Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023

RTT44. Cultivation and Karma; Tu luyện và nghiệp báo

Topic: lecture number 44 (forty-four)
Đề tài: bài giảng số 44 (bốn mươi bốn) 
Cultivation and Karma
Tu luyện và nghiệp báo
Author: MINH DANG QUANG
Tác giả: MINH ĐĂNG QUANG 
&&
(By version, published in 1993; Theo phiên bản, xuất bản năm 1993)
Edited and translated into English, by - LE DUC HUYEN: self-study English.; Biên tập và dịch sang tiếng Anh, bởi - LÊ ĐỨC HUYẾN: tự học tiếng Anh. 
(Trang 660-672; Page 660-672)
     It is true that: cultivators must eliminate the three karmas of body, speech, and mind, and should no longer hoard them.; Đành rằng: người tu là phải dứt trừ tam nghiệp của thân khẩu ý, không nên tích trữ nó nữa.; But that is the end of present karma, and does not give birth to future karma, because past karma has already been created, it is impossible to avoid the results of good, evil, suffering and joy that will happen.; Nhưng đó là dứt nghiệp hiện tại, và không sanh nghiệp vị lai, chớ những nghiệp quá khứ đã gieo tạo rồi, thì cũng không sao tránh được sự kết quả, của thiện ác khổ và vui sẽ xảy đến. 

     In life, there are many people who practice, they want to enter concentration, purity, peace, and liberation, but because they cannot end their present and future karma, they cannot practice for a long time.; Trong đời, có lắm người tu, họ muốn nhập định, thanh tịnh, yên vui và giải thoát, nhưng vì họ không dứt đặng nghiệp hiện tại và vị lai, nên không thế tu bền dài. Furthermore, some people think that by practicing, they will enjoy peace and happiness, and will no longer have to suffer the consequences of suffering, so when they suffer, they become discouraged and want to stop practicing!; Hơn nữa, có kẻ ngỡ tu là họ sẽ được trọn hưởng yên vui, hạnh phúc, và sẽ không còn phải bị quả báo của khổ nạn, nên khi chịu khổ nạn, thì họ chán nản, và muốn thôi tu!; Those people do not understand that only Buddhas, (also known as Tathagata), or Great Bodhisattvas can practice without karma and bad retribution.; Những kẻ ấy chưa hiểu biết rằng: người tu mà không còn nghiệp, và quả báo xấu, là chỉ có chư Phật, (còn gọi là Như Lai), hay Đại Bồ Tát mới được. Because these two beings have been cultivating for a long time, bad karma has long since been planted, so from now on there will be no more suffering, that is called Nirvana, Nirvana is no more karmic consequences of suffering.; Vì hai bậc này, là đã tu lâu đời lắm, nghiệp xấu đã từ lâu không gieo tạo thêm, nên từ nay về sau là không còn khổ nạn, ấy mới gọi là Niết bàn, Niết bàn là không còn nghiệp quả khổ báo.; And also because they save so many sentient beings, that means they repay karma quickly, right in the time of hard work and education, that is, they repay karma.; Và cũng bởi các Ngài tế độ chúng sanh đông, tức là các Ngài đền trả nghiệp tội cho mau chóng, chính trong lúc khổ nhọc giáo hóa, tức là đền nghiệp báo.; So that is also a light way of cultivating karma, no one can avoid it.; Vậy thì đó cũng là một cách tu trả nghiệp nhẹ, chớ không ai tránh khỏi đặng.; That means: practitioners do not cause present or future karma, and if they want to suffer less from the consequences of past karma, they should try to help sentient beings.; Như thế nghĩa là: người tu không gây nghiệp hiện tại, vị lai, và họ muốn phải ít chịu quả báo của nghiệp quá khứ, là hãy ráng tế độ chúng sanh mới phải.

      Yet in life, few people are fully cultivated but want to not pay for bad karma, so they have to increase their capital over time and gain heavy profits, which is truly pitiful.; Thế mà trong đời, ít kẻ được trọn tu, mà lại muốn không trả đền nghiệp quả xấu, để họ phải lâu ngày thêm vốn to lời nặng, thật đáng thương xót.; Those people just focus on enjoying peace and happiness, on making loans, without thinking about tomorrow being forced by others, it's really rude.; Những kẻ ấy cứ mảng tính hưởng sự yên vui, trên sự tạo vay, mà không nghĩ đến ngày mai bị người bắt buộc, thật là lếu quá.; Who would have thought that it is the person who suffers hardships and hardships, and happily endures disadvantages, that person will be rich in mind, peace, and happiness forever in the future.; Nào ai có ngờ đâu, chính người khổ nạn cực nhọc, vui chịu thiệt thòi mãi, kẻ ấy mới ắt phải giàu to tâm trí, an lạc, vĩnh viễn sau này.; That's what we call practice!; Đó mới gọi là phép tu vậy! Because of that, there are people who misunderstand and pray to Buddha, asking Buddha to prove that they will be happy and satisfied, adding even more debt to the pile of karma.; Cũng bởi thế, mới có người hiểu lầm, cầu vái Phật, xin Phật chứng minh cho người được yên vui toại nguyện, trên đống nghiệp nợ càng gieo. They forget that: the four great living beings have a single human body, so what wealth does it have?; Họ quên rằng: tứ đại sanh tượng thân hình người một thân một, đâu có chi của cải?; The things that people have today are all borrowed from all living beings around them, not theirs.; Những cái có có của người hôm nay, đều là của mượn vay, của cả thảy những chúng sanh xung quanh, chớ phải đâu của họ. They prayed to Buddha to give them strength and peace, above injustice and sin.; Họ vái nguyện xin Phật cho họ mạnh giỏi bình yên, trên sự bất công và tội lỗi.; But people have not yet noticed that the Buddhas themselves still have to give up their long, beautiful lives, fame, wealth, love, the power of fun, intellectualization, etc.; Mà người ta chưa nhận xét được rằng: chính chư Phật kia, còn phải bỏ sự sống dai, tốt đẹp, danh vọng, sang giàu, luyến ái, sức mạnh vui chơi, trí hóa v.v…; You were afraid to stay away from those karmic sins, so why do you use them to deceive and bury living beings?; Các Ngài đã sợ mà xa tránh các nghiệp tội ấy, thì há lại Ngài đem nó mà mê hoặc, chôn lấp chúng sanh đành sao?; Therefore, the aspirations of desire, for the Buddhas and Saints, are not fulfilled (achieved) at all.; Do đó, mà nguyện vọng của tham cầu, đối với chư Phật và Thánh, không được cảm ứng (thành tựu) chi hết.

      The truth is that few people are enlightened (realize) that reason!; Sự thật ít ai giác ngộ (nhận ra) lẽ ấy! Like practitioners, they often tell each other that: karma for those who are determined to be liberated must accumulate more quickly and in greater amounts than for people on earth, but then it will end quickly, reducing capital gains.; Kìa như những người tu, họ thường nói bảo với nhau rằng: nghiệp quả đối với người định tâm giải thoát, là phải dồn đến mau lẹ và nhiều hơn kẻ ở trần thế, nhưng rồi thì sẽ mau hết sớm, đỡ bớt vốn lời.; Only then can we hope to go and live on the other side of the Buddha's land.; Chỉ khi đó chúng ta mới có thể hy vọng được sang bên kia đất Phật sinh sống.; So they are very happy to pay for their sins, the more the better, the more suffering the better.; Vậy nên họ rất vui lòng đền tội trả báo, càng nhiều càng hay, càng khổ càng tốt.; They are like people who risk their physical lives to pursue the goal of liberation.; Họ như người liều mạng xác thân, để theo đuổi mục đích giải thoát.; Because of that, they enjoy ever-increasing peace and happiness, in virtue of goodness, purity, and liberation.; Vì thế mà, họ càng được yên vui tốt đẹp thêm lên mãi, về đức tánh thiện lành trong sạch và giải thoát.; For the current results here, they don't need to go anywhere.; Để kết quả hiện tại nơi đây, họ khỏi cần phải đi đến đâu cũng được.; They are like that because thanks to faith, faith makes them diligently cultivate merit in their minds, to wash away the stains in their hearts, to destroy greed, anger, and delusion (desire) in their virtues.; Họ được như thế, là do nhờ đức tin, đức tin làm cho họ siêng năng trau giồi công đức cho tâm, để rửa sạch vết lem nơi lòng họ, để diệt tham, sân, và si (vọng động) trong đức tánh của họ.; That means they will be perfect and pure, the fruit of Arahant liberation, which is truly called practice.; Tức là họ sẽ được tròn trịa trong sạch, là quả giải thoát A-la-hán, đó mới thật gọi là tu. These people are like a man who was in debt for a long time and borrowed money from all over the land.; Những người ấy cũng giống như một kẻ kia thiếu nợ lâu đời, và vay tiền cùng khắp xứ.; If they are still there, with no plans to go anywhere, creditors will not be in a hurry to ask for them.; Nếu như họ còn ở đó, chẳng tính đi đâu, thì các chủ nợ sẽ không gấp hỏi đòi.; So they forget, thinking that they don't owe anyone, mistakenly thinking that they are happy and independent, thinking that everyone is their servant.; Nên họ quên, tưởng là không thiếu nợ ai, lầm là mình đang tự chủ sung sướng, cho là ai ai cũng tôi tớ mình hết.; They do not realize that their body, mouth, and mind are borrowed more and more every day, and their autonomy has been sold off for a long time.; Họ không dè rằng: cái thân, miệng, và ý mỗi ngày mỗi vay, là quyền tự chủ đã bán đứt từ lâu.; But if that person plans to go far away and leave that country, decides to follow Buddha, leave that world, or wants to sleep and die, to collect debt, of course, the creditors will gather again and demand urgently.; Nhưng nếu người ấy lại tính đi xa bỏ xứ đó, quyết theo Phật, bỏ thế giới đó, hay là muốn ngủ nghỉ chết đi, để giựt nợ, là lẽ tất nhiên các chủ nợ, sẽ lại bu xúm hỏi đòi dồn dập.; It makes the other person so miserable and scared.; Làm cho người kia khổ sở quá, mà hoảng sợ.; At that time, the person must be caught in two situations: one will lose heart, want to stay, no longer consider going, so that the creditors can have an appointment, have peace of mind and be less demanding.; Trong lúc ấy, người phải vướng vào hai cảnh ngộ: một là sẽ thối chí, muốn ở lại, không còn tính đi nữa, để cho các chủ nợ được hẹn kỳ, yên trí mà bớt hỏi đòi gắt gao.; So, if you pay less, you will be more comfortable paying for a long time!; Như thế, là trả ít thì trả lâu ngày dễ chịu hơn! But because of the habit of body, mouth, and mind, we keep asking for loans, so we both repay and borrow more, never being able to have pure joy and liberation.; Nhưng bởi mắc cái thân miệng ý hỏi vay hoài, thì vừa trả, vừa vay thêm mãi, không bao giờ yên vui trong sạch giải thoát đặng.; The second way is to endure hard work, pay it all off at once, and no longer regret cheap things that belong to us.; Còn cách thứ hai là phải rán chịu khổ công, trả cho xong hết một lần, không còn tiếc rẻ món có có chi của cái ta nữa.; If we pay it all off at once, we will be able to go far away, or from there we will be free and independent, without borrowing more, to live a more normal, peaceful, and leisurely life.; Nếu chúng ta trả xong hết một lần một, thì ắt sẽ đi xa đặng, hay từ đó là sẽ rảnh rang tự chủ, mà không vay tạo thêm nữa, để sống cuộc đời bình thường, an lạc và thanh nhàn hơn. That is the way of evolutionary liberation!; Đó tức là cách giải thoát tiến hóa vậy!

      Once upon a time, there was a servant who met an old man at the temple and went to donate money to re-roof the temple, but the homeowner refused to donate.; Kìa như thuở nọ, có một người tôi tớ, gặp một ông lão ở chùa, đi tới quyên góp tiền để lợp lại chùa, chủ nhà không chịu cúng thí.; He then risked his life and asked to sell his body and rent a house for the rest of his life, so that he could use the money to donate to the temple.; Nó bèn liều mạng, và xin bán thân ở mướn trọn đời, đặng lấy tiền đó để cúng cho chùa.; Because he considers himself poor and stupid, his sinful life is of no use, and he doesn't know what to practice anymore.; Vì nó xét nó bần cùng và ngu dốt, đời sống tội lỗi không ích lợi chi hết, và nó cũng không biết tu hành cái chi nữa.; Well, just sacrifice to do the right thing, because I heard people say: that the temple is a beneficial place, to be used to call for awakening, and relieve suffering for good people.; Thôi thì chỉ hy sinh làm sự phải, vì nó nghe người ta nói: chùa là chỗ ích lợi, để dùng kêu gọi thức tỉnh, và giải khổ cho người hiền.; It just sounds like that, and it's so good!; Nó chỉ nghe vậy, là biết hay vậy!; What he did was without any desire for anything, he saw that it was a little reduction of the sins of the body, from small to large, and only wanted to end his sins and karma.; Việc nó làm là không có tham cầu chi hết, nó thấy ra đó là một chút giảm bớt tội lỗi của xác thân, từ nhỏ tới lớn, và chỉ muốn mong sao cho hết tội và nghiệp quả.; So the next year he became blind again, the landlord refused to take care of him, let him go, and promised to pay off the debt.; Thế là qua năm sau nó lại đui mù, chủ nhà không chứa nuôi nó, cho nó ra đi và hứa cho luôn số nợ.; He went begging for food for a year, then met an old man at a temple, took him back, and let him ring the bell, do meritorious deeds, and cultivate his mind.; Nó lần mò đi xin ăn được một năm, kế gặp ông lão ở chùa nọ, dắt nó đem về cho đánh chuông, làm việc công đức, và trau tâm.; Not even a year later, he was left with leprosy on both hands and could only sit without reciting Buddha's thoughts.; Chẳng dè qua năm sau nữa, nó lại cùi phung cả hai tay, chỉ còn ngồi không niệm tưởng Phật.; In his last year, he fell to his death in a septic tank, and when he was picked up and buried for a year, his grave was again blackened and disintegrated by lightning.; Đến năm chót, nó lại té lọt chết dưới hầm tiêu, và khi vớt đem chôn được một năm, nấm đất mộ của nó, lại bị sét đánh nám đen rã nát.; That made everyone strangely afraid.; Việc ấy làm cho ai cũng kinh sợ lạ lùng cả.; Why do those who sacrifice and do good things like him still receive such retribution?; Tại sao kẻ hy sinh làm thiện như nó, mà còn bị quả báo như thế ấy?

     At that time, a Great Immortal saw this and explained that because many generations ago, he committed many crimes, so now he must pay the retribution.; Bấy giờ, có một vị Đại tiên thấy vậy mới giải rằng: Bởi bao đời trước, nó gây tội ác rất nhiều, nên nay phải trả quả báo.; He should have suffered: a life as a servant, a life of blindness, a life of leprosy, a life of death in a cesspool, and a life of being struck by lightning.; Lẽ ra nó phải chịu: một kiếp làm tôi tớ, một kiếp đui mù, một kiếp cùi phung, một kiếp chết trong hầm phân và một kiếp bị sét đánh.; But thanks to him forgetting himself to do good deeds, trusting in God and Buddha, and wishing for his sins to end, the karmic results were felt and appeared for him to pay once and for all.; Nhưng nhờ nó quên mình làm việc thiện, biết tin tưởng Phật Trời, và nó ước mong cho hết tội, nên nghiệp quả cảm ứng, hiện đến cho nó trả luôn một lần cho mau hết.; And from now on, he will be born as a son of a mandarin (great mandarin).; Và kể từ đây, nó sẽ được sanh ra làm một vị công tử con quan (đại thần); When he grows up, he will be devout and become a monk, until he dies and is born in the fairy world.; Khi lớn lên sẽ mộ đạo và xuất gia đi tu, cho đến lúc thác, sanh lên cõi tiên vậy.

      That means the accumulation of karma, is not strange at all.; Đó tức là sự cộng dồn nghiệp quả, chớ không có lạ chi hết.; It is the same as in the past, many people worshiped Buddha... and died and were reborn in heaven.; Điều ấy cũng giống như xưa kia, nhiều kẻ lễ bái chầu Phật…mà được chết sanh về cõi trời.; Thanks to reverence and silence in listening to the Dharma, the day after death one will be reborn in the fairy world.; Nhờ cung kỉnh lặng im nghe pháp, mà ngày sau chết sanh về cõi tiên.; Thanks to offerings to the Sangha, when one dies, one is reborn in the Heaven of De Thich.; Nhờ cúng dường Tăng mà chết được sanh về cung Trời Đế Thích.; By knowing how to appreciate the Three Jewels, good wishes will be fulfilled by the Gods.; Nhờ biết quý trọng Tam bảo, mà nguyện lành được chư Thiên hiển ứng.; Whenever good comes, evil must retreat far away, disappear, run away, and die from the evil karma.; Hễ thiện lành tới, thì ác dữ phải lui dang xa, mất biệt, bỏ chạy, và là chết cái thân nghiệp ác.; So those deaths are precious, right?; Thế là những cái chết ấy quý tốt lắm chớ sao?; Just like there are people who practice but spend their whole lives suffering from illness, suffering, hardship, and accidents.; Cũng như có kẻ tu mà trọn đời bịnh hoạn, khổ sở, lao đao, tai nạn.

     Just like in the past, there was an Arhat who had his head cut off when he died, and Hue Neng had his grave dug up.; Kìa như xưa, có vị A-la-hán mà khi chết còn bị chúng cắt đầu, ông Huệ Năng còn bị người cuốc mả. Lắm người tu đói khát bần cùng, bị sỉ mạ, bắt bớ, khiến sai đủ thứ v.v…Đó tức là nghiệp quả cộng dồn, trả nhiều là mau hết nợ đã vay, ấy là sự phải hay lắm. Người chơn tu ai ai cũng muốn như vậy; bởi thân tứ đại mượn vay này, bọc chứa biết bao nhiêu tội lỗi lâu đời, nếu không trả xong, thì đâu đặng yên tâm Niết bàn nghỉ khỏe. Thế mới biết rằng: cõi đời có ra là do nhơn nghiệp, cái chi mỗi chút cũng là quả báo hết, ai còn thân khẩu ý, tức nghiệp nhơn thiện ác còn gieo, thì kết quả tội phước khổ vui, vốn không sai chạy, chỉ trừ ra các bậc chơn tu lâu đời, trả hết quả xấu, gieo toàn nhơn nghiệp tốt, hay tự nhiên trơ lặng, làm Khất sĩ không không, thì mới mong dứt nghiệp, vì nghiệp của ai nấy lãnh, không ai thêm bớt cho ai. Chư Phật giáo hóa cho người giác ngộ, chớ cũng không tư vị, xử hiếp lấp ai cả, có điều là chúng sanh dầu tội lỗi tới đâu, Ngài cũng không nỡ chấp trách bỏ bê, cho đến tội lỗi với Ngài, Ngài cũng thứ tha chỉ dạy xót thương, chớ không đành sa thải.

      Cũng vì thế mà kẻ phát tâm tu về tịnh nghiệp thật có rất nhiều trở ngại, mà lướt qua được trở ngại, mới là giải thoát. Việc ấy tức như là một bức tường, hay cái sàng, là sự cản ngăn kẻ biếng nhác, non gan, tham vọng, dơ bẩn; sàng lọc kẻ tội lỗi kém căn, khiến nên trong cõi Niết-bàn an lạc, kẻ chúng-sanh phàm tâm nghiệp tội, không bao giờ đến được. Mà sự trả nghiệp ấy là phép tu tâm, là sự lập công tu đức, quý báu nên hay lắm, có trả nghiệp nhiều mới đặng nhẹ nhàng khỏe khoắn thêm lên, cũng như sự tắm rửa; nhờ vậy tam nghiệp của tâm mới thanh tịnh vãng sanh Tịnh độ.

Kìa như một người tu tịnh nghiệp, là để trau giồi tam nghiệp thanh tịnh, để được vãng sanh Tịnh độ, là bước qua cõi sống tinh-thần, làm chủ cõi lý trí, dứt bỏ sanh tử luân hồi, để làm bậc giác-ngộ, sống bằng giác-ngộ, ở trong sự giác-ngộ thanh tịnh, lấy lục độ vạn hạnh làm gốc chân mặt đất, chỗ ở của tâm cũng y như thế. Cuộc đời đối với họ, họ sẽ đứng ngừng, trơ lặng tự chủ, thế là họ được giải thoát trong sạch, không còn làm khách tớ, quanh quẩn chui đụt trong trần nữa. Những kẻ ấy chừng được tiến lên y như vậy, tức là được vãng sanh Cực Lạc, Phật tiếp dẫn, Pháp hộ đưa, để cho nhập chúng làm Tăng giải thoát, ở trong giới luật Tăng già là xứ Phật, đất Phật, cõi của lục độ thanh tịnh.

Vậy nên đức Quan Thế Âm Bồ Tát có dạy rằng: tam nghiệp thanh tịnh là Tịnh độ. Tịnh độ là lục độ thanh tịnh, là giới luật tăng già Khất sĩ giải thoát, Giới-luật giải thoát là Niết-bàn Cực lạc, xứ an lạc, quý báu hơn cõi thiên đường, nhân loại. Thấy rõ như thế, mới gọi là Quan Thế Âm Bồ Tát là quán xét sự đời tiếng khổ tối tăm, mà thấy ra được thế giới An Lạc, Cực Lạc của Pháp tạng là A-di-đà Phật, đang ở trong giữa võ trụ hư vô phiền não, mà đến nơi ở được. Do đó mà các bậc cư sĩ nhơn, thiên, ai ai cũng phát tâm tu tịnh nghiệp, cầu vãng sanh giải thoát, để tiến lên Khất sĩ Tăng sư ở trong tịnh độ Cực Lạc. Như thế tức là họ cố gắng, để diệt nghiệp mà xuất gia, ra khỏi nhà thế sự. Họ dứt bỏ tất cả, họ lãng quên tất cả, họ bố thí hết, họ nhẫn nhục luôn, họ siêng năng bố thí nhẫn nhục và bỏ qua, để tập lo trì giới, tham thiền, chưởng tu định huệ, vui chịu khổ công, xem như thân đã chết. Họ tự độ lấy tâm mình trước, để cho chúng sanh noi gương; chớ chẳng dám tưởng lầm, quên bỏ tâm mình, tam nghiệp bẩn nhơ, mà vấy bôi cho khắp cùng thiên hạ, đúng lý như vậy.

Xưa kia có một người muốn xuất gia giải thoát, mà tự mình dứt nghiệp không đặng, không nỡ dứt bỏ gia đình. Bấy giờ người cầu cứu với một vị đại tiên. Vị tiên này bèn dùng phép thần thông đem người đi qua một xứ khác, ở ít lâu, cải sửa mặt mày xấu xí, ăn mặc bẩn thỉu bần hàn, khiến nên lúc trở về, nghèo nàn, đói khát, gia đình, quyến thuộc chẳng ai nhìn nhận; do đó mà người được giải thoát xuất gia không còn chi ràng trói quyến luyến nữa.

Lại như có một người kia, vì giàu có, muốn đi tu, mà lại tiếc của tham danh, không đành đi đặng, bởi yếu tinh thần, nên người cầu vái đến Phật, xin Phật cứu độ giúp sức. Người ấy chẳng bao lâu nhà cháy, của cải tiêu tan, vợ con lại bỏ đi, thân còn bị người bắt buộc hành phạt. Bấy giờ người mới tỉnh ngộ ra, biết là đến lúc Phật đã độ mình, nên liền mau xuất gia giải thoát nhập đạo làm Tăng, chết bỏ cảnh đời, sanh vào nhà Phật, ở trong xứ Phật (giới-luật).

Có người nọ thấy mình già yếu tật bịnh, muốn giải thoát vãng sanh, mà chẳng biết làm sao? Người phát nguyện xuất gia Tịnh độ, Khất sĩ, cầu xin Phật tiếp độ, quả nhiên chẳng bao lâu lành mạnh được, và giải thoát làm Tăng, tu trì tinh tấn.

Cũng có kẻ khác, xuất gia không được, nên xin với Phật, chết bỏ xác thân này, để đặng theo Phật, hay về sau trở lại, cho đặng xuất gia nhập đạo. Kẻ ấy chẳng bao lâu cũng được toại nguyện.

Ở một xứ kia, có một chàng trai trẻ, mến tu học pháp Phật, nhưng lại nghịch cảnh với gia đình quyến thuộc vì ai nấy đều tu theo Thần Giáo. Một hôm người đi ghe xa biển giả buôn bán châu ngọc. Ai nấy đều bảo nó khẩn vái quỷ thần rồi sẽ ra đi, nó không chịu nghe, bèn nguyện xin với Phật, xin Phật tế độ cho nó cách nào cũng được. Khi lui ghe ra đến biển, nó bị gió bão nhận chìm thuyền, của cải châu ngọc mất hết, nó ôm đeo được bánh lái, trôi tấp vô bờ, nó mới lần hồi xin ăn đi trở về xứ. Dọc đường nó gặp một vị A-la-hán, nó đảnh lễ mà tỏ thuật chuyện của nó cho vị sư nghe, và cầu xin vị sư chỉ dạy lối đi cho nó. Vị sư ấy mới bảo rằng người ta ở trong đời, phàm muốn sự sống lâu, giàu có, sắc đẹp, danh vọng, sức mạnh v.v… theo sự giả dối yêu ma quỉ quyệt thì phải khẩn vái với quỷ thần, phải xin làm con cháu chúng nó, tùng phục chúng nó, chúng nó mới sẽ giúp đỡ ủng hộ cho để đặng theo như chúng nó, theo mê trong cảnh biến ảo lạc lầm, chớ chư Phật Thánh nào có giúp cho nghiệp tội, hành phạt chúng sanh như thế. Bởi ông cầu xin Phật tế độ nên chư thiên mới giúp duyên cho ông đó, chớ nếu ông mua bán khá giàu, thì nghiệp vọng càng thêm, có lý nào ông đặng dứt bỏ, để theo về với Phật được. Ấy vậy ông chưa xuất gia nhập đạo còn đợi chờ chi nữa? Kìa tất cả chư Phật Thánh, có ai còn giữ lấy sự nghiệp tội lỗi của thế gian đâu, các bậc ấy đều xa tránh nó hết. Các Ngài cho rằng: Không phải kẻ ít phước duyên mà được giải thoát. Trong đời dễ gì mà ta lại gặp đặng cơ hội giải thoát. Một khi nó vừa buông ra chốc lát xả hơi, nếu ta không mau trốn chạy vuột là mãi mãi không bao giờ xuất gia đặng. Ấy vậy thôi ông hãy trở về nhà ngay đi, và nếu như người nhà không còn ai quyến luyến buộc ràng, là phải mau chơn đến đây theo Phật. Quả nhiên đúng như thế, khi nó về tới nhà, thì ai ai cũng khinh chê ố ngạo, hất hủi nó. Nó thấy thế, biết cơ duyên đã đến rồi, liền mau đi vãng sanh Tịnh độ, không dám ở lại nán lâu, sợ e những kẻ kia họ trở lòng quyến luyến bắt buộc trói trăn trở lại.

Đó tức là những cách Phật tiếp độ, đoạn nghiệp vãng sanh, được theo về làm con của Phật. Những việc ấy có khác hẳn với bên đời cõi ma. Vậy nên ai ai trong đời, muốn sanh tử luân hồi tham vọng chứa nghiệp, thì chẳng nên vái cầu chư Phật Thánh. Còn người nào sự nghiệp tiêu tan, thân mình trơ trọi, là ma quỷ đến lúc chán chê, ấy vậy phải mau tỉnh giác quay về với Phật, để tiến tới cõi tinh-thần Phật Thánh, cao siêu vượt bực, nối bước thêm lên, chớ đừng mê muội quanh quẩn bơ thờ, có ngày bị phép ma bắt lại, xô té xuống hố sâu địa ngục, để đặng sai khiến, trói trăn hành tội nữa. Mà cần phải biết rằng: tịnh nghiệp vãng sanh là phải như vậy. Người tu là tam nghiệp phải thanh tịnh, mới mong chứng đắc Tịnh độ, vãng sanh về xứ an lạc của giới-luật Tăng già Khất sĩ, xuất gia giải thoát.

Cũng như có một người nọ, việc làm, lời nói, ý tưởng lanh lợi giỏi hay, nên muốn đi tu mà không ai cho cả, vì người ta sợ mất món lợi dùng. Bấy giờ người bèn tu tịnh nghiệp, thân khẩu ý không vọng động, để cho trọn lành trong sạch, làm cho ma quỷ chán chê ố ghét, thế là không ai chịu bảo nuôi cho nó ngồi nằm ở không lo tu học đó cả, khi đó họ yêu cầu nó hãy xuất gia đi theo Phật đi. Như vậy tức là nó được xuất gia vãng sanh giải thoát, do sự chứng nhận yêu cầu của những kẻ khác. Mà ví dầu nó được người ta sẵn lòng nuôi, không cho đi nữa, thì nó ở tu tại đó, cũng như một nhà sư giữ giới cụ túc thanh tịnh, không ai xúi bảo nó nói làm tưởng quấy được. Nó cũng như một nhà sư Khất sĩ mắc nạn, đang mắc nạn cũng cố gắng giữ sự tu một cách khó khăn.

Trong đời có lắm người còn chưa giác-ngộ, cái ý muốn lại chia hai: phân nữa cầu vái xin theo Phật, phân nữa lại tham đắm nghiệp trần, khiến nên họ như có đến hai đường, mà hai chơn đều muốn bước đi một lượt, hay như chân bước tới, cẳng bước lui, trọn đời lúc lắc ứ nê chịu trận, và chịu khổ tâm đau đớn của quả tim như bị xẻ đôi, vô lý lắm. Những kẻ ấy nếu thử ngay trong lúc nguyện cầu mỗi bữa, mà Phật lại rước dẫn tâm hồn đi luôn, chắc là họ khóc lóc giẫy giụa lắm; nhưng trái lại ngày thường ở nhà, thì họ nói với con cháu là muốn theo Phật, không ưa thích việc trần chút nào, như thế ấy mới là oan nghiệt! Kẻ ấy đã dối lấy mình, không còn tin mình được, không nhứt định, thì không nên việc chi đặng, hay không đến đâu cả, thật là tai hại.

Cũng có kẻ cầu vái Phật vãng sanh, mà lại còn rất tham lam, danh lợi, thì là quá tệ, để cho người ta lầm mình. Hay như người muốn giải thoát, mà lại chê Phật tăng là Khất sĩ nghèo hèn. Có người muốn thành Phật, mà lại cũng muốn vinh thân phì gia, sống mãi phong lưu sang trọng, muốn làm Phật bằng sự trau giồi thân xác dối giả, thế mới biết rằng: người tu là phải dứt nghiệp, bởi dứt nghiệp mới gọi là tu, chớ không phải tu và nghiệp đi đôi được, hay tu bằng tạo nghiệp.

Kìa như có một kẻ nọ nguyện rằng: Xin Phật cho tôi sống đời bằng vật chất xác thân, đủ đầy danh lợi cho thỏa mãn, đặng khi chết đi, tôi về với Phật, theo Phật lo tu mới vững chắc được. Nó vái nguyện cầm chừng như thế mãi, còn nghiệp tội thì cứ tạo gây hoài. Một hôm chết đi, linh hồn nó liền đi kiếm Phật, để xin theo Phật. Phật bèn lặng thinh ưng chịu. Nhưng cũng trong lúc đó các vong linh chủ nợ đi theo kiếm nó, kêu réo hỏi đòi, rầy la, đánh đập, làm xao động đến chỗ ở của Phật nữa, thế là nó cũng không yên tâm chi được. Đã vậy nào thôi, ăn quen nhịn không quen, nó đã quen tâm lo tính việc trần, đến đây học pháp tham thiền, nó thấy buồn teo vắng tẻ, không còn chịu nổi, nó mới xin Phật cho nó trở về, nhập thai đền tội để cho được nhẹ nhàng khỏe khoắn hơn. Bấy giờ Phật cũng không còn biết phải làm sao? Thôi thì an ủi nó, về sau, khuyên đừng tạo nghiệp, thì mới chắc gọi là có duyên với Phật.

Lại cũng như có một người kia xin đi xuất gia giải thoát, nhưng lòng thì còn nhớ con thương vợ, vài bữa đầu thì xin phép với thầy cho về thăm nhà, ít lâu sau lại xin về thăm bà con, ruộng đất. Nhưng qua lần sau, thì người không còn hỏi xin ai nữa hết, trong lúc vị sư tham thiền là nó lén trốn ra đi, ra đi như thế, để sau này chặt đứt con đường, không còn dám trở lại, thế là nó bỏ đạo. Mà trước kia là nó bỏ đời; đời đạo nó đều bỏ cả, đều chán sợ cả, nó đã loạn tâm chỉ vì vọng nghiệp, từ đó nó rất đau khổ, chỉ vì không định. Phật thì chẳng dám gần, ma lại không dám ở, đời sống của nó còn khổ sở hơn kẻ chưa biết tu chán nghiệp nữa, cho đến nó đã làm ma, thành ma rồi, mà nó cũng vẫn chưa hay, như thế thì người tu mà không dứt nghiệp, thì tai hại biết bao. Cũng vì nghiệp, nó làm cho người tu phải vọng ma phiền não, tự mình xa đạo, bỏ Phật, bỏ thầy, bỏ Tây phương, Tịnh độ Cực lạc, chính cái nghiệp nó làm cho tiêu tan nguyện lực; cho nên người mà không diệt bỏ nó, thì khó cho ai nghe theo tin cậy, và kẻ ấy tức là chưa phải chơn tu trong sạch.

Ấy vậy sự tu của chúng ta, trước là phải không gây tạo nghiệp nhơn, cho ngày nay và sẽ tới. Sau lại là phải rán vui chịu trả đền quả báo của nghiệp cũ đã qua. Bằng như muốn trả bằng cách mau chóng nhẹ nhàng, thì phải cố gắng thật tu tiến hóa, và đem đạo lý chỉ giải cho khắp cõi đời, cho tất cả đều tu biết đạo, thì mình mới được yên vui tịnh định.

Thế mà trong đời có kẻ lại gọi rằng: chờ về Tây Phương xuất gia mới sẽ lo tu trau tâm, chớ hiện tại xuất gia giải thoát giữ giới luật nhiều khó lắm. Họ tưởng chừng như họ có đến hai cái tâm lận, khi ở bên này là tâm khác, và khi ở bên kia là tâm sẽ khác. Mà họ quên rằng: cái tâm nghiệp là lúc nào cũng vẫn có một bịnh chướng mê trần, và cũng bởi là họ chưa hiểu ra lời dạy của chư Phật Thánh từ xưa, ở bên này là cư sĩ tại gia, không thế gì giữ giới trau tâm diệt nghiệp phiền não cho đặng, nên mới phải xuất gia Khất sĩ và qua bờ bên kia. Nhờ giải thoát, ở chỗ vắng êm, mà dễ dàng giữ giới luật hơn, vì ai muốn trau tâm là phải thu thúc lục căn thanh tịnh, diệt nghiệp phiền não bằng cả trên hai trăm năm chục giới luật mới được. Cũng vì tưởng lầm thế, nên người ta đành xuôi chịu giải đãi buông trôi tới đâu hay đó, kham đành vui chịu sự kéo dài nhiều năm gây thêm nghiệp tội. Khi sống còn đây, trước đã không chịu nổi giới luật giải thoát trau tâm, không cố gắng tập lần, để đợi sau khi chết đi, thì tâm ấy lại được chơn như thanh tịnh, ở yên theo Phật đặng đắc thành A-la-hán, đủ cả giới hạnh ư?

Cũng như bữa nay biếng nhác sợ tu, ham đắm vui chơi trụy lạc, mà lại nói trước rằng: Ngày mai tôi sẽ thành Phật, một cái một, nói nghe rất dễ đặng cho ai nấy cũng ham mê chăng? Thật là vô lý quá; việc ấy có khác nào câu chuyện: Bữa nay khuyên đi tu thì gọi nhớ nhà, nhưng ngày mai là tôi sẽ ở luôn theo Phật, không trở lại nữa. Như là chuyện nói chơi.

Thế mà trong đời cũng có đến không biết bao nhiêu giáo lý ỷ lại, mê hoặc kẻ tối tăm khờ dại. Họ đem cái tham, làm miếng mồi, để nhử câu, đặng bắt cá tham, đem đi làm thịt, ăn cho sanh bịnh độc, đó tức là sự quả báo của sự tham; tham thì thâm, mưu sâu thì họa lớn, vay trả xoay chuyền, không ích lợi chi hết. Đành rằng có tin có linh, có thành có thần, sự vọng tưởng làm cho tinh thần xuất hiện cũng linh thiêng, nhưng đó là việc trò chơi vô ích, vì nó không có làm cho ai được giác ngộ, sáng suốt dứt nghiệp yên vui chi cả.

Sự thật nào ai biết đâu rằng: Muốn thành Phật là phải tu, học hành đúng y theo pháp, muốn đến với Pháp thì phải làm Tăng trong sạch, muốn làm Tăng không phiền não thì trước tập học tu cư sĩ, dứt ác, xa lần nghiệp tội, Phật và Tăng cũng như Tổ và Thầy, hay là Như Lai và Bồ tát, còn Pháp là Giáo lý ánh sáng hào quang phún, phóng, nói phun ra tiếp dẫn đạo sư. Giới luật thanh tịnh tu tâm là miếng đất Tịnh độ Cực lạc. Kẻ mà nhờ giác ngộ nơi pháp nên được xuất gia nhập đạo, tức là được hào quang tiếp dẫn, đưa vào giáo hội Tăng già bất thối, là nhà của Phật. Xưa nay giáo lý chỉ đúng như vậy, chớ chẳng có xa gần đâu cả. Nhưng với kẻ ác thì dễ gì giác ngộ mà chẳng phải gọi là xa. Còn người trí kẻ thiện, thì tịnh độ là chỉ có ở nơi người trong sạch dứt nghiệp. Đó cũng là, còn sự nói quyền, chớ đúng ra triết lý chơn lý thì chơn như là Phật Tổ, trí huệ là Bồ tát tăng sư, thiền định là hào quang tòa sen tiếp dẫn, giới luật là xứ Tây Phương Cực lạc.

Hay như nói rộng nữa là những sự nín nghỉ là Phật. Sự không không là Pháp. Sự giải thoát là Thầy. Sự im lặng trong sạch là chỗ ở của Phật. Có thể biến giải sao cũng được hết, từ rộng đến hẹp, lý nghĩa vốn vô biên vô lượng. Có điều là để chỉ rõ rằng:

Thân trong sạch ấy là xứ Phật.

Miệng trong sạch ấy là pháp Phật.

Ý trong sạch ấy là con Phật.

Tâm trong sạch tức là đức Phật.

Như thế thì ai ai cũng sẽ là Phật hết.

Phật ấy tức là tam nghiệp trong sạch, tam nghiệp trong sạch ấy mới gọi là tu, tu là trả nghiệp, tu là đoạn nghiệp.

Vậy thì chúng ta, ai ai cũng phải nên giác ngộ lẽ tu và nghiệp hết. 

Tổ sư MINH ĐĂNG QUANG; Patriarch MINH DANG QUANG