Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2023

RTT4. Thập Nhị Nhân-Duyên; Twelve Human-Destiny


Đề tài: giảng luận số 4 (bốn) 
Topic: lecture number 4 (four)
Thập Nhị Nhân-Duyên 
Twelve Human-Destiny
Tác giả: MINH ĐĂNG QUANG 
Author: MINH DANG QUANG
&&&
(Theo phiên bản, xuất bản năm 1993; By version, published in 1993)
Hiệu chỉnh và dịch sang Anh ngữ, học trò nầy: tự học tiếng Anh LÊ ĐỨC HUYẾN; Editing and translating into English, this student: self-study English LE DUC HUYEN
(Trang 54-64; Pages 54-64) ☑
Thơ Phật pháp: Nơi đâu?; Buddhist Poetry: Where?
Ái chúng sanh, vang danh Phật, Thánh,
Ái dục tình, giữ hạnh: cả hai.
     Ai tài, nói trước, ngày mai,
Đến khi viên mãn, tương lai: là gì?
*&* Loving sentient beings, glorifying the Buddha and Saints,
Love sex, keep virtue: both.
      Who is talented, speak first, tomorrow,
Until consummation, the future: what is it?
 *&*           
Trách nhiệm, bổn phận, thực thi: nhớ!
Công dân làm "tự túc" nợ mang.
       Có khi trễ hẹn: Niết Bàn,
Làm người thật khó, dễ dàng mà mơ?
*&* Responsibility, duty, performance: remember!
Citizens do "self-sufficiency" in debt.
        Sometimes late for appointments: Nirvana,
It's hard to be human, easy to dream?
*&*
Làm chưa xong, dám mơ: danh-vọng,
Tôn trọng nào, ở trong trần thế.
       Độc hành, độc giác, phá mê,
Đến khi tịch-tịnh, đường về: nơi đâu?
*&* Not done yet, dare to dream: fame,
Respect, stay in the world.
        Solitary, single-minded, deluded,
Until the solitude, the way back: where?
Cư sĩ Tâm Đăng; Layman Tam Dang ):(ngày: 23-3-2023; date: March 23, 2023)
VOCA. solitude (audio NAmE.) / 'sɔlə,tu:d/n. cô độc; solitude 1 (Noun); cô đơn 1 (Danh từ)noun: solitude; plural noun: solitudes; 1. a state of social isolation.; 1. tình trạng cách ly xã hội.; 2. the state or situation of being alone.; 2. trạng thái hoặc tình huống ở một mình.3. a solitary place.; 3. một nơi vắng vẻ.
I.-Nhân-duyên của tứ đại
I.-Destiny of the four greats
Nhân duyên sanh ra nơi cõi đời, có mười hai pháp-lý, hằng nối truyền và níu kéo nhau mãi.; Predestined birth in the world, there are twelve dharmas, which are always passed on and held together forever.; Do đó, mà chúng sanh mới có, mới phát sanh ra cõi đời là: thọ khổ, và rồi sau khi, có sự khổ đau: là tiến hóa hay bị tiêu diệt.Therefore, new sentient beings are born, are born in the world: suffering, and then after, there is suffering: evolution or destruction.Sau khi đã giác ngộ, các pháp nhơn duyên của Vô minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sanh, Tử.; After attaining enlightenment, the conditioned dharmas of Ignorance, Actions, Consciousness, Name and Form, Six Inputs, Contact, Feeling, Craving, Holding, Being, Birth, and Death. ☑ 
Vô minh sanh ra vận hành.; Ignorance is born of activity.
Vận hành sanh ra thức biết.; Operation gives birth to consciousness.
Thức biết, sanh ra danh xưng và sắc thân.; Consciousness knows, gives birth to name and form body.
Danh xưng và sắc thân sanh ra lục căn và xâm nhập.Name and body form give birth to six senses and penetrate.
Lục căn và xâm nhập sanh ra xúc tiếp.Six senses and penetration give rise to contact.
Xúc tiếp sanh ra thọ nhận.Contact gives birth to life.;
Thọ nhận đã sanh ra ái-cảm.Acceptance has given birth to craving.; (Chấp thủ đã sinh tham ái.)
Ái cảm đã sanh ra thủ giữ.; Affection has given birth to keep.
Thủ giữ đã sanh ra hiện hữu.Holder was born into existence.
Hiện hữu sanh ra sanh sống.Existence gives birth to life.
Sanh sống phát sanh ra sự tử!Life gives birth to death! ☑
       Sự tử trở lại vô minh, mà luân hồi quanh quẩn, chịu sự khổ nhọc.; Death returns to ignorance, but samsara revolves around, suffering.
         Vô minh là không sáng hay là chưa có biết, cũng là cảnh vũ trụ, từ khi chưa có tứ đại và chúng sanh, ta không thể biết được.Ignorance is not bright or not known, is also the cosmic scene, since there are no four elements and sentient beings, we cannot know.; Vô minh sanh ra sự vận hành.; Ignorance gives birth to movement.; Vận hành là nước, đất, lửa, gió: chuyển xoay! Thành ra quả địa cầu, rung động và thay đổi.; Movement is water, earth, fire, wind: turn and rotate! The globe, vibrating and changing.
      Hành sanh ra "thức": Thức là cái biết, cái sống của chúng sanh.; Action produces "consciousness": Consciousness is the knowing, the life of beings.; 
       Thức sanh ra "danh sắc": Danh sắc, là tên gọi và sắc thân.; Consciousness gives rise to "name and form": Name-and-form, which is the name and rupa-body.
        Danh sắc...sanh ra "lục nhập": các Lục nhập là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp...nơi ngoài; hình thức trong xúc của đối tượng sanh ra mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.; Name-and-form... born of "six continents": the six-entry are form, sound, flavor, taste, touch, dharma... outside; form in object contact gives birth to eyes, ears, nose, tongue, body, and mind.
Lục nhập sanh ra xúc: Xúc là sự xúc đối, xúc động, cảm xúc, xúc giác, xúc tiếp, của giữa căn và trần.
Xúc sanh ra thọ: Thọ là ưa chịu, là thức do căn mà nhiễm trần.
Thọ sanh ra ái: Ái là thương yêu tríu mến, lục trần, lục căn và chúng sanh các pháp.
Ái sanh ra thủ: Thủ là cất lấy giữ gìn.
Thủ sanh ra hữu: Hữu là có, cho là thiệt, có hoài hoài.
Hữu sanh ra sanh: Sanh là sanh sản, nảy nở, chế biến tạo thêm.
Sanh sanh ra tử: Tử là thay đổi chết mất tàn, tiêu, không không diệt bỏ, tan hoại.
Sau đó chúng sanh trở lại nữa, quanh quẩn trong bao nhiêu công việc, lay quay chịu khổ nhọc mà không công. Đành sống trong chiêm bao hình bóng, ban đêm lo sợ, chẳng biết đi đâu, ở đâu ra sao. Cũng như cá cạn ở ao không đường lui tới, mặc cho may rủi tôi mọi cho quỷ ma vậy.
II.- Nhân duyên của chúng sanh
II.- The predestined conditions of sentient beings
Sự lý giải và liệt kê ở trên, đó là, mười hai nhân duyên của tứ đại. Còn đây, là mười hai nhân duyên của chúng sanh; Interpretation and listed above, that is, twelve of the four great predestined. Here, the twelve causes and conditions of beings:
Vô minh là thuở chưa có thai, chưa biết được. Sanh ra HÀNH là sự giao hiệp. Sanh ra THỨC là cái biết, cái sống trong thai bào. Sanh ra DANH SẮC là tên gọi và sắc thân. Sanh ra LỤC NHẬP là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp nhập vào sáu căn lúc mới sanh. Sanh ra XÚC là sự cảm xúc, xúc tiếp, xúc động, xúc giác, xúc đối. Sanh ra THỌ là ưa chịu, muốn ham. Sanh ra ái là thương yêu tríu mến kẻ khác. Sanh ra THỦ là lấy giữ vợ chồng làm của riêng, ích kỷ, tư lợi, thói xấu. Sanh ra hữu là có thai, có gia đình riêng tư, có tham sân si độc ác, có sự nghiệp, cái có cho mình. Hữu ra SANH là sanh con nẩy cháu, sanh thêm tội ác, nghề nghiệp chơi bời khổ trược. Sanh ra TỬ là chết mất tiêu diệt, không không, bởi các sự sanh mà mau chết mất; càng sanh hóa, càng tiêu hoại đổi thay để mà chịu khổ nhọc. Đồ bể sắm thêm thất bại thì làm lại, cứ mãi xoay tròn như thế, trong sự dốt nát vô minh. Chết rồi chỉ biết cõi đời có bấy nhiêu, đi nhập thai sanh lại nữa.
Sống để rồi chết, chết để rồi sống, cam chịu luân hồi, chẳng hiểu sao thiệt giả, làm ăn, học hành, nghề nghiệp, danh lợi, tình yêu, giành giựt, cướp bóc, chen đua trong vật chất để mua lấy cái sống tạm không chừng, cầu cho được vui, hay êm sướng, tới đâu hay đó: chẳng hề biết đầu trên chân dưới thiện ác ra sao! Hễ cái chi vừa ý thì chen chúc chui vào, bất phân phải quấy, khổ để chịu khổ, kham chịu cho là số phận hoặc tại thần quyền ám muội. Ấy cũng bởi ở trong cái có.
III.- Giác ngộ vượt bỏ nhân duyên
III.- Enlightenment beyond predestined conditions
Lại nữa, cái khổ vô lý của chúng sanh, là sự mảng lo nuôi sống chơi bời, cho mình hay giỏi tốt đẹp, học tập chữ tiếng, tự cao chấp tuổi mà đành chịu dốt nát VÔ MINH. Không chịu tầm tòi, quán xét, ngó trước xem sau; hiện tại nay lần mai lựa, đến đâu hay đó. Không thông chơn lý, chẳng biết lấy mình, mờ mịt trong bóng tối, thôi thì cứ lần mò mà HÀNH ma tác quái, nhào lộn trong cái khổ múa xoay thở mệt, cố an ủi phủi quên, để nuôi giấc mộng, đặng mà ngủ cứ ngủ, vui chịu sự hành hạ, lại càng tự thị tài sức trí THỨC mưu mô, nương theo DANH SẮC, hình đẹp bóng xinh, tiếng tăm thanh dịu mùi vị ngon thơm, vật chất bóng mịn, cố chấp mong cầu, để cho sáu căn thâm nhập, gọi là LỤC NHẬP. Càng tiếp XÚC vật chất, càng sanh THỌ chịu, lấy tham sân si làm của cải, gọi thân khẩu ý là ta, nên luyến ÁI không rời. Lấy giữ chúng sanh làm quyến thuộc, mà THỦ giữ mãi, chấp là có HỮU. Thay đi đổi lại, có vẫn có hoài, thế mới SANH đi sanh lại. Đến TỬ chết rồi không quen chỗ vắng cảnh không, nhớ người, nhớ vật, khổ ý phải nhập thai, luân hồi mãi mãi, chỉ biết có bấy nhiêu, thả trôi theo nguồn dục vọng, mặc cho cái thức nổi chìm.
Có kẻ lại vì quá tham sanh mà nhẫn tâm tàn bạo, đến nổi phải bị khổ điên, tiêu diệt luôn cái THỨC, tử rồi mất luôn. Cũng có kẻ mãi giữ gìn, chấp có cuộc đời: chôn chết cái thức trong trần, đến khi tỉnh ngộ biết ra cái sống chơn thật chủ nhơn, liền chết bỏ cái ta giả dối, chết bỏ cái sở chấp, mà yên lặng nín nghỉ, vào cõi chơn như tịch diệt Niết bàn. Sanh như thế tức là sự sanh sống bằng tinh thần. Tử như vậy là chết bỏ vật chất, của bậc giác ngộ, mới là dứt khổ.
IV.- Thoát luân hồi "ái chúng sanh chung"
IV.- Escape from reincarnation "loving common sentient beings"
Sự luân hồi xoay đi lộn lại, nào biết ai là lớn nhỏ, ai là trước sau, cứ mãi bám níu lấy nhau, lăn tròn chóng mặt. VÔ MINH không biết, lại là trụ cốt. HÀNH ác tức cây căm xe chỉ xuống THỨC, thức mới tiến lên DANH SẮC, LỤC NHẬP, XÚC, THỌ, và ÁI, ái là trên cao, ÁI CHÚNG SANH bình đẳng chơn chánh, thì lên đến trí huệ, vào ở chơn như làm Phật, bay bổng khỏi bánh xe khổ là luân hồi. Còn trái lại nếu ÁI DỤC TÌNH thì ích kỷ độc ác, nặng nề dính chặt, phải rớt lộn trở xuống THỦ HỮU SANH TỬ. Tử rồi còn thức nhập thai sanh danh sắc lục nhập, xúc, thọ, ái trở lại.
Cái vòng khổ ấy, càng vô minh tối tăm, càng hành ác vận chuyển. Chúng sanh như con mọt đeo trụ cốt vô minh, mà phải điên đầu rối óc. Có kẻ níu lấy cây căm hành, mà phải bị rớt té chơi vơi, lộn ruột. Người mà ôm chặt vành xe, là thức, danh sắc, lục nhập, ái, thủ, hữu, sanh, tử, thì phải bị chết dẹp tan hình; ấy là kẻ mãi sanh, sanh tội ác, khi chết rồi lại diệt, diệt tiêu.
Vậy ta nên nhớ rằng: ÁI CHÚNG SANH là hành thiện đến trí huệ vào chơn như, ngôi giác mãn, sống đời đời không khổ. Còn ÁI TÌNH DỤC, vạy tà là hành ác đến vô minh, vào vọng động, hạng si mê, chết tiêu diệt chẳng chút vui.
V.- Bánh xe luân hồiThe reincarnation wheel  
Thật vậy nếu lấy trí huệ làm trụ cốt, hành thiện làm căm xe, chơn như làm vành bánh, thì tức là bánh xe pháp. Chúng sanh sẽ được cỡi phía trên, sáng chói vui chơi bay nhẹ. Hơn là lấy vô minh làm trụ cốt hành ác làm căm xe, vọng làm vành bánh, mà phải chịu thảm hình.
Trong bánh xe vô minh luân hồi, phải chịu tám khổ lớn: sanh, già, bệnh, chết, cầu muốn không được, thương yêu xa lìa, thù ghét gặp gỡ, ngũ uẩn thạnh hành… cả muôn điều khổ.
Còn trong bánh xe trí huệ Niết bàn, lại có tám đạo: thấy chánh, suy gẫm chánh, nói chánh, làm chánh, nuôi sống chánh, siêng năng chánh, niệm tưởng chánh, yên định chánh, thảy hưởng toàn vui.
Vô minh ví như cuồng dây rối, càng cựa quậy, càng trói buộc mình, chẳng biết đầu đuôi. Trí huệ như gươm huơi cắt đứt chỉ mành, đuôi đầu đều rã đoạn. Trí huệ là đứng ngừng nín nghỉ, thanh nhàn an tịnh. Vô minh là chạy nhảy, nói làm cấu trược ồn ào, mệt nhọc không công. Suốt trọn đời quây múa giễu trò, khi đến chết còn mê muội sợ sệt, dầu tỉnh ra cũng đã trể rồi, mong cầu kiếp khác, chưa biết ra sao!
        Thế mới biết rằng: Trần thế khói bụi mịt mờ, gió mưa lạnh lẽo, khổ chịu tự mình, khó than cùng chồng vợ, cha con, quyến thuộc, có miệng mà chẳng kêu cứu được với ai ai.
VI.-Nhân duyên giác ngộ và nhân duyên thọ khổThe Cause of Enlightenment and the Cause of Suffering
         Một đứa trẻ con ở trong bụng mẹ VÔ MINH, bị các sự HÀNH động bên ngoài, mà sanh thức biết.; A child in the mother's womb Ignorant, being aware of by external ACTIONS.; Có thức mới tượng thành Danh-sắc, có danh sắc mới biến thành Lục-nhập mà sanh ra ngoài.; There is a new consciousness that becomes a name-and-form, a new name-and-form that turns into a six-entry that is born out.; Lần lần ba tuổi có XÚC, lớn lên sáu tuổi có THỌ CẢM, mười hai tuổi mới có ÁI.; At the age of three, there is EMOTION, at the age of six, there is Emotion, at the age of twelve, there is LOVE.;  Ái của người nhỏ là trong sạch chơn chánh.; The love of a small person is pure and true.;  Mười hai tuổi biết thương gia đình.; Twelve years old knows how to love family.Ba mươi tuổi, biết thương xã hội.; Thirty years old, know how to love society.; Bốn mươi tám tuổi biết thương cả chúng sanh.Forty-eight years old knows how to love all sentient beings.; Ái tình quí báu cao thượng ấy, mà nảy nở đúng như vậy, tức là bác ái đại đồng, và từ bi vô lượng sẽ thành Phật.; That noble and precious love, if it blooms just like that, means universal love, and immeasurable compassion will become a Buddha. ☑
       Người là lòng thương yêu gia đình. Trời là lòng thương yêu xã hội. Phật là lòng thương xót cả chúng sanh. Các bậc ấy thảy quên mình mà biết cho kẻ khác, nên muôn loại thảy kính vì. Trái lại vì lòng tư kỷ, tham vui mê muội, gây ái tình nhục dục, tức là đi xuống hố si ngây, đem mình chôn sâu trong địa ngục hắc ám, để chịu sự đau khổ không ngừng, lần hồi diệt tận, khó nỗi ngồi yên. Thế mới biết rằng: chữ ái là quí báu nhứt, mà cũng độc hại nhứt của chúng sanh.
Từ vô minh đến tử, là con đường tấn hóa, từ địa ngục đến Niết bàn: từ khi chưa có, đến có vĩnh viễn, hay cũng là con đường bị cắt đứt giữa chừng, chúng sanh vừa tấn hóa, lại phải bị thụt lùi tan hoại. Sự cắt đứt ấy là lưỡi gươm ái hay gọi suối vàng, là chỗ chôn người. Cũng gọi chữ ái là tòa sen, hay cụm mây, chiếc xe, đưa chúng sanh mau về cõi Phật.
Từ vô minh đến hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, là nữa chặng đường, nơi ấy chia hai nẻo:
a.- Ái chúng sanh, từ bi, bác ái, là đi tới thủ lấy, lấy sự thiện giúp đời; hữu có ích lợi, cho chúng sanh tấn hóa. Sanh sanh nảy các pháp môn phương tiện của trí huệ độ người. Sau rốt đến tử là nhập diệt, chơn như, Niết bàn, hưu trí, tồn tại.
b.- Ái tình dục thì quẹo bên trái, mà đến thủ là lấy, lấy sự ác, hữu là có, có cái nghiệp vô ích tội lỗi. Sanh là sanh mưu sâu kế độc, quả báu dẫy đầy, đến nổi khi tử chết, phải khổ điên cùng tiêu diệt.
Vậy muốn dứt luân hồi khổ hắc ám, thì chúng ta phải học, tầm tòi quán xét cho rõ nhơn duyên, dùng trí huệ ấy cắt đứt ái dục tình, đi ngay nẻo phải, xua ánh sáng, dẹp bóng vô minh, phá tan hành ác; để cho cái thức được tỉnh táo, đi theo bát chánh đạo hưởng yên vui thiệt thọ.
Trí huệ thì hành thiện, thức thiện, danh sắc thiện, lục nhập thiện, xúc thiện, thọ thiện, ái thiện, thủ thiện, hữu thiện, sanh thiện, tử thiện là Niết bàn.
Còn vô minh là hành ác, thức ác, danh sắc ác, lục nhập ác, xúc ác, thọ ác, ái ác, thủ ác, hữu ác, sanh ác, tử ác là luân hồi hay tiêu diệt.
Khởi đầu tại vô minh hay trí huệ, rồi thì nó kéo dài mãi mãi, một trong hai đường. Vậy trí huệ là sự hiểu trắng, sáng suốt. Trí huệ thì không có hành, không hành đâu có thức, không thức đâu có danh sắc, không danh sắc đâu có lục nhập, không lục nhập đâu có xúc, không xúc đâu có thọ, không thọ đâu có ái, không ái đâu có thủ, không có thủ đâu có hữu, không hữu đâu có sanh, không sanh đâu có tử, không tử đâu có vô minh luân hồi khổ.
Lại nữa chúng sanh từ khi đã có biết rồi, vì sợ tử mới tham sanh, muốn sanh phải chấp hữu, giữ hữu là phải thủ, lấy thủ là phải ái, muốn ái phải thọ, muốn thọ phải xúc, muốn xúc phải lục nhập, muốn lục nhập phải nương danh sắc, muốn có danh sắc phải tập thức, muốn có thức phải hành, muốn có hành phải vô minh, giả bộ mắt ngơ tai điếc, làm tuồng ngu dại dốt nát ngây khờ, không cần đen trắng miễn sống tạm qua ngày, no bụng sướng miệng thì thôi, chẳng phân chia phải quấy, làm như sâu mọt đục phá cây trần.
Mười hai nhơn duyên do sự tập lần mà có, nên gọi là nhơn duyên tập, tự nơi sự tấn hóa của mỗi người; kẻ bắt dưới đi lên, người bắt đầu trên đi xuống. Mười hai nhơn duyên ấy tức là một cái vòng tròn, hay cũng là một con đường dài đến Niết bàn, hay đến địa ngục cũng gọi chiếc thang mười hai nấc, để lên lầu cao, hay xuống hố thẳm, là sự còn mất, khổ vui của chúng sanh.
VII.- Trí huệ giải thoát : nhân duyên khổ; Liberating wisdom: karmic suffering:
Mười hai nhơn duyên, cũng ví như một đám rừng có mười hai cửa, như một bánh xe có mười hai cây căm, động một cây là động tất cả, vào một cửa là vào trọn trong rừng. Trong một nhơn duyên, sẵn chứa mười một nhơn duyên khác, dính nhau như dây xích liên hoàn, chúng sanh vừa chạm phải một mắc, là đã bị quấn đeo. Thật vậy, chúng sanh khi đã vướng vào, thì mãi quanh quẩn xoay tròn chóng mặt không biết phương nào giải thoát, vĩnh kiếp không ngừng. Nhưng nếu may, mà nhờ sự biết thương yêu nhau, trong cảnh cùng khổ, đồng thời chung hiệp cùng nhau tìm xét học hỏi mới cắt đứt được xích xiềng, khai vẹt cửa ngục, thoát ra khỏi chết.
Mười hai nhơn duyên tức là mười hai đạo, để tới Địa ngục, hoặc đến Thiên đường, hay vào trong cõi Phật. Cũng là mười hai địa ngục (ác), mười hai thiên đường (thiện), hay mười hai cõi Phật (huệ). Mười hai nhơn duyên của chúng sanh, tức là mười hai chứng bịnh, tật xấu, tánh mê, mà cũng do đó, mới có mười hai thứ thuốc hay, nết tốt, tánh giác.
Chúng ta ai cũng có riêng một sở chấp, thói quen, trong mười hai nhơn duyên ấy. Vậy nên chúng ta muốn hết khổ luân hồi, thì tùy sự xét thấy mình ở cửa nào, hãy lui ra khỏi cửa đó, quay đầu lại là xong, chớ đừng mãi đi tới, và luồng tuông, để chịu khốn họa. Nắm lấy mười hai nhơn duyên đi tới, thì càng vọng động khổ sở, bằng buông tháo trở lại, thì càng chơn như vui sướng, miễn giác ngộ là thấy được đường.
Thế mới biết rằng: Trí huệ là lưỡi gươm thần huơi múa phân tách ra và gom hiệp lại, để cắt đứt tuyệt các pháp khổ sầu, diệt trừ phiền não. Trí huệ cũng là lửa sáng, dẹp tan bóng tối vô minh cùng thiêu đốt cả cỏ, cây, người, thú, ma, trời, địa ngục. Cũng như chiếc cầu cao đưa ta qua biển ái, như cặp cánh để ta bay khỏi chuồng lồng, như đám mưa dẹp tan cát bụi, như chiếc bè vớt kẻ chìm sâu, như mái nhà che ta mưa nắng.
Trí huệ là bến bờ giác, cũng tức là cặp mắt sáng, của cuộc đi đường dài, cũng là mặt trời, mặt trăng của muôn loại, không có nó muôn loài khó sống; cái sống mà ai cũng muốn hết. Chính Niết bàn mới là cái sống chơn như, chắc thiệt, vĩnh viễn mà thôi, cái sống ấy như hột sen khô, cất để đời đời, khác hơn cái sống của chúng sanh, là hột còn non nớt. Có khi vì cảnh quá khổ điên của địa ngục dốt nát vô minh, mà hư rã như hột sình thúi; chớ như cái thân vỏ mộng này, còn mất có tiếc chi; người trí dùng nó, để che tạm cho cái hột kia mau già cứng vậy.
Cái chết ai cũng sợ, nhưng thân chết không có mất, chớ cái biết chết là mất luôn, vậy cái biết của ta phải cho già cứng, đừng để non thúi sâu ăn. Cái khổ là con sâu, ác gian là chất thúi. Cái biết, cái sống, ta phải nuôi nó vĩnh viễn trường tồn, để sống một cách yên vui bình tĩnh.
VIII.- Nhơn loại tiến hóa: Nhân Duyên; Humanity evolved: Causes and Conditions:
1. Vô minh là địa ngục, tứ đại mới hiệp thành, cho đến khi một tuổi (chưa có biết sáng).
2. Hành là ngạ quỉ, cây cỏ, từ một tới sáu tuổi (Chỉ có cảm thọ đói khát tham lam).
3. Thức là súc sanh, thú vật, từ sáu tuổi tới mười hai tuổi (chỉ có tư tưởng hơn thua sân giận).
4. Danh sắc là A-tu-la, ác thần, từ 12 tới 18 tuổi (chỉ có hành ác si mê).
5. Lục nhập là Nhơn, Người, từ 18 tới 24 tuổi (có hành thiện lòng nhơn).
6. Xúc là Thiên, Trời, từ 24 tới 30 tuổi (có trí hóa biết điều thiện cảm xúc).
7. Thọ là Nhập lưu, Tu-đà-hườn, từ 30 tới 36 tuổi (cư sĩ biết ưa đạo).
8. Ái là Nhứt vãng lai, Tư-đà-hàm, từ 36 tới 42 tuổi (có lòng từ bi thương xót chúng sanh).
9. Thủ là Bất lai, A-na-hàm, từ 42 tới 48 tuổi (nắm giữ đạo không lìa, xuất gia giải thoát).
10. Hữu là Vô sanh, A-la-hán, từ 48 tới 54 tuổi (có cái sống chắc thật).
11. Sanh là Duyên giác, Bích-chi, từ 54 tới 60 tuổi (sanh trí huệ, các pháp giác ngộ nơi thanh tịnh).
12. Tử là Bồ tát, Giác tha, từ 60 tới 66 tuổi (chết bỏ ta mà lo cho người).
Và từ 66 tới 72 là Như Lai (hưu trí, nín nghỉ, trở lại chơn như).
Qua khỏi 72 là Niết bàn trọn vẹn (chết bỏ đạo đời tắt nghỉ trọn vẹn). Đó là nhơn duyên tấn hóa từng trình độ pháp, theo tuổi của người, ai sống y như thế, tức là tu, sẽ đắc đạo, kết quả trong kiếp một không sai. Muốn biết rõ cách tu của từng hạng bực ấy, ta cần học giới luật, vì giới luật là chỗ ở của tất cả chúng sanh; mà nơi bài này, ta cần phải biết nguồn gốc chúng sanh là do nhơn duyên tập trước đã! Quan hệ nhứt là chữ ái chia tẽ hai đường: Người đứng trên chữ ái là chư Phật, kẻ nằm dưới chữ ái là chúng sanh. Điều đó đáng cho chúng ta thận trọng!
IX.- Các nhân quả: nghiệp báo ứng
IX.- The cause and effect: karma retribution
1. Vô minh + Hành: là nhơn quá khứ.
2. Thức + danh sắc + lục nhập: là quả hiện tại.
3. Xúc + thọ + ái + thủ + hữu: là nhơn hiện tại.
4. Sanh + tử: là quả vị lai.

Chúng sanh bởi từ kiếp trước vô minh, hành ác, gây nhơn, nên mới phải nhập thai sanh thức, danh sắc, lục nhập là kết quả hiện tại, mới có thân hình.;
 Beings from previous lives are ignorant, do evil deeds, cause causes, so they have to enter pregnancy, birth consciousness, name-and-form, six-entry are the present results, to have a new body.
Bởi có thân hình, mới có xúc, thọ, ái, thủ, hữu; là gây nhơn hiện tại, để chịu sanh tử đời sau, là quả vị lai khổ não.; Because there is a body, there is contact, feeling, craving, grasping, and being; is to cause the present, to suffer birth and death in the next life, to be the result of future suffering.; Vậy muốn không quả vị lai: sanh, tử, khổ, thì đừng có nhơn hiện tại: xúc, thọ, ái, thủ, hữu.; So, if you want to have no results in the future: birth, death, and suffering, you should not have the present causes: contact, feeling, craving, clinging, and becoming.
Muốn không nhơn hiện tại: thì phải không quả hiện tại: thức, danh sắc, lục nhập.
Muốn không quả hiện tại, thì phải dứt trừ nhơn quá khứ, vô minh, hành.
Đã là nhơn quá khứ qua rồi, thì đâu có trừ dứt gì được, âu là chúng ta hôm nay, muốn sau này không còn khổ của sanh tử, thì phải ráng mở mang trí huệ, để trừ vô minh. Tập hành thiện, để dứt bỏ hành ác, thì vòng luân hồi mới được sáng trưng, ngừng nghỉ là Niết bàn, và không còn tám vạn khổ, mà hưởng được tám vạn đạo yên vui, giác ngộ chơn như không còn sanh tử tức là Phật.
"Chơn-đạo" là do cái tâm "giác ngộ", bỏ các điều xấu lỗi lầm! (trang 64); "True-way" is due to the mind "enlightenment", giving up the bad things wrong! (page 64); Diệt dứt luân hồi, thì khổ sẽ hết.; When samsara ceases, suffering will end.; Tổ sư: Minh Đăng Quang; PartriarchMinh Dang Quang
VOCA. destiny (audio NAmE.) / 'destəni:/n. nhân-duyên, định mệnh; Noun; the events that will necessarily happen to a particular person or thing in the future.; Danh từ; các sự kiện nhất thiết sẽ xảy ra với một người hoặc một vật cụ thể trong tương lai.; Ex.: She was unable to control her own destiny.; Ví dụ: Cô ấy không thể kiểm soát vận mệnh của chính mình.
Hai câu thơ đầu tiên, mà tôi từng học thuộc, đó là hai câu thơ của Phạm Công Thiện: Về đâu thương những con đường... "Loanh quanh" phố cũ, nghe buồn hè xưa.; The first two verses, which I have memorized, are two verses of Pham Cong Thien: Where do you love the roads... "Going around" the old street, listening to the old summer's sadness.; Note: Điều nầy có nghĩa là hai từ vựng: lê thê, có nghĩa là "kéo dài"...; This means two words: long, meaning "extend"...; Vâng, Phạm Công Thiện đã dùng từ: dài..."lê thê"  (nguyên-văn bản); Yes, Pham Cong Thien used the word: long..."le the"  (original-text); "The long old street" or "The old long street" (LINK: Vị trí tính từ trong tiếng Anh; Adjective position in English)
Hiện tượng thiền định: "xuất-hồn"?
Meditation phenomenon: "soul-out-of-body"?
a. Ngồi tọa thiền: đã ngủ quên!; Sitting in meditation: fell asleep!; Bỗng thấy chính mình đang tọa thiền.; Suddenly I found myself meditating.; Vì sau khi đã thức giấc, quả nhiên: "tôi nhận ra là đang tọa thiền".; Because after waking up, indeed: "I realized that I was in zazen". (Sau 3 lần như vậy!; After 3 times like that!; Sau đó, tôi đã ngủ ngon và thức giấc: mới biết là đang ngồi giữa bốn bức tường. Nơi 62 Vũ Bảo, tôi đã thấy...những người chung quanh gần nhà. Họ đang nằm ngủ.; Then I slept well and woke up: I found myself sitting between four walls. At 62 Vu Bao, I saw... people around near my house. They are sleeping.)
b. Trạng thái lơ mơ, chưa ngủ quên, cái thấy của tôi, nó đang ở nóc chùa Bảo Lâm: nhìn xuống.; The state of lethargy, not oversleeping, my vision, it is on the roof of Bao Lam pagoda: looking down.; Thấy bàn thờ Phật, xa xa, thấy nơi tôi đang nằm.; See the Buddha altar, far away, see where I am lying.; Cái thấy từ trên mái ngói (ra ngoài khuôn viên nơi chánh điện) thấy cảnh vật xa xa.; The view from the roof tile (outside the campus where the main hall) see the distant scenery.; Cái biết của tôi, từ nơi thấy ấy: dần dần nhập vào cái thân xác, trên chiếc giường nhỏ dành cho khách.; My knowing, from that place of seeing: gradually entering the body, on the small bed for guests.
c. Ngày hôm sau, buổi tối, thời thôn quê còn dùng đèn dầu chưa có điện.; The next day, at night, in the countryside, oil lamps were still used without electricity.; Tôi đang lắng nghe mẹ tâm sự...,bỗng nghe tiếng lục lạc.; I was listening to my mother confide..., suddenly heard a rattle.; Tôi thấy nơi cửa sổ: một cái bóng trắng.; I see in the window: a white shadow.; Mẹ phát hiện, đôi mắt tôi nhìn chằm chằm ra phía cửa sổ.; Mom noticed, my eyes were fixed on the window.; Bà quay lưng nhìn ra cửa sổ.; She turned to look out the window.
____ Ơi trời! Gì vậy: mầy?; Oh my gosh! What is it: you?
Câu nói của Mẹ, như mất hồn và hồi hộp.; Mother's words, like lost soul and suspense.; Bà bưng vội cái đèn dầu, bước ra cửa đi ra ngoài sân. Nhưng tới cửa bà quay lại. Và bình tĩnh: bà kể lại những chuyện bà thấy năm xưa. Vào lúc "tôi mới sinh ra, ba ngày mà không khóc"...; She quickly picked up the kerosene lamp and walked out the door to the yard. But at the door she turned. And calmly: she recounted what she had seen in the past. At "I was born, three days without crying"...
...Thơ: Huyến sông Côn
Đêm nay có kẻ "bỏ xác thoát hồn" ra đi!
Dẫu sao cũng đã hưởng rồi tiếc chi?
Ừ !...cứ thế, nghĩ đi và lập lại...
Ta tự ru mình, giữa rừng thiêng nước độc.
Đốt rừng, phá núi: đào bật từng gốc cây khô.
Hứng chút sương gieo lộc trời ban: nồng ấm!
Nhìn trăng! dần quên, chẳng thấm nổi phong ba.
Theo nhịp kéo "cưa", rừng rung cây lá bạc,
Mía bên sông ngọt lịm, chỉ vài lần.
Hát lời ru thượng nguồn reo nước chảy.
Dãy sơn hà...nào thay đổi mãi: chưa xong?
Đèn nào chong, ta ghé thăm:...hãy tắt!
Từng lá thư tình nghiêm ngặt, 
Xin kính trình gởi trại thăm nuôi.
Ai có đọc: ngậm ngùi thương nhỏ giọt!
Chim nào tắt tiếng hót...bên tai,
Ta từng buổi đêm dài vương sầu nhớ!
Những bài thơ, lưu nhật ký: nợ duyên ơi!
*&*
Hãy góp ý thành lời,...quyền lợi dành ai?
Đời còn dài, tương lai là ruộng rẫy,
Bỏ thành đô, ta ra trại:..mưu sinh.
Nếu còn lưu chút tình: kẻ nhẫn tâm chưa mất!
Ta đoàn viên gặp lại:..hay sẽ ra đi!
Vì nghiệp quả, vận thì không hối tiếc,
Tấm thân gầy, từng buổi độn mì, rau!
Dọc ven sông cây nấm ngọt: hái dần.
Lạnh lùng lắm, nằm co ro trên sạp,
Thanh lồ-ô đan lại...sửa bao lần,
Cất mười nhà, ta kéo sợi dây mây.
Em có biết! Mai nầy...là "bộ lạc",
Ta sẽ chung vui, cùng gió mát trăng thanh.
Túp lều tranh, vườn xanh đầy hoa trái.
Đời còn dài, sao nỡ "bỏ người đi"?
*&*
Mùa lũ nước về, dâng nước biếc,
Ta bao lần...là kẻ "gội rửa" tắm sau cùng:
"Từng con số đếm người:...dạ thưa đủ!
Một ngàn hai trăm sáu tư: nhân sự..."
Chẳng ai ngắm, chỉ trăng nhìn ta lưu lạc.
Hát nữa đi hương: con đường tình sẽ trả.
Gỗ quý đem về, giá treo thượng nguồn,
Dân chợ đen mua...không uổng công nầy!
Và hãy kéo dây về: đèn bật sáng,
Quây máy nổ: đêm hè...vui tiếng hát: 
Tù nhân mù quáng phạt tù nhân,
Lệnh nầy sai trái: gây thù oán nhau.
Đêm xử tội...roi mây nầy cứ đánh,
Tôi nằm xuống đây chịu phạt...; 
Vì không thể nào đánh phạm nhân "trốn trại"!
Đã bao lần...ngàn roi nào cộng lại?
Hãy cho con...được tái lai sanh,
Ừ cứ thế! Cam đành thôi rơi lệ...
Ba roi nầy: ta nhận phần ta,
Võ Lành về phép,...biệt xa ngàn trùng khơi.
Hỏi rằng: "trách nhiệm phần ai"?
Đã gây "oan trái" thân nầy: cưu mang.
Báng súng giơ lên!...Bàng hoàng...
Ta đọc thuộc mười câu "nội quy vi phạm"! 
Nếu không thuộc: thôi rồi thân với xác.
*&*
Chiếc cầu ván, dây treo, kéo "dạt": qua đây!
À ...! Nơi nầy thưa trưởng trại...xem hình.
Chúng tôi nghỉ: bên cầu hát bài ca "Xuống đường"
Từng công diễn...nơi phố xưa Trung Hiếu,
Khóm trưởng thôn Hiếu Đức chịu và hay!
Hồn nào bay bỗng, đêm nay...nhé!
Tiếng thét gào: "Á ma...quớ ma...á ma"; á, á ...ma. (2)
Một dãy dài năm chục mét...trại nữ thét: vang trời!
Ta chợt bừng tỉnh giấc nồng còn say đắm!
Hãy kêu ngay! Bác Thắm...ngắm xa xa,
Hắn bò chi dưới sạp trại lạ kỳ,
Nghe cho thấu:...em nào mưu toan trốn trại?
Thằng Quân phen nầy, lại hú vía:
Vì sẽ tăng thêm sáu tháng.
Kẻ "ngậm sương phai"?; độc nào ta cũng hái!
Con rắn cắn sưng vù: ta hóa giải.
Mật cóc chết ! Ơi vô phương cứu chữa.
Đốt lửa tàn...ta ngửa mặt "sói tru":
Một con nhạn la đà say đất bắc,
Mà trời nam* cứ thắc thỏm vọng nhìn.
Hãy thắp sáng, niềm tin: nơi tăm tối.
Ta thổi tắt đèn..."kêu nó dậy"! Huyến sông Côn.
HUYẾN SÔNG CÔN 
Chú thích: ...cán bộ quản lý an ninh và nữ phạm nhân họ yêu nhau. Riêng học trò "tôn trọng" và mong họ sau nầy: thành cặp đôi hạnh phúc. Nếu ngày thành hôn, mời tôi. Tôi hứa sẽ tham dự ! 
Liên kết: Tham khảo đề tài liên quan: Chơn Lý số 7 Sanh và Tử.; Link: Refer to related topics: Truth number 7 Birth and Death.