Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2023

RTT7. Sanh và Tử; Birth and Death

Đề tài: giảng luận số 7 (bảy) 
Topic: lecture number 7 (seven)
 Sanh và Tử (生 與 死) 
Birth and Death
Tác giả: MINH ĐĂNG QUANG 
Author: MINH DANG QUANG
&&
Theo phiên bản, xuất bản năm 1993; By version, published in 1993; Hiệu chỉnh và dịch sang Anh ngữ, học trò nầy: tự học tiếng Anh-LÊ ĐỨC HUYẾN; Editing and translating into English, this student: self-study English-LE DUC HUYEN; (Trang 95; Page 110)
Kinh thi 7: Khéo tu Nên người!
Sutra 7: Cleverly cultivate Human beings!
     Hỏi mình thân phận là ai?
Ba đời Lý lịch, danh-tài ra: oai!
    Sanh ra thân phận lạc loài,
Vô thần giáo: chủ, học đòi: thánh nhân!
Ask yourself who is your identity?
Three generations Background, famous talent out: wow!
     Born as a stray,
Atheism: master, apprentice: saint!   
       Oán thầy phản bạn bất cần,
Hồn linh tồn tại, phân vân: mất, còn?
                      A resentful teacher betrays you needlessly,
The soul exists, wondering: lost, still?
       Vô thần, hữu thần ví von,
Ba đời, bảy kiếp, lạy mòn: cho theo!
    Nhìn lên! Ta thấy mình nghèo,
Thôi! Thì nhìn xuống, khéo tu nên người!
        Atheist, theist compares,
Three lives, seven lives, prostrate: give it away!
     Look up! I see myself as poor,
Stop! Then look down, and skillfully cultivate people!
      Cư sĩ: Tâm-Đăng (đề tài giảng luận số 7 Chơn lý SANH & TỬ)
Layman: Tam-Dang (topical lecture number 7 Truth of Birth & Death)
1. Vấn: Cái gì là chúng sanh ?
1. Question: What are sentient beings? ☑
Đáp: Cái thức của sự hiểu biết là chúng sanh.
Answer: The consciousness of understanding is sentient beings. ☑
2. Vấn: Cái gì sống hay chết?
2. Question: What lives or dies? ☑
Đáp: Cái thức của sự hiểu biết sống hay chết.
Answer: The consciousness of knowing life or death. ☑
3. Vấn: Cái gì phát sanh ra sự hiểu biết ?
3. Question: What gives rise to understanding? ☑
Đáp: Đất, nước, lửa, gió, do nhân duyên của sự huân tập các "chủng tử" mà biết lần, từ chưa biết đến thành hình biết.
Answer: Earth, water, fire, and wind are known by the causes and conditions of the collection of "seeds", from unknown to known. ☑
4. Hỏi: Hình dạng của "cái thức" của sự hiểu biết ra sao ?
4. Question: What is the shape of the "consciousness" of understanding? ☑
Đáp: Lúc mới tượng là thọ cảm, ví như một làn khói.; A: At first, the image is a feeling, like a smoke.; Khi hình thành ra tư tưởng, tức là làn khói ấy kết đặc lại mà thành hình.; When a thought is formed, that smoke condenses and forms.; Kịp có hành vi thì làn khói ấy lộ ra rõ rệt.; In time to act, the smoke was clearly revealed.; Đến cái thức của sự hiểu biết trí tuệ thì hình bóng ấy lại lâu tan hoại.; To the consciousness of intellectual understanding, that shadow has long disintegrated.; Đến được với "cái giác chơn" thì thân hình ấy đời đời bất hoại, lại màu sắc vàng ròng, kêu gọi là cái thân của sự hiểu biết, tức là "giác thân" hay Phật thân.; Reaching to "the true enlightenment", that body is eternally indestructible, the color is pure gold, called the body of understanding, ie "enlightenment body" or Buddha body.
5. Vấn: Cái hình của biết ấy, ta có thể thấy được chăng?
5. Question: The image of knowing, can we see it? ☑
Đáp:; Answer: Có thể thấy được, nếu có định tâm yên lặng.; Lại nhìn xem, sự sống đang cử động, tác dụng, của mỗi một chúng sanh, thì ta: sẽ thấy rõ rệt!; You can see it if you have a quiet mind; Look again, the life is moving, working, of each living being, we will see clearly! Cho đến nó cũng có nói chuyện nữa, tâm trí chúng ta vắng lặng, sẽ nghe rõ ràng: từ tiếng nói của côn trùng, dế, cỏ, cây, Phật, Trời, người, quỉ (ở tận phương xa) cũng nghe thấy.; Even if it even talks, our minds are quiet and we will hear clearly: from the voices of insects, crickets, grass, trees, Buddha, God, humans, demons (far away) can also be heard.; ☑
6.- Hỏi: Tại sao cái biết đó linh diệu?
6.- Question: Why is that knowing magical? 
Đáp:; Answer: Cái thức biết linh diệu là nhờ vắng lặng.; Khi nó đứng ngừng thì cái điển-thức của nó thâu rút được các pháp khắp nơi.; The consciousness that knows magic is thanks to silence; When it stands still, its classic consciousness can absorb all dharmas everywhere; Càng yên lặng một chỗ thì càng vung tỏa ra rộng lớn cũng như ánh ngọn đèn, như lò máy điện của thức biết.; The quieter a place is, the more widely it radiates like the light of a lamp, like the electric furnace of consciousness.; Cái biết mà được thong thả khỏe nhẹ, thanh nhàn, khoái lạc, yên tịnh thì sẽ có đủ được sức mạnh thần thông.; Knowledge that is leisurely, healthy, leisurely, joyful, and peaceful* will have enough magical power; 
Voca*. peaceful (an lạc; khoái lạc):( Vd.: 3.- Ba là, "an-lạc" trong vòng đạo-đức.; Eg.: 3.- Third, "peace and happiness" within morality.
7. Hỏi: Tại sao biết có nhiều tên gọi như thọ, tưởng, hành, thức, và giác?
7. Question: Why do we know that there are many names such as feeling, perception, volition, consciousness, and enlightenment? 
☑ ✒✔
VOCA.: 
volition
 
 /vəu'liʃən/n.
Noun
the capability of conscious choice and decision and intention; khả năng lựa chọn, quyết định và ý định có ý thức
Synonymswill - willing
Đáp: Chính cái giác mới là đúng tên của nhận thức biết, là sự biết hoàn toàn , sáng suốt không mê lầm!; Answer: It is enlightenment that is the correct name of perception, which is complete, clear knowledge without confusion!; Còn thọ, tưởng, hành, thức là cái biết mới tượng sanh, mới tập nảy cũng như cái hột còn lép còn non, mới cứng mới già cũng tạm kêu là hột vậy.; As for life, perception, action, and consciousness, the new knowledge is born, newly formed, just like a seed that is still young, hard and new, is also temporarily called a seed.
Cái biết mới kêu là thọ cảm, cũng gọi là tình.
The new knowledge is called feeling, also called love.
Cái biết khá hơn kêu là tư tưởng, cũng gọi là ý.
What is better known is called thought, also called mind.
Cái biết lớn rộng nữa kêu là hành vi, cũng gọi là thân.
The larger knowing is called action, also called body.
Cái biết cứng chắc hơn kêu là thức trí, cũng gọi là khẩu.
What is known more firmly is called knowledge, also called speech.
Cái biết già kêu là giác, cũng gọi là tánh, hay tâm chơn.
The old knowing is called enlightenment, also called nature, or true mind.
Tình thọ và ý tưởng, cũng gọi là tâm vọng.
Love life and ideas, also called the mind hope.
Thân hành và khẩu-thức, cũng gọi là trí phàm.; Body action and speech-consciousness, also called worldly wisdom.; Tâm vọng nói đây là cái tim sống hay là ngòi sống phát sanh từ nơi tứ đại (đất, nước, lửa, gió) trước nhứt là cỏ, cây, thú.; The false mind says this is the living heart or the fountain of life arising from the four elements (earth, water, fire, wind) first of all, grass, trees, and animals.; Tâm-vọng sinh trí phàm là sự khổ sở điên đảo, do đó mới có pháp thánh nhơn, để nuôi tánh giác là Phật.; The mind-hope that gives birth to worldly wisdom is the suffering of the island, so there is a dharma saint, to raise awareness is a Buddha.
8. Hỏi : Cái biết ấy có sống chết chăng ?
8. Question: Is that knowing life or death?
Đáp : Nếu nuôi mãi thì nó sống hoài, còn giết hại nó thì nó phải chết mất, theo hồi giết hại.; A: If you feed it forever, it will live forever, if you kill it, it must die, according to the time of killing.
9. Hỏi: Cái gì nuôi nó sống ? Cái gì giết nó chết ?
9. Question: What keeps it alive? What kills it?
Đáp : Thiện vui là nuôi nó, ác, khổ là hại nó.; Answer: Good and happiness feed it, evil and suffering harm it.
10. Hỏi : Cái sống của biết là sao ? Cái chết của biết là sao ?
10. Question: What is the life of knowing? What is the death of knowing?
Đáp : Cái biết sống là tỉnh táo, định yên, cứng chắc, mạnh mẽ, trong sạch, vui mừng, tìm xét sáng suốt, không loạn vọng, không xao động. Cái biết mà chết là điên cuồng, rối trí, tán loạn, mê sảng đến mất cái biết, không còn biết gì nữa. Vả chăng cái biết là sự kết hợp tập lần của các pháp, mà nơi đây là sự điên đảo tán loạn mê sa làm cho hư rã tan hoại.
11. Hỏi: Trong sắc thân nầy, cái biết ở tại chỗ nào ?
Đáp: Chỗ nào nó cũng ở cả, nhưng chẳng bao giờ ở đứng hoài một chỗ; hễ chỗ nào bị xao động kích thích , hoặc gặp sự thái quá bất cập, thì nó mới đến ngay chỗ đó biết ở đó. Cái biết chỉ có một, khi đang ở chỗ nầy thì không có ở chỗ kia.
12. Hỏi: Khi ngủ cái biết ở tại chỗ nào ?
Đáp: Đã là cái biết ngủ nghỉ, thì nó ở tại cái mê say chớ không ở chỗ nào hết. Cũng như kẻ say rượu, như người hửi thuốc mê, thì nó là say mê, chớ không phải ở đâu cả. Ví như người kia ở trong nhà đóng kín các cửa, thì không ai có thể nói nó ở tại chỗ nào; bao giờ có một cửa mở hay là xao động tại đâu, là nó ở tại chỗ đó. Trước khi ngủ mê say, người ta yếu xuội đờ ra, và hơi thở nghe êm nhẹ điều-hòa, rồi thiếp hẵn tại chỗ hơi thở và yếu xuội đó; cho nên lắm kẻ nói rằng: Khi ngủ cái biết ở tại hơi thở, vì còn sống là còn hơi thở, (nếu như nói vậy thì trái tim cũng vẫn đang đập, máu cũng vẫn đang chạy nữa kia ? Còn nhiều kẻ ngủ mê, lại đứng ngồi hay cử động; như vậy là đâu phải ở riêng hơi thở). Xác thân như chiếc xe hơi, máy vẫn chạy đều làm sự sống, còn cái biết như người chủ, là khác hẵn với chiếc xe.
Trước kia là cái sống sanh lần cái biết, khi có biết rồi thì biết và sống là hai, chớ không phải một. Cũng như cây và hột, trước là cây, sau là hột. Cây hột khác nhau, khi cây chết là còn hột. Cho nên thân người có chết, thì cái biết của thân ấy vẫn còn. Cái biết là con, hay là tinh-ba của sự sống nơi thân-thể vậy.
13. Hỏi: Tại sao có chiêm-bao ?
Đáp: Chiêm bao có nhiều cách. Khi thức cũng chiêm bao thay, lựa là nói lúc ngủ ? Cái gì lại không phải là chiêm-bao ? Khi thức đây mà lúc thì ta nhớ thấy chuyện đã qua, xét thấy việc sẽ đến, nhận thấy sự hiện-tại. Nhận thấy cảnh ngộ nhơn duyên, nhận thấy tư-tưởng mình, nhận thấy sự thái quá, nhận thấy sự bất cập, nhận thấy bởi thất tình lục dục, nhận thấy bởi kẻ khác đến, đồ vật ai đem cho v.v…Tóm lại, cái thấy nào cũng là mộng-ảo huyễn-cảnh cả. Ta đang ở trên mặt đất của quả địa-cầu nầy, mà đó là chỗ nào của vũ-trụ, và chúng-sanh vạn-vật, với các pháp vốn không thường, khi ẩn khi hiện, khi có khi không, khi còn khi mất, khi đến khi đi, khi sống khi chết, nào ta có thấy chắc thiệt cái gì đâu ? Trong giấc ngủ mê cũng thế, khi cái biết đã thức mà xác thân còn mê mệt, thì cái biết hành động tự ý nó, nó thấy ra tất cả như khi thức chớ sao ? Cũng có đôi khi ta thấy thần quỉ Phật Trời thiệt, nhưng lại là rất ít, vì ta với họ khác nhau về cảnh giới, nào có liên quan gì nhau.
Phần nhiều chiêm-bao là bởi sự kích thích, lúc trước khi ngủ hay đang ngủ, bị nóng lạnh, nhức mỏi giựt mình, lo sợ vọng tưởng…bởi các pháp tương-đối, hoặc lúc thức, cái biết đang bị nhốt trong cảnh trí nào đó, vì vậy mà có lắm sự chiêm-bao như lúc thức. Vả lại các sự chiêm-bao không ích-lợi bằng thiện lành, kẻ mà biết ngăn ác là đáng tin cậy hơn vậy.
14. Hỏi: Sau khi chết rồi, cái biết sẽ đi đâu ?
Đáp: Nó đi theo cái nghiệp của nó, cũng như kẻ sống đây có khác gì ? Cờ bạc đến chỗ cờ bạc, uống rượu đến chỗ uống rượu, ác đến chỗ ác, thiện đến chỗ thiện, đạo-đức đến chỗ đạo-đức… mà kết quả của nó là sự yên-vui hay rối khổ, định hay là loạn vậy.
15. Hỏi: Lúc xác thân chết, cái hình dạng của biết xuất ra bằng cách nào ?
Đáp: Lúc chết đi như say rượu, như say thuốc, như ngủ quên, như hít phải thuốc mê nào biết gì ! Cũng như người lái xe nằm ngủ quên trong xe, khi giựt mình thức giấc mới biết là xe đã chết máy lạnh hư, sét cứng rồi. Người chết hoặc mê sảng, hoặc ngủ quên, khi tỉnh dậy thì máu đã trắng, xương thịt đã cứng, lạnh hết hơi, thì mới biết mình đã chết thân, hư nhà, thôi thì muốn đi đâu là đi theo ý trí tình vọng. Với kẻ ác, kẻ khổ sở nặng nề, thì mê muội lâu hơn là người thiện thanh vui nhẹ, tùy theo hột giống gieo tạo của mỗi người trong lúc sanh tiền.
16. Hỏi: Cái biết bao lớn và ra sao ?
Đáp: Khi ta ngước lên không, thì cái biết của ta là bao la vô cực. Lúc ta lựa từ hột cát, thì cái biết của ta là hột cát. Khi ta xỏ chỉ vào lỗ kim, thì cái biết của ta bằng lỗ kim. Lúc ta thấy con gà, con vịt, cọng cỏ, cái cây, thì cái biết của ta là gà vịt, cỏ cây. Tai nghe tiếng. Mũi hửi mùi, biết mùi. Ý nhớ người ta biết là người ta. Trí phân-biệt thiện ác, biết là thiện ác. Gặp màu xanh đỏ trắng vàng… biết là xanh đỏ trắng vàng. Thấy món vật tròn hay dài, biết là tròn hay dài. Chú ý nơi xa, biết ở xa; tưởng-tượng gần biết là gần. Thoạt xứ nầy, thoạt cõi khác, hoặc ở trong, hoặc ở ngoài…v.v…Cái biết là bao gồm vạn pháp, mà lúc nào nó cũng chỉ có một thôi. Hễ biết cái nầy thì không biết cái kia. Biết nhiều khổ nhiều, biết ít khổ ít, không biết là không khổ; hay là muốn dứt khổ, thì cái biết phải lo định, hoặc phải cho đầy đủ toàn giác. Biết loạn là ma, biết định là Phật…Cái biết hằng định trong mỗi lúc, hoặc biết đầy đủ rồi là định. Có định mới yên-vui, gọi là cái biết đứng vững, sống đời, thiệt thọ, kêu là giác. 
17. Hỏi; Question: Cái gì là ta và có bao nhiêu cái ta?; What is self and how many self are there?
Đáp; Answer: Tiếng ta, là tư kỷ, bản ngã, do sở-chấp, mê muội: ai cũng tự-ái, tự đắc, tự tôn, tự-thị, tự kiêu ngạo; mà cho ta là vầy đúng, ta là vầy phải…; My voice, is selfish, ego, due to the attachment, delusion: everyone is self-loving, self-righteous, self-respecting, self-sacrificing, self-arrogant; but let me be this right, I am this right…; Cái ta ấy là biết, cái biết của mỗi trình độ, nhân duyên bao giờ cũng khác nhau chớ không giống một.; That self is knowing, the knowing of each level and condition is always different, not the same.; Các cái biết ấy đều phải cho họ cả, không có ai trật sái hết; nhưng nếu có một người nào toàn-giác biết đầy đủ cả, thì không bao giờ tranh cãi!; All that knowledge must be given to them, no one is wrong; but if there is an omniscient person who knows everything, never argue!;  Người cũng không nhận cái ta ở một chỗ nào, tùy theo duyên.; People also do not accept the self in any place, depending on the condition.; Cái ta biến hiện trong mỗi lúc, chớ không phải là sở trụ mà cố chấp được, nên gọi là cái ta vô thường, hay các Pháp không ta.; The self that appears in each moment, not the headquarters that can be grasped, is called the impermanent self, or the Dharma without self.; Nếu tất cả đều được toàn-giác như thế, thì cả thảy đều có một cái ta như nhau, không khổ não.; If all were thus fully enlightened, then all would have the same self, without suffering.; Khác hơn là muôn vạn cái ta của chúng sanh không định.; Other than that, the ten thousand egos of sentient beings are not fixed.; Biết đâu mà lường, khi nói vầy, khi tính khác, chấp kia chấp nọ mãi.; You know where to measure, when you say this, when you calculate something else, you cling to that and hold on to that forever.; Mà định-mạng của cái ta chẳng biết tại chỗ nào, bởi càng quấy tung, tâm trí càng nát nhừ bấn loạn.; But the fate-destiny of the self does not know where, because the more disturbed, the more the mind is broken and confused.; Cho nên gọi chúng sanh chưa có ta, chư Phật mới có ta, cái ta toàn thể như một.; That's why we call sentient beings without me, the Buddhas have me, the whole self is one. ☑
18. Hỏi: Cái hình bóng của biết nhập thai bằng cách nào ?
Đáp: Đã là hình bóng như làn khói, là một điện lực mạnh mẽ, thì ra vào trong thân thể người lúc nào không được. Thân thể ta vốn trống thông các lỗ hơi, gió trong ngoài thường ra vào, thì sự nhập thai đâu phải lạ. Có điều là ta nên hiểu rằng: nếu bọc thai trống không, không có tinh huyết, thì không lấy gì mà tượng hình được, dầu cái hình bóng của biết, có vào ở trong ấy bao lâu cũng không sanh sản được. Cho nên cần phải đợi cho có sự giao hiệp, tinh huyết đầy đủ mới nên sắc thân được. Tinh huyết ấy có đủ bốn chất tứ-đại là đất nước lửa gió, cho nên gọi tứ-đại là thân, hay là thân tứ-đại.
19. Hỏi: Người ta nói cái thần hồn là gì ? Phách là gì ?
Đáp: CÂY có phách là tình thọ, hay thọ cảm, cũng như đứa trẻ nên ba tuổi.
THÚ có hồn là ý tưởng, hay tư-tưởng, cũng như đứa trẻ được sáu tuổi.
NGƯỜI có hành vi, gồm cả hồn phách thọ tưởng, cũng như người nhỏ tuổi mười hai.
TRỜI gồm cả thọ tưởng hành, mà sanh thức trí, kêu là thần thức, cũng như người lớn ba mươi tuổi
PHẬT là giác chơn hay tánh, gồm cả thọ tưởng hành thức, cũng như ông già trên bốn mươi tám tuổi.
Ấy vậy hồn phách hay thần thức, là người ta chỉ về cái hình bóng của biết, hay thân hình của biết. Tuy nói khác tên chớ hiểu ra thì có một. Còn về pháp thì không nói thân hình bóng của biết ấy, mà chỉ rõ ra danh-từ của mỗi trình-độ của biết, là thọ, tưởng, hành, thức, giác vậy thôi. Đó là lý và sự. Hiểu nơi lý thì rộng đường cho trí, chấp theo sự là nói hẹp cho tối tăm dễ hiểu, nên gọi là linh hồn cũng đủ.
20. Hỏi: Sự sanh thân có mấy cách :
Đáp: Sanh thân nơi người có bốn cách:
A) CÓ LINH HỒN NHẬP THAI TRƯỚC.
B) THAI TƯỢNG KHÔNG CÓ LINH HỒN.
C) NHỮNG THAI KHÔNG CÓ GIAO DÂM.
D) Linh hồn sinh không nhập thai bào [102]; Soul born without entering fetus [102]
A) CÓ LINH HỒN NHẬP THAI TRƯỚC:
Là cây thú, vì khổ sở lâu ngày, nên sau khi chết, nhập-thai người liền, để tấn-hóa và yên vui hơn. Với lại những người ác như thú, trơ độn như cây, sau khi thác, vì sợ tội lỗi, vì sợ khổ sầu, quả báo oán thù oan trái, vì luyến ái mê nghiệp đắm trần, mà nhập thai trước trong bụng, như giành chỗ, như choán phần, như trốn tránh, như bị kẻ khác kéo lôi. Hoặc tự mình nhập thai, hoặc bị người bắt buộc phải nhập thai trước để sanh ra đặng đền ơn hay trả oán.
B) THAI TƯỢNG KHÔNG CÓ LINH HỒN:
Là do chất tinh của cha, huyết của mẹ, đầy đủ thể chất là thành hình, cũng như hột giống của cây sanh cây, hột giống của có sanh cỏ, hột giống thú sanh thú, hột giống người sanh người, tinh ba của cha là hột giống, huyết kinh của mẹ là đất nước sanh ra đứa con cũng như cỏ mới mọc vượt lên. Chất tinh ba năng sanh xương gân, chất huyết kinh mau làm máu thịt do đó tượng thân người. Cũng có những thai người, do tư tưởng mong muốn có con, của người cha hay mẹ, mà sanh đứa con và sẽ giống cha hay giống mẹ, tức là thai bào tư-tưởng do cha mẹ chiết để tư-tưởng mình vào đó mà thành hình, dầu tinh huyết có kém chớ tư-tưởng vẫn mạnh hơn nên tượng sanh được. Đoạn nầy ta thấy sự chiết tư-tưởng là một sức mạnh linh-thiêng, mà cục đá, khúc cây, hình cốt, nơi chỗ thờ phượng, có nhiều người khấn nguyện tưởng tượng để ý mình chăm chú vào đó, lâu ngày sẽ linh ứng có hồn. Đây tức là hồn nhân tạo, cha mẹ sanh con, sanh cả thân và tâm. Thuyết cha mẹ sanh con nầy cũng giống như tứ-đại đất nước lửa gió sanh cỏ cây thú người Trời Phật; Vì xác thân của người ta cũng là tứ đại đất nước lửa gió vậy.
C) NHỮNG THAI KHÔNG CÓ GIAO DÂM:
Nếu như sợi lông của người mà được ở vào trong thai bào thì lâu ngày sẽ tượng hình, vì mỗi sợi lông là một cơ thể sống riêng, cũng có đủ đầu, chân, tay, miệng, mũi, mắt, tai, mình, ruột. Cũng như mỗi cọng cỏ là một mạng sống đang tấn hóa, tóc thành lươn, lông thú thành sâu, lông người thành thú và nếu lông người mà do người ấp ủ thì sẽ thành người, đó là sự sanh tạo nơi nó. Lại có những thai thần thông, do các bậc tiên thánh quỉ thần dùng tư-tưởng riêng của mình mà cho đi nhập thai, tượng hình trước, để khi sanh ra rồi các vị mới đến nhập vào. Những thai nầy cũng không cần tinh ba của cha, mà vẫn phải có bằng phép linh diệu kỳ-thuật.
D) Linh hồn sanh không nhập thai bào.; The born soul does not enter the womb. [102]
         Chư Thiên người thiện lành, bậc Thánh chờ khi thai sanh ra rồi mới nhập vào, hoặc lựa xem đứa nhỏ nào có đủ thiện căn, mà không có linh hồn ai nhập trước mới nhập vào.; Gods, good people, saints wait until the fetus is born before entering, or choose which child has enough good roots, but no one's soul enters first.; Bởi bậc trong sạch trọn lành, không hạp nơi nhơ uế, sự giáng-sanh là để cứu thế độ đời, tự lòng từ-bi chớ không phải ép buộc hoặc mê trần, nên không hay nhập thai trước: Khiến nên chúng ta hằng thấy, nhiều người lâm bồn khai hoa có nhiều điều quí lạ, hoặc đứa trẻ sanh ra mà còn chờ chủ, đến năm bảy năm vẫn trơ trơ, rồi thình lình trở nên sáng suốt hay diệu kỳ. (Đó là bốn cách sanh thân vậy.)
21. Hỏi: Bốn cách sanh ấy đứa trẻ có khác nhau chăng ?
Đáp: Sắc thân thì không mấy khác, vì là cũng đều ở trong miếng đất của người mà ra, song cái biết thì khác nhau nhiều, và bẩm tánh không đồng:
Đứa trẻ cây sanh, thì đần độn.
Đứa trẻ thú sanh, thì ngu muội và hung-ác.
Đứa trẻ người ác sanh, thì xảo-trá ngang-tàng, xấu-xa.
Đứa trẻ người thiện sanh, hiền lương, dễ dạy, tốt đẹp.
Đứa trẻ quỉ thần sanh, thì lanh lợi quỉ-quyệt khác thường.
Đứa trẻ tiên thánh sanh, thì có đủ đức tánh quí lạ.
Đứa trẻ cha mẹ sanh, không hồn trước, thì dạy đâu biết đó, chậm tiến-hóa hơn là kẻ đã có hồn sẵn. Những đứa trẻ nầy mới sanh mà bỏ chỗ vắng cho sống chết luôn, thì cái biết lại chết luôn, hoặc nó có chất sống mà không ai dạy, không gặp chi cả thì không biết gì hết, chỉ như cộng cỏ khúc cây thôi.
22. Hỏi (vấn); Ask (question): Có phải khoa học nói không có linh hồn: là đúng chăng?;  Does science say there is no soul: is it true? 
Đáp:; Answer: Khoa học là các môn học nghiên cứu: thực nghiệm, tức là sự học chung về sự vật.; Science is the subject of research: experiment, that is, the general study of things.; Môn siêu hình học thì ít người chăm chú, vì mảng lo đeo đuổi về vật chất hữu hình.The subject of metaphysics is less attentive, because of the pursuit of  visible matter.Học Chơn Lý hay Phật-pháp nào đâu phải khác.; Learning the Truth or the Buddha-dharma is no different.; Chính khoa học là ở trong thế giới, mà Phật học bao gồm võ trụ rộng hơn!; Science itself is in the world, but Buddhism encompasses the wider universe!; Thế nên khoa học là còn đang học, thì bao giờ cũng còn đi sau và ở trong giáo pháp của chư Phật.So science is still learning, it is always behind and in the Buddha's teachings. 
Môn học siêu hình học, biết rằng: có Phật, Thánh, Tiên, thần, ma, quỉ, thì đó là hồn của thân xác vậy. Luận về cái sống của các bộ thần kinh trong thân, thì như bộ máy xe hơi, hễ có xe, thì sẽ có sự điều khiển là cái biết, biết lần lượt ! Cho đến nên hình là người chủ xe, cỡi lại chiếc xe. Thân tứ đại của người, không phải như sắt, thép, lẽ nào lại chẳng tượng sanh cái biết và có hình : Cỏ cây kia ta còn thấy nó có cái biết lần thay ! Ấy bởi chấp thân, mà không thấy cái kết quả của thân, như nhìn cây mà không thấy hột của cây. Cây chết hột còn, thân mất cái biết còn. Chính cây sanh hột, chính thân sanh: tâm!
 
         Vả lại sự sanh có bốn cách, nếu nói chỉ có tứ-đại: đất nước lửa gió là sự sống chớ không có cái biết sao ? Vậy còn ai biết cái gì đang hiểu đây, đang biết đó ? Biết là cái tập của tứ-đại, nếu nói tứ-đại mà biết thì đất đá kia, bảo nói chuyện xem có được chăng ? Còn nói chết rồi hết biết thì hỏi cái biết ấy đi đâu ? Lại nếu nói cái biết mới càng sanh thì cái biết cũ trốn đàng nào ?
Đời nay có thánh-linh-giáo, thần-linh-học, sao lại còn nói là không có hồn linh ? Chỉ có kẻ thật chuyên môn siêu-hình-học luận, mới nhận rõ-ràng được sự sống chết của cái biết linh hồn. Vậy nên câu nói ấy chỉ trúng có một khoảng đầu và trúng có một cách, trong bốn cách sanh thân kia vậy.
23. Hỏi: Xin nói cho rõ, thân sanh tâm hay tâm sanh thân ?
Đáp: Trước là thân sanh tâm, khi có tâm rồi, nếu luân-hồi, thì tâm sanh thân là lẽ sau.
24. Hỏi: Có phải mỗi linh-hồn đều sống mãi và tấn-hóa đến thành Phật chăng ?
Đáp: Có sống có chết, sống thì ít mà chết thì nhiều, nhưng lớp khác vẫn tấn lên mãi. Cũng như học trò đi thi, trong số mười chỉ đậu có một hai, kẻ đậu thì đi tới, kẻ rớt ở lại, hoặc đi ra, và còn kẻ khác mới bước lên nữa.
Mười cọng cỏ, có được một thành cây.
Mười cái cây, có được một sanh thú.
Mười con thú nhỏ, có được một con thú lớn.
Mười con thú lớn, có được một con sanh người.
Mười người, có một thành Trời.
Mười vị Trời, có một vị đắc quả Phật.
Cũng như một cái cây có lá một muôn, bông một ngàn trái một trăm, đến thành hột chỉ có mười và hột tốt lớn thì chỉ có một. Mà qua lớp nầy thì có lớp khác tiến ra nữa.
25. Hỏi: Cõi siêu hình Trời, Phật ở tại đâu? 
25. Q: Metaphysical Realm of God, Buddha Where?
Đáp: Không gian của vũ trụ bao la, vô số địa cầu thảy đều là "tứ đại", thì hết thảy, in như nhau, không khác, nào đợi phải đi đâu!
 A: The space of the universe, countless globe are all the "four elements", they all, in the same, not different, how to go forward! 
Có thế giới đang có chư Phật nhiều, có thế giới đang có chư Thiên (hạng bậc trời nhiều), có thế giới đang có con người nhiều, có thế giới đang có thú vật nhiều, có thế giới đang có cây nhiều, có thế giới đang có cỏ nhiều, có thế giới đang có đất, nước, lửa, gió mới tượng. 
Cũng như loài người có xứ sở nào đó đang có ông già nhiều, có xứ sở nào đó đang có người lớn nhiều, có xứ sở nào đó đang có trẻ em nhiều, có xứ sở nào đó đang có phụ nữ nhiều, có xứ sở nào đó đang có nam nhân nhiều, có xứ sở nào đó người tu đang có nhiều, có xứ sở nào đó kẻ thiện lương đang có nhiều, có xứ sở nào đó kẻ ác đang có nhiều, có xứ sở nào đó đang vui, cười, có xứ sở nào đó, đang khóc lóc v.v…, nói chẳng hay cùng. Nhưng bởi địa cầu, thế giới là do tứ đại mãi lăn xoay, cho nên chốn nào cũng dời đổi, không thường, hoặc lâu hoặc mau. Vậy thì tâm của Trời, Phật, ở chỗ Trời, Phật, tâm của người, thú vật đến chỗ người, thú, tâm của quỉ, ma đến chỗ của quỉ, ma. Cũng có những kẻ lựa chọn chỗ tốt, xấu, hoặc đi qua thế giới khác, hoặc đi xứ khác, nhưng dẫu rằng ở đâu đi nữa, thì cũng không bền lâu. Tốt hơn là ở chỗ tâm mình, tâm mình tạo quyến thuộc cảnh ngoài, ai ai, sự việc, hay điều chi dời đổi, mà tâm mình: thì phải cho nhứt định, mới có yên vui được. 
         Vậy nên phải lựa chọn cái tâm hồn, bằng được tâm thiện, tâm-huệ, tâm: "chơn", thì mặc dầu cảnh nào đi nữa, nó cũng vẫn tìm chỗ thiện, huệ, chơn của nó, và sẽ luôn chung cùng với quyến thuộc của thiện, huệ, chơn, để hưởng sự yên vui mà thôi. 
         
Trái lại ác, mê, vọng thì phải rối, khổ, chết, tiêu hủy, và ở đâu đi đâu cũng không được, lại chẳng bao giờ có quyến thuộc, thân cận. Đời nó bao giờ cũng: lẻ loi, lạnh lùng, trong bóng tối, thúi dơ, nặng nề, khổ sở. Sống cũng vậy, mà chết mất thân xác, rồi thì tâm hồn nó cũng vậy, nó ở theo cái tâm của nó.
26. Hỏi: Người ta nói địa ngục dưới đất phải chăng ?
Đáp: Đức Phật nói rằng: giữa ruột trái đất là bộng trống tối, đen, lửa cháy, vách sắt, dưới sâu dơ dáy…là quyền-giáo ví dụ. Chớ thật ra, Thiên-đường là thiện-đạo, địa ngục là ác đạo, thiện là trên, ác là dưới. Kẻ ác trược là dơ-dáy, thấp-thỏi, sâu độc, tham lam là vách sắt, sân dục là lửa cháy, si-mê là tối đen, vật-chất là đất bao bọc nấm mồ. Muốn dễ hiểu ta hãy nhìn xem giữa buổi chợ đông thì thấy rõ. Cảnh do tâm, tâm nào thì hạp cảnh nấy, đợi gì sống chết và ở đâu đâu.
27. Hỏi: Do đâu mà kẻ nói chết còn, người nói chết mất?
Đáp: Bởi kẻ ác nói liều, kiếp nầy làm ác vui chơi cho thỏa thích, đời sau sẽ tu cũng không muộn, nên bậc hiền thánh dạy rằng: Công-lý tương đối của vũ-trụ vốn công-bằng, được bây giờ thì mất về sau, được thân thì mất tâm, được ngoài thì mất trong, thái quá thì bất cập, sanh thì tử, nếu như đời trước không tu tập phước-đức, mà đời nay lại làm tội quá ác, thì e sau khi chết, linh hồn, cái biết, bị quả báo điên khổ mà tiêu tan, thì còn có đâu đời sau nữa mà hòng tu ?
Còn như kẻ ác nói ngang: chết là mất, nếu không làm ác vui chơi bời là khờ dại. Bằng như đời trước không làm tội gây nghiệp, kiếp nầy phước dồn đang hưởng, mà lại quá ác xài nhiều, có ra không vô, thì sau khi chết đi, linh-hồn cái biết chưa bị khổ, chưa bị khổ điên chết mất, đến lúc sanh ra đời sau, hết phước mà lại chịu quả báo tội nghiệp thì khổ lắm, chịu sao nổi ?
Thế nên, kẻ ác nói đoản thì Phật Thánh chỉ chỗ trường, cho nó biết tu mà nhờ lấy. Nếu kẻ ác nói trường thì Phật Thánh chỉ chỗ đoản, để giác-ngộ cảnh tỉnh mà cứu nó về sau. Đời sau kẻ chẳng rõ lẽ ấy, nên mới có câu: “ chết còn, chết mất”, chớ còn mất là tại nơi thiện hay ác của mỗi người gây tạo.
28. Hỏi: Tiêu diệt cả thân tâm bằng cách nào?
28. Question: How to destroy the body and mind?
Đáp:; 
Answer: Kẻ ác, trẻ con, rủ nhau làm thiện là ít ai hưởng ứng.; Evil people, children, invite each other to do good, few people respond.; Bằng hô lên làm ác: giết trâu, bò, thì lại rất đông nhiều, không kêu cũng tới, không mời cũng bu quanh, một dao thêm một dao, một mạng thêm một mạng.; By shouting to do evil: killing buffaloes and cows, there are a lot of people, even if they don't call, they will also gather around, one more knife one more knife, one more life one's life.; Lại còn khen, hay khoe giỏi vây cánh càng to, thiếu chi là người xu nịnh, hùa theo: bợ đỡ!; Also complimenting, or showing off well, the bigger the wings, the less one is a flatter, following along: fawning!; Cũng như kẻ lượm đất liệng lên không, nó có trớn bay lên rất mạnh, rất cao, hết trớn thì đứng lại.; Just like a person who picks up soil and throws it into the air, it has a very strong upward flight, very high, and stops when it reaches its full height.; Và rồi nó rớt xuống, càng to lớn nặng nề, càng sa nhào mau lẹ, đã lún sâu mà còn tan rã mất hình hài.; And then it fell, getting bigger and heavier, falling faster, sinking deeper, but also disintegrating and losing its shape.; Kẻ ác thì cũng thế, lúc đầu thì bạo phát và sẽ bạo tàn kế đó.; The wicked, too, are violent at first, and then they will be violent.; Trước tập ác với thú, ác lần tới người, ác với kẻ xa, rồi lại ác với người gần là đồng bọn nó.; Before practicing evil with animals, evil next to people, evil with people far away, then evil with people near are their accomplices.; Nó bị phản bội: thế lực tan rã, nó bị thương tật và bơ vơ, đói khát, tàn tật…; It was betrayed: the power disintegrated, it was injured and helpless, hungry, disabled…; Mà bởi tánh ác đã quen cao, không hạ thấp xuống được, mới sanh ra tức-khí, bất mãn, khổ vì giận dữ, lại sợ sẽ bị trả thù, ai ai đều ghét!; But because the evil nature is used to high, can not be lowered, new born anger, dissatisfaction, suffering because of anger, fear of revenge, everyone hates!; Cái khổ làm cho nó ngây khùng, mất trí, khổ quá bủn rủn tay chân: mất cả hành vi, cử động.; Suffering makes it stupid, insane, suffering so weak hands and feet: losing both behavior, movement.; Gần như thú, chơi với thú, ghét loài người.; Almost animals, play with animals, hate humans.; Khổ nữa và thêm sự hành phạt cuồng điên, mất cả tư tưởng, ghét thú, mến cỏ cây, ở nơi lùm bụi.; Suffering more and more punishment of madness, loss of thought, hatred of animals, love of plants, in the bush.; Và rốt cuộc là sự điên, khổ, đói, và bịnh hành phạt nó, làm cho đứt luôn thọ cảm, hết biết, mất biết, không còn biết.; And finally, madness, suffering, hunger, and disease punish it, making it cut off all feelings, stop knowing, lose knowing, no longer know.; Cái biết kết tập lâu ngày bị tan mất!; The long-term collective knowledge is lost!; Kẻ ấy quá khùng điên không giảm, làm mất thọ cảm, không còn biết cỏ, cây, thú, người.; That person is so mad that he doesn't decrease, loses his feeling, no longer knows grass, trees, animals, people.; Và không còn biết  sự nhập thai bào bụng mẹ, ăn uống chi cả, thì thân tâm tiêu diệt, tiêu cả bóng và hình hài.; And no longer knowing  entering the womb of the mother, eating and drinking, the body and mind annihilate, destroy both shadow and form.; Cảnh khổ ấy gọi là địa-ngục vô-gián của a-tỳ.; That suffering is called the uninterrupted hell of the Abhi.; Nếu kẻ ác vướng mang, thì không còn phương nào ai cứu chữa, và cũng khó lại gần nó, mà nào có ai thương tiếc gì nó đâu?; If the wicked one is entangled, then there is no way to save him, and it is difficult to approach him, and no one will mourn him?; LINK: Làm những nghiệp nào phải đọa địa ngục A tỳ?
KHỔ ĐIÊN CÓ HAI CÁCH:
Kẻ ác điên khổ thì tiêu diệt. Con người thiện vì lo, vì quá học mà điên, thì như đi nhảy cấp sụt thang, điên sảng chỉ một thời-gian thôi. Bởi nhớ hiền lương, có kẻ thương yêu săn-sóc, chăm-nom chiều-chuộng ở gần; nên chẳng bao lâu được tỉnh lại lần, như đứa trẻ tập biết lần lần khi mới lớn.
Nhiều bịnh điên nhứt là khổ vì tình-dục, chính khổ ái ân là lưỡi kiếm giết tâm hồn, diệt-tiêu cái biết đau đớn vô ngằn. Kẻ khổ điên vì tình mà làm ác thì mau chết lắm, nhưng nếu thiện lành là còn cứu-chữa được. Thế nên Phật dạy: Tình dục là cửa địa-ngục A-tỳ !
29. Hỏi: Nếu vậy ai cũng có thể tiêu diệt hết sao ?
Đáp: Đừng giựt mình, hãy làm thiện là tấn-hóa và nuôi sống mãi vậy. Lẽ sanh diệt tạo-hóa có chi lạ, thân cũng vậy mà tâm cũng vậy. Chớ nếu càng sanh mà không diệt, thì xưa nay đất đâu mà chứa hết chúng-sanh ? Nào riêng loài người, loài thú, cây, cỏ kia, sao không ai nghĩ đến mà thương-xót cho nó. Làm ác giết người, giết chết thân mà còn tâm, trái lại mình cái tâm đã chết, hột giống tâm đã dứt, còn thân thì sau sự vay phải trả, phải đền bù bằng cái chết. Thế rõ ràng là mình tự giết thân tâm mình đó ! Sự thật, xưa nay nào ai dám nghĩ đến, hoặc nhắc cho lẽ ấy, nhưng sao ta làm ác lại lo hoài và nhớ mãi, chỉ ngó tới mà chẳng tin rằng là có sự lui. Trong đời đâu có lẽ tốt hảo tuyệt-đối cho riêng ta vậy.
30. Hỏi: Làm thế nào mới thành Phật và sống đời đời?
Đáp: Không khó ! Một con thú mới sanh ra người, chỉ biết ăn, kiếm ăn để sống và rồi chờ chết: nhưng lâu ngày nhàm chán mệt mỏi. Một hôm đi ra đường gặp kẻ đói khó hơn nó, nó liền bố-thí cái dư của nó giúp người. Nó được lời cám ơn và khuyến-khích, nó vui mừng sung sướng, nó no mát nhẹ nhàng, nó thấy hay hay mới lạ, và từ đó nó ham bố-thí, quên mình mà nghĩ đến người, mặc cho kẻ khác chê cười ngu dại, nó siêng làm việc cho kẻ chung quanh, để được vui trong tâm và làm gương trong cõi đời về sau cho trẻ nhỏ, nhờ vậy mà thân tâm nó càng được trong sạch, yên lặng và sáng suốt lần lần. Nó gặp được sự ích-lợi, thanh-cao, chơn thật, nó hiểu được con đường sống có ý nghĩa ! Nó làm phải cho một gia-đình, người ta coi nó như cha. Nó giúp cho cả làng tỉnh, người ta kỉnh nó như quan. Nó thương yêu cả xứ, người ta mến nó như vua. Ai cũng muốn gần nó, nương dựa dưới sự mát-mẻ êm-ái của nó. Khi trọn phận sự của kiếp người, bằng xác thân vật chất, thì nó chết, nó đi nghỉ mệt ở núi non, mà ôn nhớ lại sự lành, để cho tâm hưởng ăn no đầy khoái-lạc.
Trước khi nó chết, sau khi nó chết, đang khi nó chết, cũng có nhiều kẻ chết. Họ chết sau sự khổ nạn, họ tìm nó và đến ở chung với nó, để nhờ nó an-ủi dạy-dỗ tâm hồn. Lần lần xã-hội siêu-hình của nó càng đông, nơi đây nó làm vị vua Trời bởi người ta tôn, cũng như ông thầy giáo bước lần lên Đốc-học.
Kẻ thiện lành dầu câm cũng biết nói, nói lời lành ai cũng mến. Kẻ ác dầu học giỏi cũng như câm, vì chẳng ai nghe. Nơi đây nó tập nói, lần lần sáng trí hoàn-toàn giác-ngộ, thấu chơn-lý và đắc-đạo. Nó bước đi thêm một bước, để dạy đạo giải-thoát niết-bàn, và đi giáo-hóa khắp nơi cùng xứ. Cho đến khi thành-đạo to lớn, có người thay thế, nó bèn nhập-định hưu trí nghỉ ngơi (niết-bàn như-lai). Đến đây cái biết cứng đầy no vui-sướng mãi, nghỉ dưỡng đời, trường sanh bất-diệt. Hình bóng của biết đã trở nên một sức mạnh không tan, sắc vàng chói rực, muôn loại kỉnh thờ, gương lành giáo-lý phóng khắp cùng nơi, đời đời sống mãi, quét sạch bụi hồng.
Đó là từ thú đến người, đến Trời, đến Phật, mỗi bước đi lên, không tự cao chấp lầm đứng nghỉ, ấy cũng chỉ từ nơi cái thiện mà nên được.
Vậy chúng ta hãy, rán noi theo gương thiện lành nầy, đặng diệt trừ hết ác, làm Đấng trọn thiện trọn lành, lấy tình thương yêu dạy tất cả chúng sanh chung, bình đẳng, bác ái, không lựa chọn: nhỏ, lớn, giàu sang, hèn mọn, thì mới chắc: cầu mong thành Phật sống đời, yên vui, không còn rối, khổ ?
Vậy thì ai ai cũng nên là Phật hết.
So everyone should be the Buddha before.

Tổ sư Minh Đăng Quang; Patriarch Minh Dang Quang.
LINK: THAM KHẢO: From: Aristote 
[TIẾNG PHÁP] Aristote (384-322 av. J.-C.) est un philosophe et polymathe grec de l'Antiquité. Il est avec Platon, dont il a été le disciple à l'Académie, l'un des penseurs les plus influents que le monde occidental ait connu. Il est aussi l'un des rares à avoir abordé presque tous les domaines de connaissance de son temps : biologie, physique, métaphysique, logique, poétique, politique, rhétorique, éthique et de façon ponctuelle l'économie. Chez Aristote, la philosophie, à l’origine « amour de la sagesse », est comprise dans un sens plus large comme recherche du savoir pour lui-même, interrogation sur le monde et science des sciences.
[TIẾNG VIỆT] Aristotle (384-322 TCN) là một triết gia và nhà thông thái Hy Lạp cổ đại. Anh ấy ở cùng với Plato, người mà anh ấy là đệ tử tại Học viện, một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất mà thế giới phương Tây đã biết. Ông cũng là một trong số ít người đã tiếp cận gần như tất cả các lĩnh vực kiến ​​thức vào thời của mình: sinh học, vật lý, siêu hình học, logic, thi pháp, chính trị, hùng biện, đạo đức và đôi khi là kinh tế học. Ở Aristotle, triết học, ban đầu là "tình yêu trí tuệ", được hiểu theo nghĩa rộng hơn là sự tìm kiếm tri thức cho chính mình, đặt câu hỏi về thế giới và khoa học của các khoa học.
Chuyện lạ bốn phương;
Strange stories four directions: Kì Lạ Cậu Bé Đầu Thai Nhận Lại Bố Mẹ Tiền Kiếp Ở tỉnh Hòa Bình; 
Strangely Reincarnated Boy Gets Back His Past Life Parents In Hoa Binh Province
Chú tiểu Sa di mới 13 tuổi. Ngày cúng ông nói: "người ngồi trên bàn thờ là tôi"! Và đưa tay bẻ bánh tráng ăn.; The novice monk was only 13 years old. On the day of worship, he said: "The one sitting on the altar is me"! And reached out to break the rice paper to eat.; Mẹ Nguyễn Thị Nghè nghĩ suy..."lạ thật"; Vậy là đã đầu thai khỏi cúng nữa: hay sao?; Mother Nguyen Thi Nghe thinks "strange"; So reincarnated from worship anymore: or what?; Mẹ thưa chuyện lạ với ông nội tên Lâm Thôn. Ông bảo "dẫn Chú tiểu Sa di đến, gặp hỏi chuyện"?; My mother told a strange story to my grandfather named Lam Thon. He said "take the novice monk to meet and ask questions"?
____ Chú tên gì?;
 What's your name?
____ Thưa tôi tên là Bảo Lâm, do mẹ đặt tên. Nhưng cha tôi không chịu gọi là "Lâm Thôn" (tên ông nội của tôi).; Dear, my name is Bao Lam, named by my mother. But my father refused to call me "Lam Thôn" (my grandfather's name).
Tôi nhớ chuyện nầy: về tại chùa Bảo Lâm thôn trên. Ông đã mất!; I remember this story: back at Bao Lam pagoda in the upper village. He lost!; Ông Thầy trụ trì đang phơi lúa với một chú Sa di tập sự: lúa mới gặt...; The abbot is drying rice with an apprentice novice: newly harvested rice...
____ Ủa, ông là ai? Sao biết chuyện ngày xưa, cha và mẹ tôi, đặt tên tôi.  (Chuyện nầy "không ai biết")...!?!; Uh, who are you? How do you know the story of the old days, my father and mother, named me. (This story "no one knows")...!?!
____  Thưa rằng: chuyện nầy "bí mật" không nói ai? Kẻ cười "gặp Cha", người khóc...vì giành "con của người ta"!; Say: this "secret" does not tell anyone? The one who laughs "meeting the Father", the one who cries...for taking "one's child"!
____ Bây giờ "ông Cố của con": ở đâu?; Now "my great-grandfather": where?