Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam
Vietnamese Mendicant Buddhism
Hệ phái: Khất sĩ; Sect: Mendicant
*&*
Đề tài: giảng luận số 33 (ba mươi ba)
Subject: lecture number 33 (thirty-three)
Trường Đạo Đức; School of Ethics
Tác giả: MINH ĐĂNG QUANG
Author: MINH DANG QUANG
&&
Theo phiên bản, xuất bản năm 1993; By version, published in 1993; Hiệu chỉnh và dịch sang Anh ngữ, học trò nầy: tự học tiếng Anh-LÊ ĐỨC HUYẾN; Editing and translating into English, this student: self-study English-LE DUC HUYEN; (Trang 517; Page 532);( Tham khảo: Ethics
Luận Lý Trung Đạo; Middle Way Logic
Mối tương quan giữa tu và học,
Như giữ gìn viên ngọc: sáng, trong!
The relationship between practice and study,
Like preserving the jewel: bright, clear!
Học ít, tu nhiều: chắc lọc,
Tinh hoa mong đợi, như thóc tựu thành.
Learn less, practice more: definitely filter,
The quintessence expected, like the grain of accomplishment.
Hạt Giống ngũ cốc, thiện lành: tốt,
Tu mà không học, như dốt, vậy!
Grain Seed, auspicious: good,
Cultivate without learning, like stupid, so!
Học bao nhiêu, mới đong đầy?
Tu đâu, học đó, bậc Thầy: trang nghiêm.
How much learning, new full?
Where to practice, to learn, Master: dignified.
Bậc Thầy, gặp thì im lặng: hiểu,
Khác học trò, chú-tiểu: cãi nhau.
Master, when you meet, be silent: understand,
Different students, uncle-small: quarrel.
Hôm nay: tu, học mai sau,
Sẽ hoàn thiện, tiến hóa mau:...trung đạo.
Today: practice, learn tomorrow,
Will perfect, evolve quickly: ... middle path.
Cư sĩ: TÂM ĐĂNG, ngày 10-4-2023; Layman: TAM DANG, April 10, 2023
GHI CHÚ: chữ "cải" và "cãi vả": là cả hai đều đúng, trong cách dùng từ, như tranh cãi (dấu-ngã)...và cải vã (dấu hỏi).; in word usage, such as arguing (tilde)...and quarreling (question mark).; Vì tuân theo quy luật của sóng âm: huyền, sắc, nặng, hỏi và ngã...là một trật tự về sóng âm từ vựng học ...cách phát âm đúng quy luật sóng âm.
Trong nguyên lý vận hành của vạn vật, chúng sanh và các pháp, lý lẽ tốc độ trung bình.; In the operating principle of all things, sentient beings and dharmas, the average speed argument.; Tốc độ của vận cuộc thời gian, là một quá trình, từ xuất phát cho đến đích.; The speed of the destiny of time, is a process, from starting to finishing.; Dù là nhanh hay đi chậm, thì bài toán trung bình là tiến-độ cho mọi việc làm.; Whether it's fast or slow, the average problem is the progress-template for all jobs.; Đó là con đường của trung đạo là giải thoát vậy!; That is the way of the middle way to liberation!; Hay con người chính là kẻ "giải phóng: chính mình" về mọi vướng mắc...mâu thuẫn nhau.; Or man is the one who "liberates: himself" about all entanglements... contradictions.; Chúng ta lại đề cập đến: giải thoát là gì?; We mention again: what is liberation? ☑
Sự thật nơi cuộc đời kia, cũng là vậy!; The truth in the other life is the same!; Giải thoát nghèo hèn là đến với giàu sang, từ vô sản đến hữu sản, từ vô thần đến hữu thần là con đường của tiến hóa.; Liberation from poverty is to wealth, from proletariat to property, from atheist to theist is the way of evolution.; Mà sự thật, cái cốt lõi bên trong của luận lý về chơn lý: Đời Đạo-Đức là từ ác, tiến lên thiện và tiến đến giải thoát.; In fact, the inner core of the logic of truth: The Moral-Ethical life is from evil, to good, and to liberation.; Hay nói cách khác là, giải phóng cái bản ngã bần tiện, vô lương tâm, vô đạo đức của sự sa đọa, và đồi trụy của bản thân! Chúng sanh nhờ có tu, mà tránh tệ nạn: vi phạm đạo đức. Hành vi phạm pháp luật, bị luật pháp đào thải, đó tức là trừng trị kẻ ác, ủng hộ thiện lành. Vậy, tương quan giữa người có tội và luật pháp là gì?; Nếu luật pháp mà sinh ra người có tội, thì luật pháp ấy, thật là lý luận ngược đời, và lạm dụng quyền của pháp luật! Một đàng là dùng "lý luận để bào chữa cho hành vi" và một đàng là luận lý. Tức là bài học giáo lý của các tôn giáo thì được gọi là luận lý!; Chơn lý là công lý, và có thể nói, rằng:; Truth is justice, and it can be said that:
Mọi người bình đẳng với luật-giới,
Everyone is equal to the precepts,
Do người tội, pháp luật thành lời.
By sinners, the law becomes the word.
Ấy là phương pháp cứu độ đời,
This is the way to save lives.; Ủng hộ người thiện khắp nơi nơi,; Support good people everywhere,; Trị phạt người ác; ơi Công Lý!; Punish the wicked; Oh Justice!
Còn nữa: "mạnh được yếu thua" [.?.] là luận lý của người thiện là số đông nhiều, tất nhiên là mạnh, còn người ác ít là bị thua! Một quy luật của đa số thắng thiểu số, mà hỡi ơi! Nơi nào, người ác tâm, vô đạo, thì nhiều, ấy cũng chỉ là một cảnh ngộ của số ít nơi nào đó. Vì là, đâu phải tất cả mọi nơi đều là như thế!; Trong mưu cầu về hạnh phúc, chúng ta không may mắn vì không có quyền: chọn nơi để sinh ra. Bởi vậy cho nên: chúng ta có quyền, chọn nơi để sinh sống và được xã hội có luật pháp "bảo vệ" cho chúng ta!; Một nơi nào đó, thoát cảnh nhà tù nhỏ hòa nhập vào nhà tù lớn. Và nơi nào là giải thoát: hoàn toàn mọi gian trá của ác trí thức?
Thuở xưa, có một xóm nọ con trẻ rất đông.; Once upon a time, there was a village with many children.; Cha mẹ chúng nó bởi mắc lo làm ăn nuôi con, nên cũng ít học. Nơi xóm ấy chưa có trường học, vì vậy mà đối với sự học vấn giáo dục chẳng ai được hiểu ra sao. Người lớn thì quanh quẩn trong sự ăn mặc ở bịnh suốt ngày, bỏ mặc cho trẻ con ham chơi chạy giỡn, bắt dế, câu cá, đánh vòng, thêm sự cỡi trâu, hái trái, đánh lộn, phá tán người ta; khiến nên xóm ấy, chẳng bao nhiêu người mà lại như ở trong cái rọ, cùng đường, không còn biết thêm việc ngoài, chi chi ích lợi của mục đích tấn hóa về đạo đức. Đã vậy nào thôi, người ta lại còn hãnh diện mà khoe khoang những cái cổ lệ, phong tục thành kiến của ông bà xưa, hồi lớp toại nhân, vượn khỉ mới tập nên người.
Người ta cho đó là trung thành với các bậc tiền bối trò cũ và thầy xưa, họ giữ lấy mãi một bài học của hồi thuở nhỏ, đành bỏ mặc cho tháng năm đi tới, thể xác đổi thay, họ không cần phân chia ác thiện khổ vui, chết sống cũng như lắm kẻ cất ra được một ngôi chùa thờ riêng tư. Họ cất ra để thờ ông bà riêng của họ, họ làm chủ chùa thờ, chủ Phật Thánh, chủ đất ruộng; đến sau khi chết thì tan hoang hư sập hết, không ích lợi chi cả. Thường ngày thì lại bỏ trống quạnh hiu, không ai tới lui dòm ngó, vì bởi cái nạn bước vào là phải làm tớ, tớ lõm đất, tớ chùa thờ. Đó là nói đến nền đạo đức cao quý của họ.
Đất của nước biển lóng sanh, cây của đất nảy mọc, nước của hơi mưa rưới xuống, cả thảy tứ đại vạn vật trong võ trụ là cái có sẵn tự nhiên do nhơn duyên dời đổi, không ai có hỏi, có xin, không ai mua gì của võ trụ, thế mà lòng tham lam tư kỷ, nó bảo người ta phải làm chủ, phải bán buôn (bán buôn cả chùa thờ), cho rằng là của ta và ta sống mãi, thật là tội lỗi vô cùng. May là đạo đức mà cũng là của tôi, của riêng, mua bán, chủ tớ; chớ nếu sự đời theo tánh cách chợ nhà, thì lại còn phải không biết bao nhiêu điều câu xéo nữa, chớ nào chịu nhận là cõi tạm sống chung tu học, của cái không ta, không của ta trong võ trụ.
Nền cổ giáo của xóm ấy như vậy, cho nên các khối gia đình mạnh ai nấy tư riêng dục lợi, chẳng kể gì nhau. Họ xem họ như những con cưng của ông vũ trụ nào đó, vạn vật là của cải kho tàng riêng của họ, nên mạnh ai nấy lo chụp giựt, giành nhau, bán đất, bán cỏ, bán cây, bán thú, bán người, bán nước, bán lửa, họ bán cả núi sông, thiếu điều là bán luôn võ trụ. Họ chưa nghĩ ra được mục đích của chúng sanh để bước đến sống chung, vui chung, của chung tốt đẹp. Như kìa cỏ cây kia trước mắt họ, thật là cao quí! Họ mãi dày đạp trên cây cỏ, mà họ quên rằng: chơn lý cỏ cây chung sống thật là hay báu hơn những sự tác động tội lỗi dối tham trong lòng họ. Ấy cũng vì bận rộn muốn ham, say mê vật chất mà họ không còn suy nghĩ ra đạo lý chi khác nữa, để cho đến đỗi nhiều phen đổ máu với nhau vô lý, mà họ cũng chưa hề giác ngộ, biết ghê sợ cái tội lỗi của cải! Thét rồi thì họ liều mạng, nhắm mắt ngông ngang, không còn biết kể chi hết, càng khổ họ càng ác hung thêm. Cũng như trong một thế giới vô minh, họ đang sống trong vô minh hãi hùng hăng bạo, bực tức nóng nảy vô cùng. Chẳng khác nào trong giữa ruột địa cầu ngộp kín phát lửa, lửa hơi càng cuộn lộn ngộp tức bốc phừng, càng lâu năm lại càng dữ dội thêm tới mãi, bởi bên ngoài nước mãi lóng trong, đất bùn thêm dẻ đặc càng dày, bít kín hơi lửa bên trong để cho thêm nóng lung, bực ngộp.
Lửa cháy trong hang tối dưới đất ấy tức là sự nóng nảy trong dốt nát dưới vật chất của cải, của cái ta, của người ta nơi xóm đó. Chỗ đó cũng như dưới sự nắng gắt của thời gian khô hạn, càng nóng hạn trên biển cát sa mạc kia, khiến cho nhân vật cỏ cây nơi ấy phải chết hết lần hồi, vì bởi khát khô nóng mệt. Chúng sanh nơi đó họ đang sống trong những phút kinh sợ điếng hồn, xem chừng như đã chết rồi, đang ở cảnh giới ma thiêng nào đâu, không còn biết được sự thật, không tỉnh giác, khác nào những kẻ thức đêm, khổ nhọc quá lâu, tinh thần mất hết, thấy ra như lạ cảnh lạ vật, ngơ ngác, dáo dác của kẻ lạc hồn. Bởi thế nên mới có một ông già, thấy vậy thương xót, bèn đứng ra xây dựng giùm một cái trường học, trong giữa xóm ấy.
Ở tại xóm kia có một ông già, sau sự kinh nghiệm của thời gian, ông đứng ra xây dựng tạm một cái trường học nhỏ, để dạy đạo lý cho thiên hạ. Trước hết ông đem đạo lý ra chỉ dẫn cho bà con, để cho có một số ít kẻ trí thức nương theo. Sau đó ông khuyến khích họ cất lập ra từng lớp ngăn, hàng dãy. Trường sơ học ấy chia ra làm ba lớp: lớp trên, lớp giữa, lớp dưới cho ba hạng trí. Ba lớp đó cách xa rời nhau, từ đầu xóm đến giữa xóm và cuối xóm. Mỗi chặng có một dãy lớp rất nhiều ngăn, để cho ông già, người lớn, trẻ nhỏ, ai ai cũng đều có học. Như vậy đặng tránh cho sự kẻ có học người không, phá khuấy lẫn nhau. Mỗi lớp tức như một tông giáo, để thâu dạy học sanh tín đồ học đạo. Đạo là trường học, tín đồ là học trò. Mục đích học là để cho được sáng suốt hiền lương khỏi khổ, tuy sự vào học hay không là không có quyền ép buộc, nhưng sự dạy học là bao giờ cũng khuyến khích nhân loại tất cả, phải nên đi học để cho xóm làng được trở nên mặt đất tốt đẹp. Trong sự học không phải ở hoài một lớp, mỗi cuối năm là phải có một lần thi chọn, để bước lên lớp trên học thêm nữa. Ba lớp ấy tức là đảng phái của xã hội gia đình, bước lên tín đồ của thế giới, và đến Tăng đồ của cả chúng sanh, gồm cả ba pháp ấy kêu là đạo, hay trường học.
Trong lúc đang cất lớp lập trường là người trong gia đình xã hội đảng phái lãnh phần cất lợp, rộn rịp lăng xăng; người tín đồ của thế giới là đang đi kêu gọi khuyến rủ những kẻ nông công thương sĩ nghệ; còn Tăng chúng thì chưa có, nhưng cũng có một số ít đang tu học trong rừng sâu, hoặc ở nơi xa xứ khác chưa về. Chừng trường cất xong, họ về là sẽ làm thầy giáo dạy lại hai lớp dưới giữa, để cho có được học trò lớp trên, số đông; sau đó là người giám đốc mới đến phần chỉ dạy.
Đó là tam giáo của chúng sanh: Nhơn giáo, Thiên giáo và Phật giáo. Nhơn thiên để đưa về đến Phật. Lớp Phật sẽ dạy cho toàn giác, toàn năng, hoàn toàn đức hạnh, nên danh thi đậu và an vui kết quả.
Những bài học trong trường, chúng sanh không phải học một kiếp một đời, vì phải vừa học vừa tập tu hành. Như thế là kẻ yếu đuối, tối tăm sẽ phải còn sanh đi sanh lại nhiều lần ở nơi một lớp; còn ai hay sáng là họ sẽ bước tới đi mau, hoặc mỗi kiếp lên mỗi lớp, hay hai ba lớp chẳng hạn. Nơi trường học, những ai học giỏi thì yên, ai thi đậu thì vui, cũng giống như người ta sau khi chết rối khổ hay yên vui là do tâm trí của họ, chớ trường đạo lý võ trụ vốn chẳng có nói năng nghe thấy, bênh vực ai cả.
Học đạo lý tức là học cái lẽ sống, con đàng bước lên, mà đối với cổ nhân xưa, hồi thú mới tiến hóa ra là chưa có được. Vì vậy nên gọi tam giáo là ba nấc thang thiện, trên súc sanh trong ngày hôm nay. Có tam giáo mới có tạo ra trẻ nhỏ, người lớn, ông già; ba hạng phân biệt là từ ác đến thiện, đến tu và thành đạo. Như thế nghĩa là đối với chúng sanh nhiều kiếp ác mới tới thiện, nhiều kiếp thiện mới tới tu, và nhiều kiếp tu mới thành đạo. Và sự cao thấp lớn nhỏ của chúng sanh, là những ai sanh ra trước tất sẽ thành đạo trước, hơn người đang tu, kẻ tu là lớn hơn người thiện, người thiện là cao hơn kẻ ác, vì cái ác là cái mới sanh ra sau hơn người ta, đúng theo lẽ chúng sanh tiến ra, là từ trong cái vô minh ác quấy.
Vả lại người với thú là chung một loại lớp giữa, Trời với Phật là một chặn lớp trên, cỏ với cây là một loài lớp dưới. Thú cỏ cây là vô minh hành ác, người Trời Phật là hữu minh hành thiện. Giữa người với thú là cái ngăn ranh thiện ác. Lớp trên, người Trời Phật là tam giáo, có biết đạo đức; lớp dưới, thú cỏ cây là chưa có biết đạo đức, hoặc là đang có đạo đức ít hơn. Bởi người Trời Phật là lớp có học, có dạy bằng đạo đức, nên người ta đã biết lẽ phải rất nhiều, cũng ví như loài người thì không nỡ bắt thú giết hại bán buôn. Trời thì không nỡ đốn cây, xẻ cưa buôn bán. Phật thì không nỡ ngắt nhổ cỏ rau, bán buôn nấu luộc. Sự không bắt giết phá hại, bán buôn ấy là đức của tam giáo. Nền giáo lý từ bi đó kêu là đức dục, dưỡng nuôi đức hạnh, đức hạnh là điều cao quý hơn hết của nhơn giáo và thiên giáo.
Từ khi trường học vừa cất xong các lớp, bài vở còn đang chép soạn bên trong, thì trước cửa trường đã có những học sanh lần lượt rủ nhau kéo tới, la ó rùm beng, tranh nhau chơi giỡn theo tánh đã quen. Chúng nó rất ngơ ngác với cái tiếng học, tên học trò lần thứ nhất. Chẳng bao lâu các thầy giáo cũng tựu hội lần về đều đủ, giờ học gần đến là trẻ nhỏ càng hồi hộp mà giảm bớt sự ăn chơi lần, chúng nó sợ lo ngó chừng giờ khắc, lặng im đứng đợi. trong những đám đó cũng có số ít học trò cũ đã có học từ xa tìm đến để học tập tu thêm, nên có cắp sách tập vở, giấy bài, ra tuồng đã quen thuộc tự nhiên, khiến cho các trò mới nhỏ xem thấy rất ngạc nhiên, nhìn sững. Chính nơi đây các trò mới nhỏ ấy mới thấy mình quê dốt, ngờ nghệch hơn người ta, không còn giữ được tánh cách lanh khôn của nơi ngoài đường như khi trước nữa. Chúng nó thấy ra, rồi đây sẽ sống một cuộc đời mới, sẽ ở trong một thế giới mới lớn đông. Từ đây chúng nó sẽ bỏ đi, xa nhà xứ sở cha mẹ ông bà để đi vào trong trường học, sống chung với tất cả, tâm trí phải không còn được nhỏ hẹp tư riêng, hoặc tự do chơi giỡn như khi xưa nữa được. Từ đây là phận sự mỗi lúc phải giữ gìn, sợ sệt, khép nép, khiêm cung với đủ các bậc hạng. Thật là trường đạo lý mới đối với học sanh mới, rất ngộ nghĩnh vui hay. Kìa có ai thử nhìn xem, có nhiều kẻ sợ lo muốn khóc, đứng nép trốn trong các góc kẹt, như nàng dâu run rẩy; có đứa lại còn hăng hái đua chơi, đánh lộn giành ăn; cũng có đứa đang ngồi học đọc trang nghiêm; cũng có kẻ đi qua lại lui tới chờ giờ, xem ra ham thích lắm; lại cũng có đứa còn nắm tay cha mẹ, quyến luyến bà con không chịu rời buông. Bấy giờ mỗi khắc qua là mỗi quả tim cùng đập mạnh, dầu chúng nó chưa biết phải học cái chi, làm sao, khi lát nữa, chớ chúng nó cũng đã biết rằng khi vào đó rồi thì không còn những sự lo ăn chơi, không còn tranh giành nhau, không còn tự do ác quấy, mê chơi nơi chỗ học, với cái tiếng học. Cái học sẽ đánh đổ cái ăn, cái ác, cái tranh, cái tham, cái chơi, tất cả. Cái học cũng như bức tường, nó cản dừng hết thảy những ngọn gió, thì những lá cây sẽ không còn xao động. Cái tiếng học, nó thắng tất cả sự hơn thua mê muội. Người ngó ngay nơi cái học làm mục đích là sẽ không còn tham sân si chi nữa hết, thế giới tất sẽ bình yên.
Quả đúng y như vậy! Chúng sanh có cái biết là mục đích phải học, có cái linh là mục đích phải tu, có cái sống là mục đích phải chung hiệp. Hiểu ra được ba phép ấy, mà nơi trường đạo lý đây sẽ có đủ dạy, thì đâu còn có chi cái dốt, cái loạn chia rẽ, giết hại nhau được.
Khi tới giờ mở cửa ra, các học sanh trước sau lần lượt vào trường, ghi tên sắp lớp, tất cả ai ai cũng đều có đủ lớp học, không dư nhiều, không ít thiếu, tùy theo trình độ rất vừa, già trẻ bé lớn, chẳng còn ai được lêu lổng ở không bên ngoài, phá tán người ta. Vì bởi lẽ, sự học tập vốn không cùng, dầu bé nhỏ tới đâu, hay ông già cao niên thế mấy, cũng đều có bổn phận học hành tu tập, tới mãi. Hễ ai còn có ăn, còn có sống, thì phận sự trau sửa cõi đời, mặt đất, chúng sanh, ta người, vẫn là còn có thêm hoài; cảnh đời sẽ là càng trang nghiêm tốt đẹp tới mãi.
Từ lúc khởi sự khai trường cho đến học sanh sắp hàng đi vào trong lớp là còn phải những sự lộn xộn, để lựa chọn thầy lớp, học trò; khi đi vào lớp yên xong, thì ngoài sân yên lặng, con dế gáy cũng nghe, gió thổi cỏ rung rinh đều ngó thấy; và cũng bắt đầu từ đó, sẽ được bình yên luôn luôn mãi mãi, là nhờ nơi sự học; có chăm chú nơi cái học, thì mới khỏi phải sắp đặt lo nhiều, vì nhờ ai nấy đã có cái tên học trò rồi.
Học sanh khi mới bước chân vào lớp, thầy giáo đã bảo phải đọc lớn tiếng với nhau rằng: "Đường học quý báu cao trên, trẻ mà không học già đời không nên". Kế đó vào lớp, sắp chỗ ngồi xong, là chúng nó phải đọc thêm nữa rằng: "Giờ chơi đã hết rồi, giờ chơi đã hết rồi, bây giờ phải chăm chỉ học hành. Đường học quý báu cao trên, kẻ mà chưa học già rồi sao nên". Rồi thì kế bắt đầu lo học tập, thầy giáo khởi sự dạy rằng: "Hỡi các em! Các em trước hết muốn làm nên việc chi, thì phải cần hiểu ra mục đích chỗ đến, như vậy là trước nhứt các em phải hiểu ra chơn lý lẽ thật, nguồn gốc căn bổn mục đích của mình mới thấy rõ con đường đi, đi đến chỗ nơi được. Hỡi các em! Trường học nhỏ này sẽ là thay cho cả thế giới lớn lao đại học. Nơi đây sẽ là chỗ ở nhiều đời, nhiều kiếp của các em. Nơi đây sẽ là chỗ thành công hạnh phúc của các em, đúng y theo chơn lý, từ địa vị một học trò để tiến lên một đàn anh, và đến trở nên thầy giáo, sau rốt là giám đốc tổ sư nghỉ việc. Con đàng ấy các em phải cố gắng tự đi, xem nơi thầy gương dạy mà đi, và nương theo các bạn. Trường sơ học này đây tuy rất nhỏ, chớ với sự học của các em, mãn kiếp cũng chẳng hết bài đâu, vì nơi đây có đủ phép dạy để cho nên người, làm Trời, thành Phật đặng. Vả lại với sự học là phải tu một lượt, các em trong một kiếp này giỏi lắm sẽ đi tới Phật là cùng rồi. Các em cũng khỏi cần phải muốn tìm hiểu chi thêm các trường khác cao khỏi hơn lớp trên Phật của trường này nữa. Các em hãy cố gắng cho được toàn giác, toàn năng nơi thế giới này trước đi, rồi sẽ đi tiếp đến khắp cả thế giới trong võ trụ. Các em phải ráng lên để thi đậu quả Niết-bàn an vui trước đã. Quả ấy an là bởi học giỏi, vui là bởi tu nên. Tu học giỏi nên là đạo quả của các em sau này.
Nhưng muốn đến được thật tu học, các em phải cần giữ giới, để răn cấm những tật xấu từ xưa:
1. Không nên sát sanh mạng người, thú cùng cây to hay cỏ nhỏ.
2. Không nên trộm cắp, giựt, mượn không trả của người ta.
3. Không nên dâm dục, lếu quấy nam nữ đực cái với nhau.
4. Không nên nói dối chửi rủa với nhau, hay khoe khoang đâm thọc.
5. Không nên uống rượu cùng tham lam, sân giận, si mê.
Đó là năm giới lớp dưới trước hết, cũng như năm ngón tay trái nơi bàn tay của các em. Còn này là năm hạnh của người mới tập sự lớp giữa và lớp trên:
6. Không ngồi ghế cao, nằm giường rộng, chiếu lớn chỗ xinh đẹp (như vua).
7. Không nghe xem hát múa đờn kèn chỗ yến tiệc vui đông (như quan).
8. Không trang điểm phấn son dầu hoa, áo quần tươi tốt (như người giàu sang).
9. Nên tập nuôi trí, ít ăn, không ăn sái giờ từ quá ngọ tới ngọ mai, phải ăn chay, ngày ăn một bữa.
10. Không nên rớ đến tiền bạc vàng, của quý, đồ trang sức, vì nó làm vọng động hư tâm, và bị thêm trói buộc…
Năm hạnh này cũng như năm ngón tay mặt nơi bàn tay của các em, và các em hằng nhớ, các em hãy thường nên chắp hai bàn tay mười ngón giới hạnh ấy lại khít khao trước ngực (ngang cằm, trên chớn thủy, giữa tâm trí của các em, luôn luôn trong mỗi lúc chớ khá lìa quên).
Đó cũng là mười giới sơ cơ, lớp trên xuất gia của trong trường học. Các em mà tập lần quen được từ lớp dưới năm giới đến lớp giữa tám giới, để đến được lớp trên mười giới và Tứ y pháp khất sĩ, thì sau này khi sự học tu khá cao là sẽ còn tự mình nảy sanh ra hằng muôn ngàn giới pháp tốt đẹp hơn nữa, mới thành đạo. Hễ thân giới trong sạch thì tâm định yên lặng và trí huệ mới sáng suốt. Có giới định huệ mới mong được chơn như chánh giác như tổ sư giám đốc kia đặng, ấy là con đường, chỗ đến của các em trong đời này.
Còn đây là điều tôi cần phải dạy thêm các em nữa. Nơi đây là cõi của chơn lý võ trụ, mặt đất chúng sanh chung. Hôm nay các em đã đang sống chung tu học, thì phải nên nhớ rằng: Đạo là con đường của tất cả chúng sanh, mỗi người tự đi, chớ không có tên đạo gì cả. Giáo là sự dạy học để tu hành, chớ không có phải tôn giáo gì cả. Và phái là sự làm việc giúp ích lợi chung cho nhau, chớ không phải phái gì cả. Vì đối với tất cả chúng sanh, những sự việc, lý lẽ của đạo giáo phái là để sống chung tu học cho được sáng suốt yên lặng và trong sạch mà thôi. Như vậy là lớp trên, lớp giữa, lớp dưới phải biết kính nhường nhau. Mỗi người đều phải biết lớp của mình, ví như trò ở lớp giữa thì phải kính trọng thầy giáo học trò lớp trên để cho có chỗ mai sau mình bước tới; phải thương yêu trở lại học trò lớp dưới, phải dìu dắt chúng nó, vì chúng nó cũng có thể theo kịp được với mình; và phải biết nhớ công ơn các ông thầy xưa cũ, lớp dưới đã qua; dầu mình có cao giỏi đến bực nào, cũng chớ khá khinh chê, bạc ơn các ông thầy xưa cũ! Phải đừng ở một lớp một thầy, phải đi tới với nhiều thầy nhiều lớp, nhưng mỗi lúc thì phải chỉ một lớp, một ông thầy thôi, mới có thể học nên được. Trong sự học cần phải biết rằng tự cao là dốt nát, vì mình tự cao là mình sẽ không còn học thêm, và cũng chẳng ai dám dạy mình nữa, mà chính là mình phải tập khiêm nhượng, mới mong tấn hóa được.
*&*
__________&*&__________