc được thưởng khen thì cười vui hê hả. Như vậy chẳng là tội nghiệp cực khổ cho kẻ làm quan vua lắm sao? Mảng vì bị danh lợi, dân chúng tôn hùa bợ đỡ, để mãi làm tay sai cho dân chúng suốt đời, mà trái lại lắm kẻ ghen ham đua chen vào vòng xích tỏa, rồi một ngày kia ai cũng quan vua hết, thì hỏi vậy chớ còn ai mà làm dân, rồi ai xử phạt cho ai? Lắm khi mảng lo thiện ác cho người, mà quên sự phải quấy của mình, bởi địa vị càng cao lòng tự ái càng trọng khó dằn tâm sửa trí mà phải bị quả báo trừng phạt về sau.
       Công lý vũ trụ chẳng bao giờ bảo ai đứng ra thay thế cả, chẳng bao giờ bảo ai dạy sắp cho ai, và chẳng bao giờ bảo ai ỷ lại nương theo ai, sao chúng ta lại tìm chi những cái vô lý ấy vậy. Công lý là chủ tể, tâm của mỗi người, tánh của nó là định, chơn như bình đẳng, bằng ai vọng động bất công thì bị quả báo vay trả tức thì. Nên chi Chư Phật tạm gọi là chỉ bảo đạo lý cho chúng sanh, người mà cầu khẩn tìm nghe học hỏi, chớ chẳng xưng thầy, buộc người phải học, vì ai nấy cũng như nhau mà thôi.
        Vả lại dầu có khổ vui còn mất đi nữa, thì trong cái này có sẵn cái kia, trong cái kia có sẵn cái nọ, dầu thái quá bất cập hay trung dung đi nữa thì cũng như nhau, có ai mà đi chìu được ý muốn của kẻ tham lam, khi ưa vầy, khi muốn khác cho họ được vừa lòng. Cho nên bằng sự dạy chỉ cho công lý kia, mà Chư Phật còn ít nói thay, huống chi là đem mình đi làm những việc vô ích chi chi, lếu rộn, bôn chôn, giữ gìn, bên vực. Bởi thê cho nên Phật dạy rằng : cõi trời người địa ngục còn khổ bởi vô minh, biết thiện ác mà không có học công lý, nên mới chấp nắm giáo lý thế quyền khổ nhọc không công vô lý sái trật lắm. Mà lại nếu pháp luật nhiều, thì kẻ gian ác lại thêm nhiều. Kìa Phật là một kẻ chúng sanh như ta , nhưng nhờ biết công lý rồi, thì vua trời, vua người, vua quỷ, không lấy lẽ gì cai trị đặng, mà trái lại còn tôn thờ học hỏi.
        Vậy ta nên làm Phật, học hiểu công lý, biết thấy đạo tâm, mới là giải thoát, giải thoát hoàn toàn. Vậy ta nên nhớ rằng : Giác ngộ công lý như Phật kia mới là Phật. Còn giáo lý thế quyền giai cấp, chế độ thần quyền, là lớp tạm để dạy phạt kẻ tối tăm dốt nát, dại khờ quấy ác thôi.
       Vậy nên các thầy giáo trong đời ấy, cũng là tạm, rất giả dối, rất mệt nhọc. Mà tất cả thầy trò lớp học còn phải cần sửa đổi học hành, để đem nhau đến lần công lý đặng giải thoát. Hiểu nơi công lý các lớp xã hội ấy dầu không có cũng được, đơi gì phải đi bênh vực lo riêng cho loài người mà bỏ thú vật, hay bỏ các loại khác bất công để lo cho vô ích. Đã không ai mượn, lại cũng chẵng ai nghe lời đó vậy. Dầu mà có người tôn lập ép buộc cầu khẩn đi nữa thì khi nhận lấy thế quyền, mục đích là phải lo cần yếu dạy học, còn sự sắp đặt là tạm sơ cho có chừng trong mỗi lúc theo thời duyên cho xong mà thôi. Cốt yếu là làm sao cho học sinh mau hiểu biết. Để khi nó đã biết công lý rồi, thì không cần sắp đặt; chúng nó cũng tự hòa hiệp yên vui lấy nó, mà đố ai xúi bảo nó đi làm sái quấy cho được. Vậy ta nên xem gương học trò lớp chót hổn tạp ồn ào bất trị, mà nào ông thầy giáo có khổ tâm về chổ đó, ông chỉ sắp tạm sơ cho lấy có, và cần dạy học mà thôi,nhưng trải qua lâu ngày giờ có học tập, thì nó càng êm thấm thuần thục lần, và khi đã lớn khôn bước lên lớp trên cao, thì học sinh ấy, thật là hoàn toàn tốt đẹp. Chớ nào phải đâu là sự mãi lo ăn ở giựt giành trốn học để đi chơi chịu dốt hay sao ? Nếu không hiểu công lý, thì thật là dốt, đã là dốt thì làm sao hiểu được mục đích chánh đẳng chánh giác trung đạo Niết bàn, là chỗ đến của tất cả chúng sanh, hòng đi tới, đi tới công lý của võ trụ để làm chúa tể lấy ta, giữ gìn bản ngã.
          Trong đời kẻ không biết công lý, cũng như người không có con mắt chủ tể, thì các căn kia cũng chết liệt, khác thể thây ma, như cái tử thi vô dụng, dơ thúi chật lối choán đường để phải vịn đeo lần mò theo kẻ khác, mặc phú thác cho kẻ dẫn đường rủi may tới đâu trối mặc. Nếu gặp phải thầy trò như nhau, hay quỷ ma dối gạt thì còn gì là số phận, vấp té sụp nhào ngã lộn đớn đau, bị hành phạt mãi, bởi mê tin theo lời bóc bướng.
          Cũng lắm kẻ cho rằng không có công lý, nên tha hồ làm ác, phải chịu họa tai. Chính công lý là một sức mạnh, một quyền thế, chớ không phải quyền thế sức mạnh là người ta ai ai,mà lắm kẻ lại áp dụng để hiếp đáp người. Nhưng đã là công lý, như bóng theo hình, kẻ trèo cao sẽ té nặng, người xảo trá há được bình yên mãi đâu ? Đối đầu mới biết mình thất bại, tự mình hại lấy mình, không than trách. Vậy nên ta nhớ rằng: trong đời chẳng có ai hơn, và chẳng có ai thua, cả thảy sau trước vẫn bằng nhau mà thôi.
        Xưa kia có kẻ giết một tên cướp, để cứu mười thương khách, nên đời sau được hưởng giàu sang, của mười gia tài, mà sau rốt phải bị chết chém. Một vị tướng giết muôn mạng, để binh vực một xứ kia, nên được xứ kia tôn làm vua, nhưng muôn kiếp khi chết đều bị giết hại. Ay đó tức là công lý rõ rệt, thưởng phạt phân minh, mà chính trước mắt chúng ta, hằng thấy mỗi ngày nên nhân loại, dầu việc to việc nhỏ, không bao giờ khỏa lấp, một nhà sư đi đường đạp cỏ, nên tới nhà người phải bị chúng khinh khi. Một kẻ ngắt luột rau, về sau cả mình đau nhức. Người đập muỗi, giết ruồi, chà kiến, nên phải bị sự đánh đập, ép ngặt, chà xát, chết vì đòn đau. Người làm cá, sau phải bị phân thây, lột áo, khi chết đứt đầu, mất ruột. Kẻ giết chó thì chết tru. Người làm heo, khi chết bị nghẹt cổ. Kẻ lột da thú, cả mình ghẻ lở, cùi phun là bởi chặt chân người. Còn kẻ giết người thì bị người giết lại. Các nghiệp quả sẽ trả lại cho người gieo, hoặc bây giờ, hoặc khi chết, hoặc đời sau, nhơn thiện nhơn ác thì quả thiện quả ác, trước sau hoặc mau hay chậm, người gieo nhơn lộn xộn thì kết quả lộn xộn, kẻ lựa giống rặt ròng thì kết quả rặt ròng. Nhơn trong sạch không thiện ác thì quả cũng trong sạch không thiện ác. Khi người gieo nhơn, thì quả đã tượng trong tâm, và sau nầy nó còn xuất hiện ra ngoài, mà đến cho ta. Củng như kẻ làm ác, một là bị lương tâm hành phạt, và rồi còn bị quả báo đến nơi ngoài : hoặc kẻ đó hại lại ta, hay là người khác trả giùm, dầu sau hay trước, ta không tránh đâu sự báo đáp. Có điều là nặng hay nhẹ, do sự biết sám hối cùng không! Cũng như kẻ kia bầm cá, soi ếch, cho là không tội, bởi nói không tội bướng liều, nên quen tay làm mãi, tập lần tánh ác giết đến cả người ta. Cho nên về sau, bị giặc trăm người bắn giết phân thây trăm mảnh. Chớ chi mà biết sám hối ăn năn sớm chừa dứt lỗi thì quả báo nhẹ hơn, hoặc vả như đau nhức từ miếng thịt, hay như bị trói mình, cũng còn dễ chịu.
         Vậy nếu chúng ta sớm nhận tội, chẳng khá hơn là để tội kéo dài, nãy nở chịu nặng lâu ngày. Nếu biết tội thì tội còn phương chừa bỏ; còn mà không biết tội thì tội mãi thâm sâu. Cho nên xưa kia Phật có dạy rằng: giặc giã cũng như người giết cá, thì đời sau cá tìm giết lại, mà chẳng bao giờ nó phá hại kẻ vô can. Khi ta làm giặc giết cá, thì khi kia cá cũng làm giặc giết ta, không sao tránh khỏi. Có những kẽ kia đạp gai, cá đâm, vấp người, mà chết, ấy cũng chẳng phải là công lý nhơn quả hay sao. Có người nọ ăn rau sanh bệnh, ăn thịt làm độc, đánh người mà đau, ấy chẳng phải vì mình ăn nó, nó ăn mình, mình đánh họ, họ đánh mình, mới ra nông nổi.
        Cho hay rằng nếu trong đời không có lăng xăng như vậy thì đâu có cõi đời. Mà thử hỏi lăng xăng nhơn quả thiện ác như vậy, cho khổ mệt để làm chi? Ích lợi cho ai? Như vậy thì sự bằng thẳng yên lặng không thiện ác như chư Phật, chẳng là hạnh phúc quý báu hơn hết ? Ta nên biết rằng, thiện ác phát sanh tại tâm lúc khởi, thì quả báo cũng đã có sẵn nơi tâm xuất hiện rồi, nào đợi phải có kẻ nơi ngoài mà ngăn tránh, và tránh sao cho khỏi? Mọi nỗi vui buồn trong từng sao, phút là do nhơn quả, bằng không nhơn quả tức là sự phẳng lặng niết bàn Công lý, thì không còn sự khổ não của vui buồn lộn xộn.
VI.— Khẩu quyết truyền tâm-ấn; Speech transmission of mind-press
        Cũng có kẻ gieo hột mà không có trái, là bởi sự không vun phân tưới nuớc mà nó chết ngang, hay chặt bỏ khi mới mọc, cùng là hột giống gieo trong đống lửa bị chết co, thì mới không còn quả báo. Hột giống ấy tức là tâm vọng, lửa kia là trí huệ, lửa trí huệ đốt trừ tâm vọng, gươm trí huệ cắt chẳng cho sanh, hay như sự chẳng nói làm ô nhiễm là không nước đất, thì mới không thọ hưởng quả báo. Có người mãi gieo trồng vun phân tưới nước, lại sợ quả báo chua cay. Vậy nếu sợ là sợ khi trước sự gieo trồng. Bằng sự đã dĩ lỡ rồi, tốt hơn là đừng vun phân tưới nước, nói làm nữa. Và còn lại hạt giống bao nhiêu trong tâm hãy liệng thảy bỏ đi, hay tìm dao trí huệ, lửa thiền na trừ diệt, đừng cho thêm sanh nữa, còn cây nào đã có quả, quả đang sanh mà ta không thể đốn trừ, thì tốt hơn là không thèm sợ, mà bỏ qua tới đâu hay đó, ta chỉ lo nhập định cho vui mà quên lấp nó đi, khi nào quả tới thì mau ăn cho hết, chớ để dần dà cất lại bỏ rơi, đừng cho mai sau mọc lại mới là hết tuyệt.; Như trong chơn lý Vô Lượng Cam Lồ, giáo lý của pháp đốn giáo để loại trừ vọng ý.; As in the truth of Boundless Nectar, the teachings of the Dharma cut down the path to eliminate false intentions.
         Ví bằng ta muốn đốn cây cho thật to, thì phải rán ra công rèn đúc, búa to cưa lớn, như bậc Bồ tát kia mới được. Mà cũng còn là sức đốn một hai cây, chớ như đã trồng nhiều như đám rừng, thì lớp đốn, lớp ăn, đừng cho sót mọc. Nếu biết sợ thì đừng gieo, gieo hột có trái rồi, thì sợ nữa mà làm chi vô ích. Còn sự đốt bỏ, chặt đứt, chẳng tưới vun, là phải xuất gia bỏ thế lìa đời, xa vòng ô nhiễm, trì giới, nhập định trí huệ mới được. Ngoài cách xuất gia để không tạo nghiệp thêm, để tránh quả xấu, và vui chịu hưởng quả cũ, là không có pháp nào yên vui được. Bởi hột giống của chúng sanh vốn sẵn tức là si mê ngòi mộng, sân giận thịt cơm, tham lam như bao hột, ôm giữ lấy nó làm thân tâm trí của cải lâu đời, để nó ở trong trần thế là chỗ nói làm như đống rác, thì sao lại chẳng mọc lên chồi.; Ngược lại, vị bồ tát dạy đạo, đã dùng câu nói hai câu năm và sáu của Bảy phần Bồ đề Chánh niệm mà "truyền tâm-ấn", rằng:; On the contrary, the bodhisattva teaching the way, using the five and six sentences of the Seven Parts of Mindfulness Bodhicitta, "transmits the mind-seal", saying:
Năm là nhớ tưởng đạo lý.
Sáu là nhứt tâm: đại định.
Five is moral remembrance.
Six is one-pointedness: great concentration.; Dưới cội cây Pháp Chánh-Giác, người học trò nhỏ, đã vô tình mà thọ nhận pháp môn tu: Trực chỉ chơn truyền.; Under the tree of Dharma Right Enlightenment, the young student unknowingly received the dharma discipline: Direct transmission.
        Chỉ có xưa kia Chư Bồ Tát triệu ức kiếp vay của chúng sanh hoặc bằng thân mạng, hoặc món cửa nhà, để lo ăn học đeo theo mãi mục đích của sự học, nhờ vậy mà đặng thi đậu đắc quả thành công, trở nên bực toàn năng toàn giác. Các bậc ấy không sợ quả báo luân hồi, là do nhờ chủ định. Thấy ra mục đích của chúng sanh là học, nên lo tìm học công lý cho mau giác ngộ, để cứu đời. Vay của người nuôi thì để đó không thèm vội trả. Cho rằng bổn phận mình chỉ có ăn học, còn kẻ nuôi là ý họ muốn cho ta học nên, để dạy chỉ bảo lại cho họ thấy đường đi về sau mà đền ơn chớ không phải họ nuôi ta như voi ngựa, để bắt ta phải làm thân nô lệ mà đi đền đáp xây vần.
       Vậy bổn phận ta phải lo chăm học, hãy quên lãng bỏ qua ân nghĩa tạm, đặng đừng phụ ý ta và lòng họ. Mà sự cung cấp ấy do người hảo tâm tự ý, chứ ta không gây tạo, nói làm ép buộc, có chi nuôi sống lấy tạm, lếu láo qua ngày , thanh bần đơn giản, làm kẻ du tăng trò khó, chẳng tham sân vậy. Đợi đến chừng đắc quả rồi, mới đem đạo lý giáo hóa cho cả chúng sanh chung, một thời nói pháp cho cả vạn ngàn người nghe, một lời thốt ra để mãi trong thế gian, ghi sâu trong sách sử triệu kiếp, quý giá hơn kim cương. Một câu giảng dạy cứu khắp địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la, nhơn, thiên, đưa về cõi Phật, cha mẹ quyến thuộc muôn đời, kẻ ơn nghĩa từ xưa, dầu ở đâu đâu cũng đều được giác ngộ siêu thăng, như Phật Thích Ca xưa, khi đắc quả A La Hán rồi thì đi giáo hoá cho khắp chúng sanh mà đền ơn xưa nghĩa cũ. Khi thì vào địa ngục giải cứu chỉ dạy, khi đến nơi ngạ quỷ khuyên răn, lúc sanh làm thú để cảm hóa làm gương tập dạy, khi làm thần dạy dỗ chư thần, lúc làm cây cỏ thọ thần thuyết pháp. Khi sanh cõi người lập đạo, lúc sanh lên trời giáo hóa sau khi kiếp chót, đền trả hết công ơn của chúng sanh rồi, trong tâm mới được an vui nhẹ nghiệp mà vào cảnh vắng lặng Niết Bàn. Chính Niết Bàn là nơi hết nghiệp của tâm, mà ơn nghĩa lòng thương của chúng sanh ta đã được đáp đền thỏa mãn tròn xong đó vậy. Thật vậy, chỉ có pháp thí mới là cách trả nợ mau lẹ đông nhiều, khẻo nhẹ và ích lợi hơn hết. Kẻ chủ nợ ta sẽ làm đệ tử ta, khi trả nợ ta vẫn không mất chủ quyền. Chỉ do lời nói, nơi kẻ tham lam đòi của, ta lại dạy cho bố thí là bến bờ bên kia, để lánh xa địa ngục vật chất ; với kẻ sân giận đòi mạng, ta dạy cho nhẫn nhục là cõi Niết Bàn diệt khổ, tắt lửa trong a tỳ. Kẻ giải đãi ăn chơi, ta lại chỉ cho phép tinh tấn là món vui ngon, để dứt lìa nơi cấu trượt v.v… Chính nhờ sự vạch đường chỉ lối cho kẻ tối tăm mà cứu độ cho họ, thì kẻ chủ nợ không còn đòi hỏi, mà lại rất mến cảm thâm ân vạn bội. Bởi pháp bảo là quý hơn hết. Pháp bảo như thịt xương của Phật, đã ắm giữ được nó thì ai còn ức hiếp gì mà đi đòi ngũ trần như thịt thối xương khô mà làm chi. Ay vậy cho nên không làm Bồ Tát, không đắc quả Như Lai, không giáo hoá chúng sanh đền ơn, tâm ta không yên vui bằng thẳng, Niết Bàn, ngơi nghỉ. Cũng như chưa làm thầy giáo thì có đâu đốc học hưu trí, và ơn thí chủ của họ còn vẫn kêu đòi, dễ gì cho ta yên tịnh.
Vậy nên nhớ rằng : Niết Bàn là sự không còn nghiệp nữa , sau khi đại nguyện, từ bi, trí huệ đã mòn hết không còn. Cũng giống như kẻ đã ăn no quên hết, như ngủ nghĩ sau khi thức mệt, là lý sự đã hết tiêu, không còn có được, giống như ngọn đèn cạn dầu đã tắt nghỉ, cái nghỉ không cùng. Đại trí huệ của Chư Bồ Tát cũng như cái búa to, cây cưa lớn, nên chúng sanh không còn đòi nghiệp quả nơi ngài, là bởi được học và mến đức ngài ; nhưng tuy vậy chớ nơi nào ngài chưa xét đến nhân duyên để giáo hoá, thì nơi đó quả chín cũng có kẻ đòi hỏi la rầy, không sao tránh hết được.
Bậc Bồ Tát là đả thi đậu rồi, được học đi chơi rồi và đang giáo hoá.
Bậc Bích Chi là đã thi đậu rồi, và đang nghỉ đi chơi.
Bậc A La Hán là mới vừa thi đậu.