Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023

RTT41. Phật Tánh; Buddha Nature

Đề tài: giảng luận số 41 (bốn mươi mốt)
Subject: lecture number 41 (forty-one)
Phật Tánh; Buddha Nature
Tác giả: MINH ĐĂNG QUANG 
Author: MINH DANG QUANG
&&
(Theo phiên bản, xuất bản năm 1993.; By version, published in 1993.)
Hiệu chỉnh và dịch sang Anh ngữ, học trò nầy - LÊ ĐỨC HUYẾN: tự học tiếng Anh.; Edited and translated into English, this student - LE DUC HUYEN: self-study English- (Trang 624-635; Page 624-635) ☑
Tánh là nguyên lý sanh ra chúng sanh, vạn vật, và các pháp.; Nature is the principle that gives birth to sentient beings, all things, and all dharmas. 
Tánh (thiên nhiên) tức là vũ trụ, không gian trơ lặng.; Nature (nature) means the universe, space is inert. 
Tánh là bản nguyên của tất cả.; Nature is the origin of all. 
Tánh là gốc nguồn của muôn loại.; Nature is the source of all kinds. 
Tánh cũng là bản chất đầu tiên của võ trụ.; Nature is also the first nature of the universe. 
Tánh là họ, vốn, chơn thật của cả thảy, cũng là căn bản của hết thảy.; Their nature, the capital, the truth of all, is also the basis of all. 
      Vũ trụ tự nhiên là tánh, là Chân-Như không "vọng-động", hay là chánh định, cái ấy sanh ra tất cả thế giới vạn vật, chúng sanh các pháp.; The natural universe is the nature, the Truth-Likeness without "vibration", or the right concentration, which gives birth to all the worlds of things, sentient beings, and all dharmas.; Tứ đại địa cầu, đất, nước, lửa, gió, cỏ, cây, thú, người, Trời, Phật, có ra là do Chân-Như võ trụ, ở trong Chân-Như võ trụ.; The four great earths, earth, water, fire, wind, grass, trees, animals, humans, heavens, and Buddhas, were created by the universe of Truth-Likeness, in the universe of Truth-Likeness. 
      Vậy nên tất cả đều có một dòng họ, một tánh, một gốc vốn cội nguồn, nguyên lý, bản chất.So all of them have a lineage, a nature, an origin, the original source, the principle, the nature.; Cả thảy đều ở trong một dòng họ, một tánh, con của một bà mẹ.; All of them belong to one family line, one nature, one mother's children.; Cái chi cũng đang chịu mang ân huệ, cái ích lợi, cái thiện trùm chứa của đức tánh Chân-Như cả: có phải vậy không?; What is also bearing the favor, the benefit, the good covered by the virtue of Truth-Likeness: is that so?; Vâng, Chân-Như là bản tánh của hết thảy, vậy!; Yes, Truth-Likeness is the nature of all, so! 
    Vì thế cho nên, khi xưa đức Thích-ca Mưu-ni cùng chư Phật quá khứ hay cả hiện tại, vị lai, các Ngài sau khi đã giác ngộ, nhận ra cái tánh Chân-Như ấy, các Ngài cho nó là tánh họ của các Ngài, họ của người giác ngộ, Phật tánh, tánh của chư Phật. Tánh ấy Chơn-Như, không vọng-động, trơ lặng không không, chơn thật, nguyên lý, bản chất, gốc vốn, cội nguồn, mà ai ai giác ngộ ra cũng đều trở lại! Nên chư Phật ấy, có gọi tên là Như Lai, trở lại với Chơn-Như.
     Như thế thì tất cả chúng sanh là một họ tánh chơn như, thật tánh; còn các họ tánh sau này là tục tánh, pháp lý của chơn như túa ra vậy. Cũng như tất cả chúng sanh đều có một con đường cái lớn, còn những con đường lối nghệ nghiệp tẻ lạc sau này là chi nhánh tách lạc vọng động ngoằn ngoèo, lẻ tẻ không thật.
      Hiểu nơi Phật tánh tức là hiểu được một món thuốc quý để trau tâm, un đúc thành tâm, dùng nó làm tâm, nuôi cho cái sống, cái giác, cái linh, được thiệt chánh lớn tròn, tốt đẹp quí báu. Tánh là chơn như, tâm là trung tâm trụ cốt. Chư Phật, bậc giác ngộ lấy tánh chơn làm tâm trung, vì vậy mà người ta gọi là Phật có tâm tánh, tâm chơn, hay chơn tâm là Phật. Vì kẻ có được tâm chơn là người giác ngộ, kẻ ấy lời nói, việc làm, ý niệm, đã được chơn như không vọng động, y như võ trụ chơn tánh! Hay là lời nói để đem lại chơn như, việc làm để đem lại chơn như, ý niệm để đem lại chơn như. Cả thảy các pháp là đem lại chơn như, hay từ trong chơn như sanh ra vạn pháp.
       Kìa một nhà sư tham thiền, mỗi cái chi vọng động xảy đến là Ngài tầm sát rốt ráo nguyên lý của nó là chơn tánh. Mỗi pháp nào Ngài cũng thấy rõ tánh gốc của nó là chơn như. Như vậy thì mỗi pháp hiện đến là mỗi chơn như hiện đến, tô đắp tâm thêm to lớn, cứng chắc, tròn trịa, y như tánh chơn võ trụ. Như thế tức là nhà sư ấy lấy cái pháp chơn như, mượn cái tánh võ trụ làm tâm để tạo tâm chơn, hay chơn tâm vĩnh viễn của bậc giác ngộ, Phật. Đó tức là chơn như do vạn pháp.
      Và như sau đó, pháp lý từ trong tâm chơn giáo hóa dạy ra, để dắt dẫn chúng sanh đến với tâm chơn y như mình, nên kêu là vạn pháp do chơn như vậy.
Mỗi cái chơn như của người tu đều có ra là do trí huệ, trí huệ là sự tầm sát tánh chơn của các pháp, mà diệt bỏ giải thoát khỏi các pháp ấy, mới được chơn như. Thế nên gọi là chơn như do trí huệ, trí huệ do chơn như; hay cũng là chơn như do giải thoát, giải thoát do chơn như, mà giải thoát tức là trí huệ. Trí huệ hoàn toàn tức là giải thoát hoàn toàn, chơn như hoàn toàn; còn trí huệ nhỏ hẹp thì giải thoát nhỏ hẹp, chơn như sẽ nhỏ hẹp.
       Khi xưa đức Phật Thích-ca có danh hiệu Mưu-ni, là báu giải thoát, cũng y như thế. Trong khi Ngài giải thoát tất cả các pháp sau sự thấu suốt tánh chơn của nó, tức là Ngài đã chơn như tròn trịa, quý báu như viên ngọc. Viên ngọc chơn như ấy tức là sự giải thoát, có ra do sự giải thoát. Giải thoát là cốt yếu, mà đức Phật ngài lấy sự giải thoát các sở chấp làm trung tâm, nên chúng sanh xưng tặng Ngài là món bửu châu Mưu-ni vô giá, quý báu vô cùng. Chính cái báu giải thoát chơn như là diệt khổ, là sống đời, là linh thiêng, là giác ngộ, là hột giống vĩnh viễn, nên ai ai cũng quý trọng lắm.
      Vậy nên ai cũng muốn thấy nó, thấy bằng cách nó có cho mình, nó ở với mình, mình đạt được. Như thế là thấy tánh thành Phật! Mà thấy tánh là thấy cái chơn như không vọng động, thấy cái giải thoát các pháp, các sở chấp, do sự giác ngộ trí huệ là Phật của mình; chớ chẳng phải thấy bằng nói, nghe, chữ viết, suy gẫm tưởng tượng…
      Bởi thế nên người tu cần phải giác ngộ, hiểu biết chơn tánh võ trụ cho kỹ, để lấy đó trau tâm, tập mình như võ trụ, kết quả như võ trụ. Mà cần phải hiểu biết rằng chơn tánh là do giác ngộ, vọng tánh là bởi mê lầm; vọng tánh là tánh ma, chơn tánh mới phải chư Phật. Mà chơn tánh Phật có ra là do trí huệ giải thoát, có giải thoát mới có thành Phật, gọi giác ngộ được, cũng như có dứt bỏ mới hết mê lầm. Vì trong chơn như thì không còn vọng động nữa, hay là nhờ thấy rõ chơn tánh của các pháp rồi thì không nên sở chấp bên ngoài nữa, đừng mê tríu nó nữa, mới gọi chơn như đặng.
      Vậy thì đời nay, những ai muốn gọi mình là Thích tử thì tất nhiên phải là kẻ giác ngộ, trí huệ, giải thoát xuất gia trọn vẹn cả thân tâm mới được. Vì chỉ có Phật tánh, tánh chơn là phải xuất gia giải thoát trong sạch mà thôi. Từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều, tánh chơn Phật đầy đủ trọn vẹn, tức là sự xuất gia giải thoát trọn vẹn vậy. Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh, tất cả chúng sanh si mê đều có tánh giác, trong mỗi cái mê đều có ngầm chứa sự phản đối giác ngộ, trong mỗi cái vọng đều có chứa cái tương đối là chơn. Câu nói ấy để chỉ rõ ra rằng người tu lúc đầu là nơi các pháp chúng sanh, si mê vọng động mà phải khổ chết. Cũng vì pháp nào cũng khổ chết đó, họ mới giác ngộ thấy ra chơn tánh, giác ngộ nơi mỗi pháp ác tà si mê vọng động mà xa tránh, ghê sợ, dứt bỏ nó để bảo giữ chơn như trơ lặng giải thoát, chớ không phải giữ mãi cái mê vọng, ở hoài trong ấy mà tưởng cái hiểu biết của mình là đã giác chơn Phật rồi để cho khốn lụy.
      Kìa chư Phật giải thoát để nuôi tâm chơn. Đức Thích-ca được chơn như là nhờ giải thoát, thì đời nay có ai tài gì, miệng nói mà được cái giải thoát chơn như rồi đâu?
      Kìa một kẻ té dưới sông hẹp, bởi sợ chết khổ mới trèo lên bờ; có bờ cho nó trèo lên là bởi tại sông hẹp bãi lài, có nấc lội lên; khi lên đến trên rồi là được giải thoát. Từ đó khát nước là uống nước mưa, tắm nước mưa, ở ăn cao ráo trong sạch, khác hơn hồi bị sợ sệt, chết chìm nơi dưới nước sông kia vậy. Kẻ ấy có chăng là khá hơn một người nọ, họ té xuống biển bị trôi giạt giữa vời không đường lên giải thoát, thế mà chưa hay sự khổ chết đến, lại chẳng biết chán sợ lo xa, còn cho rằng mình tắm biển vui chơi, ở mãi, yên ổn, sướng hơn kẻ ở trên bờ kia nữa.
      Sự giác ngộ chơn tánh võ trụ để tu giải thoát, bước lên, dứt bỏ, là giống như kẻ trôi sông hẹp. Còn si mê lầm tưởng mình Phật, ở hoài nơi trói buộc vọng động, tức là như người té biển rộng mênh mông, không ích lợi vào đâu, cũng y như vậy.
      Như thế nghĩa là người tu phải giải thoát, lấy giải thoát làm mục đích, vì có bỏ ma mới trông thành Phật đặng. Cũng như các pháp đều tương đối, ta phải lấy cái chơn bỏ lìa cái vọng, ta phải y như Phật, bỏ lìa chúng sanh mà không nên tiếc nó nữa.
      Bởi đó mà khi xưa có một vị Tỳ-kheo nói chỉ có một họ với ông cha, mới phải là đứa con. Câu nói ấy chỉ rằng Phật tử, Thích tử, Phật tánh, Thích tánh phải là những kẻ xuất gia giải thoát, khất sĩ du tăng, y như Phật Thích-ca mới đặng. Vì chỉ có con là phải nối chí cha, hành vi cử chỉ, lời nói ý niệm, phải giống y như cha mới đúng. Như kìa con họ Lý chẳng có ở bên họ Trần; giống như con Phật, phải ở trong nhà Phật mà không có chen lộn trong nhà Trời, nhà người, hay trong các nhà khác. Cũng như người giải thoát xuất gia chơn như là không bao giờ còn ở trong xã hội, gia đình, các nơi vọng động đặng đâu. Xưa kia các bậc Tỳ-kheo khất sĩ quen tâm chơn như trơ lặng, chẳng bao giờ vào trong nhà thế ở đặng một ngày. Xưa kia những bậc đã thật hành chánh định chơn như mà còn như thế. Các bậc ấy đã khắc kỵ, khác hẳn với cõi đời, không còn một niệm phàm tục, vấy tưởng bà con, mà còn khó được tâm trong sạch thay. Huống hồ gì chúng ta ngày nay, cư gia hữu lậu, đang ở trong miếng đất giới luật 5 giới, 8 giới, 10 giới của nhà Trời, đang làm con Trời, Thiên tánh, họ Trời ở trong nhà Trời, cõi Trời; nếu không giải thoát xuất gia sanh vào trong nhà Phật thọ giới cụ túc Tỳ-kheo làm con Phật, y như Phật, thì làm sao nhập chánh định giác chơn y như Phật, mà lầm là đắc Phật tánh, thành Phật! Như vậy nghĩa là ngó Phật tánh, nhìn Phật tánh, hiểu Phật tánh ở nơi mỗi việc, mỗi chỗ, mỗi người kia, ai cũng hiểu ngó nhìn bên ngoài được dễ dàng hết, chớ còn ngó lại có thấy nơi mình, có thật hành, có được hay không, thì thật là khó lắm. Cũng như người ta sanh ra ở đời nói chuyện Phật, thấy hình Phật thì ai cũng nói thấy được, nhưng khi mình làm Phật thì ít ai muốn chịu làm, vì lẽ không phải dễ dàng như ngó thoáng qua, hay nói suông được. Đời nay lắm kẻ chỉ học giáo pháp Phật Thích-ca mà tưởng lầm mình Phật tử, Thích tử. Cũng y như thế, không phải học Phật là con Phật đâu, chưa phải người đi nghe pháp Phật là đệ tử ruột của Phật rồi đâu. Dầu đức Phật có ban ân khuyến dụ đi nữa chớ người tu là bao giờ cũng phải thấy lại nơi mình, thấy cái Phật tánh của mình, xem lại mình có giống y như Phật chăng rồi sẽ hay, chớ đối với những ông già kỹ càng thận trọng, dày công tu tập lâu đời mà hãy còn sợ sệt lắm, không ai dám vội mở mắt ra, bôn chôn láo táo cả.
      Thật vậy, từ xưa cho đến nay những kẻ Tăng sư chơn đạo, họ chỉ mãi lo tu mà nào có dám nói là thấy mình có cái đắc, cái Phật, cái tánh gì đâu. Khi xưa chư Bồ-tát lớn còn không dám suy tưởng đến quả Phật, chư Thinh Văn, Duyên Giác lại cũng chẳng trông mong, huống chi chúng ta đời nay quá xa lạc.
      Thuở xưa, các vị ấy chỉ biết có cái giới định huệ, giải thoát khất sĩ là đủ rồi, thế mà tốt đẹp hơn chúng ta lắm. Thật vậy, chỉ có kẻ thật hành mới là biết sợ, mà không còn dám nói chơi xem thường nữa, và có hành mới biết ra là không phải giống theo y như cái học.
      Vậy thì Phật tánh là tánh chơn như của võ trụ, bậc giác ngộ nhận ra, lấy giữ làm mình, làm tâm, làm món ăn nuôi sống cái tâm.
      Chúng ta ai ai cũng có thể thật hành giác ngộ được hết, mà điều cần nhứt là phải giải thoát, vì chỉ có giới định huệ cụ túc mới nuôi chơn như cụ túc ấy đặng. Nghĩa là chúng sanh là Phật đã thành, Phật đang thành, và Phật chưa thành, chớ chẳng phải tất cả đều đã là Phật hết rồi, không tu, ngã chấp, khổ chết uổng oan, mà sanh tội nghiệp. Và tốt hơn nên gọi mình là chúng sanh mãi, chắc sẽ được mau tấn hóa, hữu ích, đi trên cao hơn hết.
     Phải như vậy, hột non hột già cũng hột, nhưng cái mất cái còn có giống nhau đâu.
     Sở dĩ chúng sanh cần phải biết đến chơn tánh võ trụ để tập hành theo là vì trong đời chỉ có sự sanh tử là quan trọng hơn hết. Các con đường lối nào, nghệ nghiệp nào có ra là cũng do cái sống trước đã. Có sống mới có tất cả, có sống mới có nói làm lo nghĩ, lo ăn, sắm mặc, tạo chỗ ở, thuốc men…
      Kìa trước mắt ta bao sự thành công sập đổ, từ xưa cho đến nay, cũng vì cái chết mà vật chất chẳng hề tiến bộ, đến được cái bước khá cao. Chúng sanh đã phải bị cái già buộc chết đã là một sự bất mãn lắm rồi, cái bịnh bắt chết là một việc tức tối, thế mà còn có thêm những cái chết bất ngờ, rủi ro; lại do đâu mà có những vụ quyên sinh tự tử; đã vậy nào thôi, quỉ ma cũng giết, thú vật cũng giết, người ta lại giết hại cả người ta nữa. Người ta còn bày ra cả cơ khí lớn, chiến tranh to v.v…
       Thật là vô lý quá, đời sống của nhơn loại vô lý quá! Đành rằng chẳng ai biết được cái sống của mình trước khi sanh, chớ trong ngày hôm nay với cái sống hiện tại, ai cũng lo sống cả. Bởi lo sống nên mới có đủ con đường nghệ nghiệp, tranh đấu lẫn nhau rất nên tàn bạo, liều chết mê say để phải chết, mà quên là cái lẽ sống cũng vì sự sống. Chúng ta ai cũng ăn cơm để sống mỗi ngày, ai cũng muốn sống mãi, ai ai cũng muốn có cái sống sau khi chết bỏ xác thân; cũng như cái trái chín khô còn lại cái hột vĩnh viễn sống đời (lúc không còn vỏ ruột). Thật vậy, ai cũng muốn sống đến già, cũng như vỏ trái già, để còn được cái tâm hột giống. Ai ai cũng muốn như vậy hết, ai mà không tiếc cái thân trái vỏ non chưa có hột tâm mà nó phải bị chết thúi rụng ngang, không còn chi cả. Nào ai ăn cơm bữa nay mà chẳng lo cho ngày mai. Như vậy kẻ thấy xa hiểu rộng, có ai mà không phải lo cho tinh thần về sau hơn là vật chất trước mặt. Ai mà chẳng muốn sống đời này và mãi mãi, mà muốn sống là phải nuôi cái sống, có nuôi cái sống, có sống được mới ngó đến cái ăn sau. Vậy thì cái sống là chơn như, cái chơn như tự nhiên càng tô đắp, dưỡng nuôi thì tâm hồn mới sống, cái yên vui càng có ăn mãi, tinh thần mới được mập tươi. Có không tham vọng tâm ta mới no đủ, có không sân si tinh thần mới sáng láng mát mẻ trong sạch, thân khẩu ý không vọng động thì tâm hồn mới an trụ cứng cõi. Có giới định huệ mới gọi là có chân, mình, đầu của tâm. Tâm ấy là chơn như trơ lặng y như võ trụ, lấy chơn như võ trụ làm mục đích, so sánh chơn như võ trụ mà trau tâm. Vì cái chơn như võ trụ ấy là đức tánh từ bi, thiện lành, ơn huệ, dung chứa tất cả, trong cái chơn như là có trí huệ và giác ngộ. Tâm ta mà có được như thế ấy là trong sạch, yên lặng sáng suốt, nghỉ yên vui vẻ trọn lành, ích lợi quý báu cho đời. Ta không sợ lo chết khổ cho ta, và cả chúng sanh ai mà không tôn trọng nâng cao, nương dựa, xem ta như võ trụ.
      Do đó mà người ta quý trọng cái tánh võ trụ hơn hết. Người ta hằng tôn sùng nó là đức tánh, Phật tánh, giác tánh, chơn tánh, quý hơn cả Thánh tánh, Thiên tánh nữa! Mà tánh là lẽ tự nhiên không vọng động, chớ không phải như món vật đồ chi. Người ta mà sùng bái nó là bởi đối ngược với tánh chơn như là vọng động. Chúng sanh cũng vì vọng động mà phải chết khổ, tội lỗi sái quấy không có được cái chi ích lợi bền dài vậy. Trong đời không bao giờ một kẻ vọng động mà được thành công. Bởi cớ ấy cho nên sự trau giồi đức tánh, dưỡng nuôi chơn tánh, tập sửa tâm chơn, giác ngộ y như Phật là điều chánh lý hơn hết. Vì tâm chơn già cứng tức là hột giống già cứng, tròn trịa, sống đời tốt đẹp quý báu thì cả thảy cái chi nên hay cũng sẽ từ đó mà sanh ra, và mới chắc thật gọi là có, có cái có được.
      Kìa trước mắt ta một bãi đất, mọc sanh một cái cây, lớn lên tượng trái, trái nuôi lần cho cái hột, sau rốt hột còn, trái lá hoa cây tiêu hết. Bấy giờ cái hột ấy mới sẽ sanh nảy cả rừng cây, cả rừng cây là do cái hột, cái hột có ra nơi trái hoa cây lá đất nước.
      Người chủ của đất cây ấy, họ chỉ ngó ngay cái hột một ngày kia, chớ nào họ có bảo thủ quý tiếc cái cây lá trái hoa đất nước cho đặng, và là vô ích, thì còn ai muốn đặng để mà làm gì.
      Sự nuôi tâm hồn ta cũng y như thế, lo thân là để nuôi tâm, chớ không phải giữ tiếc thân hay phá hủy thân vô lý, mà gọi là không tâm hay bỏ tâm thúi mục, tưởng chừng như thân vỏ trái vẫn còn nhỏ non, non nhỏ mãi mãi.
      Thật vậy, trong đời nào ai có ngờ sanh tử là cần, khổ vui là trọng; nào ai đã ngó cho cái sống vui hôm nay, ngày mai và mãi mãi về sau có được là do nhờ đức tánh, chớ chẳng phải sự việc bên ngoài. Trong đời nào ai dễ chịu được trơ lặng chơn như, như là chết tẻ, mà hiểu được cái quý hay mầu diệu của nó; nào ai có nhớ ra là ta đang ở trong lòng võ trụ, và để tìm cách sống của những bậc, đấng như võ trụ tối cao. Nào ai đã không cho cái huyền bí sâu xa là bí, là dốt, mà biếng nhác sưu tầm, đành phải chịu sự mê tín tà giáo của người dẫn đạo, cũng là sự mê tín theo bóng hình vật chất, sắc thân, cái có bên ngoài, ẩn hiện vô thường, ma biến quỷ quyệt (ma quỷ). Những sắc thân, cái có, vật chất bên ngoài là ma quỷ, xảo thuật, giả dối, cõi ma ẩn hiện thay đổi vô chừng, cám dỗ mê hoặc, khiến nên chúng sanh muôn loại phải mê tríu lạc lầm khổ sở đớn đau, đua nhau tìm chết, giết hại thân tâm, liều càng tự vận, bặt lối ngày sau, chết rồi là hết.
      Vậy thì muốn được tâm chơn sống nên phải cần trí huệ (tức là giác ngộ thì mới có tánh chơn như), trí huệ do nhờ nhập định, định có là bởi nơi giới, giới là Khất sĩ, Khất sĩ là chơn tánh võ trụ. Cho nên gọi Khất sĩ là họ của Phật Thích-ca, cũng như còn giới là còn Phật Thích-ca, còn đạo Phật, Khất sĩ. Giới khất sĩ là bao gồm dung chứa định huệ chơn như, Phật tánh giác tánh. Thế nên gọi Phật tánh là giới khất sĩ vậy.
      Cả thảy cái chi trong đời nên hay ích lợi quí báu, cũng đều do nơi giới khất sĩ Phật tánh cả.
       Thế là chúng ta nên nhớ rằng: giác ngộ là giải thoát, giải thoát là Khất sĩ, Khất sĩ là chơn như, đến chơn như thì không còn nói luận chi nữa.
Vấn: Sao gọi Khất sĩ là Phật tánh?
Đáp: Một thuở nọ sau khi thành Phật đi giáo hóa khắp nơi, đức Thích-ca ngài về tới xứ Ca-tỳ-la-vệ. Ngài và chư Khất sĩ ở trong vườn cây, gần chỗ ở của vua cha trước kia là Tịnh-phạn. Sáng bữa sau, Ngài ngự đi trì bình khất thực với chư sa-môn. Bấy giờ có tin báo cho vua Tịnh-phạn hay, vua liền đi ra kiếm Phật, cản đầu mà nói rằng: Ngài chẳng biết tôi là vua sao? Tôi có đủ sức cúng dường Ngài và chư đại chúng đến bao lâu cũng được, sao Ngài lại đi xin làm chi cho xấu hổ, cực nhọc? Vả lại dòng họ Thích-ca từ xưa đến nay thảy đều là vua chúa, nào có ai phải đi xin đâu? Xin Ngài chớ làm việc ấy.
       Đức Thế Tôn trả lời rằng: Dòng họ của bệ hạ là vua chúa nên sự bảo giữ ấy là rất phải. Còn như tôi, dòng họ tôi là Phật, cả chư Phật mười phương ba đời thảy đều Khất sĩ cả. Tôi có bổn phận phải noi dấu, giữ lấy họ hàng Khất sĩ, chủng tộc sa-môn của tôi, cũng y như bệ hạ, vậy!
       Thế là sau đó, đức Phật thản nhiên đi khất thực. Vua Tịnh-phạn đành gạt nước mắt nhìn trân, không biết làm sao cản được.
Sau đó người ta đến hỏi Phật rằng: Sao lại họ Khất sĩ là họ của chư Phật xấu xa như thế?
      Đức Phật giải rằng: Với lẽ thật trong võ trụ, chúng sanh sanh ra do nhơn duyên chuyền níu chẳng đầu đuôi, cả thảy đều là bố thí cho nhau, chan sớt chia sẻ cho nhau, đang xin lẫn nhau mới có cái sống biết, và sống biết tu học. Vì thế mà ai ai cũng là Khất sĩ cả, kẻ giác ngộ trí thức mới thấy ra cái chơn lý ấy, mục đích của chúng sanh là xin học. Kìa chúng sanh đang xin với cỏ cây, nước đất, thú người, Trời Phật, tất cả ai cũng đang xin cả, xin lẫn nhau, hiểu đến lẽ xin học thì thấy rõ chơn như ngay. Vì chúng sanh xin học tạm thì không có cái chi là tham sân si vọng động được cả, không có cái ta của ta gì hết, như vậy là sự khổ chết đâu còn có nữa được. Con đường khất sĩ của chúng sanh ấy trong sạch chánh lý lắm, chẳng phải xấu xa đâu. Bởi chúng sanh vô minh lầm lạc, tưởng phải làm quấy, lấy quấy làm phải, nên hằng ngày lấy cắp ngang giành của nhau, không màng xin hỏi, gây sự bất công đàn áp, tội lỗi chứa chấp riêng mình càng ngày to lớn, quên lãng không hay, nên ngày nay mới khổ chết như cõi đời đây mãi vậy.
      Cũng vì thế mà chư Phật, tánh họ của các ngài là Khất sĩ.
      Các Ngài nói mình Khất sĩ là để giữ cái gốc vốn chơn như không tham vọng.
      Các Ngài nhớ mình Khất sĩ là để cho ý muốn tham chẳng còn sanh.
     Các Ngài thật hành Khất sĩ là để cho thấy rõ cái không không của không tham vọng.
     Khất sĩ là giải thoát trói buộc phiền não vô minh vọng động để sống bằng chơn như trí huệ, an lạc thong thả, rảnh rang, không còn tạo nghiệp thì luân hồi sanh tử khổ mới đặng dứt.
    Đức Phật nói xong, người kia được nhận thấy ra khắp thế giới toàn là chư Phật, tất cả chúng sanh là tối mê lầm lạc nạn khổ, và cả thảy chư Phật đều là Khất sĩ, đúng y chơn lý. Khất sĩ sẽ là đạo Phật, là họ Phật, là chơn tánh, Phật tánh, họ gốc, con đường của người giác ngộ, không còn hoài nghi chi nữa, nên rất vui mừng tin chịu, đảnh lễ Phật xin xuất gia nhập đạo, theo sát bên chân Phật, nghe pháp mà tu đắc thành A-la-hán. Và cả xứ đó lần lần ai cũng được biết rõ đạo Phật là Khất sĩ chánh chơn cao thượng, là đạo cứu thế độ đời rốt ráo, nên ai ai thảy đều tỏ lòng hoan lạc khác thường, mà thật là sùng bái tôn trọng. Ấy vậy theo như đây thì Phật tánh có ra là do sự thật hành. Vậy chúng ta nên phải ráng thật hành cho đúng để làm y Phật, quy y như Phật, chẳng là quí báu hơn hết.
Tổ sư MINH ĐĂNG QUANG; Patriarch MINH DANG QUANG
@;<max-height: 520px>;@
Chơn như Pháp là Phật Tánh và là cầu nối liên quan với nhau.; Truth as Dharma is Buddha-nature and is a bridge related to each other.; Mỗi lời nói, diễn dịch ra muôn ngàn từ vựng tuy chúng khác nhau về kết cấu của văn-bản lời nói.; Each word, interprets thousands of words, although they differ in the structure of the speech-text.; Chơn-Như Pháp là một chơn lý có từ thời Phật nói pháp cùng Ngài A-nan.; Truth-such as Dharma is a truth dating back to the time when the Buddha spoke to Ananda.; Trong nghĩa lý dung hòa về sự lý của tích cực và tiêu cực.; In the sense of harmony of the reason of the positive and negative.; Có hai mặt lợi và hại, về tích cực nhưng mà phá hoại, thay vì là tiêu cực, mà chẳng hại gì cho ai, có là hơn không?; There are two advantages and disadvantages, positive but destructive, instead of negative, without harming anyone, is it better? Có người lại phê phán là do ngu, mà lại tích cực, nói vậy, khác nào là tự cao cho mình là thông minh.; Some people criticize it because it's stupid, but it's positive, saying that, it's like being proud of yourself as smart.; Lời nói sinh bất hòa và tự đưa mình vào một sơ hở và sẽ bị áp đặt.; Speech breeds discord and puts itself in a loophole and will be imposed.; Khác nào kẻ học chưa thông thạo, mà thuyết giảng huyên thuyên, là tự mình phá hoại thanh danh!; It's like an untrained student who preaches in a rambling manner, destroying his own reputation!; Kẻ gian manh, thật ra, họ rất thông minh theo kiểu tinh ranh, vì lợi nhuận "giả vờ ngu dốt để thu lợi bất chính"; Fraudsters, in fact, they are very smart in a cunning way, for profit "pretends to be ignorant for illicit gain"; Do vậy, chỉ vì một hành vi bất chính, mà đã phát sinh muôn ngàn: lý luận bào chữa và lý luận vô cùng bất tận!; Therefore, just because of one unjust act, thousands of reasons have arisen: endless excuses and arguments! Chấm dứt tư tưởng mọi luận bàn, là vì như chơn lý tự nhiên...kia vậy! Stop thinking about all discussions, because it's like the natural truth...that! Đó là chơn-như pháp!; That is true-like Dharma! ☑
____ Phàm lệ chúng ta cảm nhận bất an, nên mới đọc kinh cầu an. Ngược lại, đã là "an hòa" mà cầu an, lại càng âu lo vô ích, lắm vậy!; Normally we feel insecure, so we read prayers for peace. On the contrary, it is already "peace" that prays for peace, even more worrying in vain, that's all!...Do vậy, các Ngài thường dùng câu chánh niệm ngắn gọn để làm phương tiện mà dứt niệm và nhập định.; Therefore, they often use brief mindfulness sentences as a means of ending mindfulness and entering concentration. ☑
AN HÒA; PEACFUL
     Nực cười châu chấu đá xe,
Tưởng rằng: chấu ngã, ai dè: xe nghiêng!
     A funny grasshopper kick the car, 
Thought that: the spokes fell, who cares: the car is tilted!
     Nguyên lý phân nhị tư riêng,
Hai riêng quy hợp, tam nguyên: còn hoài.
     The private binary principle, 
Two separate concurrences, trinity: still forever.
     Nhân-sinh-quan, người đồng loại,
Thế giới quan, lời nói tương giao.
      Human-life-view, fellow human beings, 
The worldview, the words of communication.
     Vũ-trụ quan, biết đổi trao,
Kẻ nghe, người nói: khác nào như nhau!
     Cosmic view, know how to exchange, 
Those who hear, those who speak: it's not the same!
     Biết truyền tâm-ấn thuộc làu,
Phút giây huyền-nhiệm: mai sau nhớ hoài!
   Know how to transmit the mental impressions of remembrance, 
Mysterious moment: remember forever in the future!
     Bình đẳng giữa nghe và nói,
Thay đổi định kiến, ngọn roi giáo truyền.
     Equality between listening and speaking, 
Changing prejudices, the whip of indoctrination.
     Tu tâm dưỡng tánh: Thánh hiền,
Bồ đề Chánh niệm, ưu phiền tiêu tan!
     Cultivating the Mind to nurture nature: Saints, 
Bodhicitta Mindfulness, anxiety dissipated!
      Thiền định: an-tọa Niết bàn,
Đến khi hưu trí:...mãn nguyện: hòa an.
      Meditation: resting Nirvana, 
Until retirement:...satisfaction: peace. 
Cư sĩ TÂM ĐĂNG, ngày 11-4-2023; Layman TAM DANG, April 11, 2023
Yogapedia explains Dhyana; Yogapedia giải thích về Dhyana
____ As the seventh limb of Patanjali's Eight Limbs of Yoga, dhyana builds upon the practices of asana (physical posture), pranayama (breath control), pratyahara (control of the senses, moving the focus inward) Dharanarana (concentration). When practiced together wDharanarana and the eighth limb of samadhi (absorption), the three together form samyama, resulting in a complete detachment of the mind from worldly bindings and a deeper understanding of the object of meditation. At the final sage, or jhana, of dhyana, the yogi does not see it as a meditation practice anymore as they are so fully immersed in the meditative act that they can no longer separate the self from it.
____ Là chi thứ bảy trong Bát chi của Yoga của Patanjali, dhyana được xây dựng dựa trên các thực hành của asana (tư thế vật lý), pranayama (kiểm soát hơi thở), pratyahara (kiểm soát các giác quan, di chuyển trọng tâm vào trong) và dharana (tập trung). Khi được thực hành cùng với dharana và chi thứ tám của định (hấp thụ), cả ba cùng tạo thành samyama, kết quả là tâm trí hoàn toàn tách rời khỏi những ràng buộc của thế gian và hiểu biết sâu sắc hơn về đối tượng thiền định. Ở giai đoạn cuối, hay jhana, của dhyana, hành giả không coi đó là một thực hành thiền định nữa vì họ hoàn toàn đắm chìm trong hành động thiền định đến mức họ không còn có thể tách cái tôi ra khỏi nó nữa.
The term, dhyana, appears in the Bhagavad Gita, an ancient Hindu scripture that outlines the four branches of yoga: Karma yoga, Bhakti yoga, Jnana yoga and Dhyana yoga. In the text, Dhyana yoga is described by Lord Krishna as being the yoga of meditation.; Thuật ngữ, dhyana, xuất hiện trong Bhagavad Gita, một cuốn kinh Hindu cổ đại phác thảo bốn nhánh của yoga: Karma yoga, Bhakti yoga, Jnana yoga và Dhyana yoga. Trong văn bản, Dhyana yoga được Lord Krishna mô tả là yoga của thiền định.
meditation /,medə'teiʃən/ n. thiền 
meditation 1 (Noun); noun: meditation; plural noun: meditations;
1. continuous and profound contemplation or musing on a subject or series of subjects of a deep or abstruse nature: The habit of meditation is the basis for all real knowledge.; liên tục và suy ngẫm sâu sắc hoặc suy ngẫm về một chủ đề hoặc một loạt các chủ đề có tính chất sâu sắc hoặc trừu tượng: Thói quen thiền định là cơ sở cho tất cả kiến thức thực tế.
2. (religion) contemplation of spiritual matters (usually on religious or philosophical subjects).; (tôn giáo) suy ngẫm về các vấn đề tâm linh (thường là về các chủ đề tôn giáo hoặc triết học).
The term, dhyana, appears in the Bhagavad Gita, an ancient Hindu scripture that outlines the four branches of yoga: Karma yoga, Bhakti yoga, Jnana yoga and Dhyana yoga. In the text, Dhyana yoga is described by Lord Krishna as being the yoga of meditation.; Thuật ngữ, dhyana, xuất hiện trong Bhagavad Gita, một cuốn kinh Hindu cổ đại phác thảo bốn nhánh của yoga: Karma yoga, Bhakti yoga, Jnana yoga và Dhyana yoga. Trong văn bản, Dhyana yoga được Lord Krishna mô tả là yoga của thiền định.
meditation /,medə'teiʃən/ n. thiền 
meditation 1 (Noun); noun: meditation; plural noun: meditations;
1. continuous and profound contemplation or musing on a subject or series of subjects of a deep or abstruse nature: The habit of meditation is the basis for all real knowledge.; liên tục và suy ngẫm sâu sắc hoặc suy ngẫm về một chủ đề hoặc một loạt các chủ đề có tính chất sâu sắc hoặc trừu tượng: Thói quen thiền định là cơ sở cho tất cả kiến thức thực tế.
2. (religion) contemplation of spiritual matters (usually on religious or philosophical subjects).; (tôn giáo) suy ngẫm về các vấn đề tâm linh (thường là về các chủ đề tôn giáo hoặc triết học).
1.- UNIT 1 (ONE): Hello; Xin chào
2.- UNIT 2 (Two)Excuse me!; Xin lỗi: cho tôi hỏi!;
3.- UNIT 3 (Three): What is it? ; (ĐƠN VỊ 3 (Ba): Nó là gì?)
4.- UNT 4->8 (four to eight): What's your name? & Uniforms
5.- UNIT 9-12; Bài học 9-12

____*&*____