Hiển thị các bài đăng có nhãn RTT25. Thần-mật; Spirit-secret. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn RTT25. Thần-mật; Spirit-secret. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2023

RTT25. Thần-Mật; Spirit-Secret


Đề tài: giảng luận số 25 (hai mươi lăm)
Subject: lecture number 25 (twenty-five)
Thần-Mật; Spirit-Secret
Tác giả: MINH ĐĂNG QUANG
Author: MINH DANG QUANG
&&&
Theo phiên bản, xuất bản năm 1993; By version, published in 1993; Hiệu chỉnh và dịch sang Anh ngữ, học trò nầy: tự học tiếng Anh LÊ ĐỨC HUYẾN; Editing and translating into English, this student: self-study English LE DUC HUYEN; (Trang 376; Page 392)
Kệ tụng Kính Thầy!; Praise Dear Teacher!
(Tổ sư: Mật-Tông, một trong 12 tông chi của Đạo Phật)
(Patriarch: Tantric Buddhism, one of the 12 branches of Buddhism)
*&* Nhìn kín đáo không cho ai thấy,
Bởi thấy là nhìn bậy: khát khao!
     Nghe thầm lặng, đập dạt dào,
Rì rào huyết chạy, xôn xao mạch hồng.
*&* Đầu cúi xuống, ngửi nồng mùi khét!
Như sấm sét! Thơm hương xông trầm.
    Lưỡi uốn lên, cắn chặt môi thâm,
Răng liền kề sát, lặng thầm: nói chi?
*&* Đưa tay bút viết, là chữ gì,
Ngắm trong nét lượn, so bì rõ!
    Lời mật Pháp dù sáng tỏ,
Để lại truy vấn, có tại nơi nào?
*&* Thần thông pháp lý, là sao nhỉ!
Mật ý nầy, Tổ: nghĩ thật không?
    Ai đọc được thì như không,
Vi phạm "luật giới": Mật Tông kính Thầy!
Cư sĩ TÂM-ĐĂNG, ngày 14/4/2023
Praise the Teacher!; Praise Dear Teacher!
*&* Looking discreetly so no one can see,
Because seeing is looking bad: longing!
      Hear silently, pounding loudly,
Whispering blood runs, pulsating pink pulse.
*&* Head down, smell the burning smell!
Like thunder! Fragrant incense.
     Tongue curled up, biting dark lips,
Teeth close together, silently: say what?
*&* Put your hand on the pen to write, what is the word,
See in the gliding strokes, compare clearly!
     Although the secret Dharma words are clear,
Leave a query, there at where?
*&* Legal magic, what is it!
This secret, Patriarch: think really?
     Who can read it like not,
Violating the "law of precepts": Tantra respects the Master!
Layman TAM-DANG, April 14, 2023
L.7 Sanskrit mantras; 7 thần chú chữ phạn
   Phép thần thông có là do ba cái mật: thân mật, khẩu mật, ý mật.
   Magical magic is due to three secrets: intimacy, password, and secret mind.
Thân mật là không hay làm.

Khẩu mật là không hay nói.

Ý mật là không hay tưởng nhớ.

Ba cái mật là ba sự kín đáo bên trong, nói, làm, tưởng, không cho phát lộ ra ngoài.

Làm, nói sanh ra tưởng loạn. Không làm, không nói thì tưởng định. Thân, khẩu sanh ra ý, và khi không còn thân, khẩu là không còn ý.

Cái ý của thân, khẩu bên ngoài, là ý loạn. Và cái ý của thân, khẩu bên trong, hay là không còn thân, khẩu, thì ý định.

Ý định gọi là chơn như, hay là không có ý. Nghĩa là không có ý vọng động. Cũng như vỏ ruột sanh ra cái ngòi mộng. Ngòi mộng sanh cây, cây còn vỏ ruột mộng mất. Cái ý trước là ngòi mộng, cái ý sau là cây. Cây là phép thần thông, phép thần thông là do ý mật. Ma quỷ không có nói làm, ý mật với linh thiêng. Vậy nên phép thần thông có là do ý mật, mà ý mật phải do nơi thân mật khẩu mật.

Thân, khẩu, ý ẩn mật kín đáo, cũng như cái hột còn tốt nguyên vẹn chẳng hư hao. Một cái hột kín đáo tròn trịa không nứt bể, ruột chẳng hở lòi, ngòi mộng không sứt gãy, thì chắc chắn sẽ sanh cây, vỏ ruột ấy chắc chắn sẽ nuôi được ngòi mộng, và hương vị thật hoàn toàn, tánh chất nguyên vẹn.

Một cái hột sống, là vỏ ruột mộng không hở bể. Một cái tâm chơn, là thân mật, khẩu mật ý mật. Bởi thân mật, khẩu mật, mới sanh ý mật, ý mật là thần thông, vậy nên gọi phép thần thông có là do ba cái mật. Trong ba cái mật này, thì thân khẩu kể như không có, ví dầu đang có cũng như không, cho nên kẻ chết người sống cũng in nhau, kẻ sống tập thân mật, khẩu mật, nhưng người chết không có thân khẩu, thế nên kẻ sống người chết đều có đủ ba cái mật. Trong ba cái mật ấy, thân, khẩu nuôi ý, và phép thần thông có là do ý mật.

Tâm hồn của người ta có ba phần: linh, giác và thần. Thần là sự sống, giác là cái biết, linh là linh nghiệm. Người sống đời, có sống, có biết, mà không linh nghiệm, thì cũng như kẻ thiếu bộ máy ngũ tạng, giữa thân mình, kẻ ấy không sao sống được, biết được. Người ở đời phải bị muôn ngàn sự hiếp đáp, người không được toại ý, người biết vật chất là ác trược giả dối khổ sở, mà người phải ôm đeo theo mãi mãi muôn đời ngàn kiếp, là tại thiếu sự linh nghiệm thần thông. Sự linh nghiệm thần thông thiếu là bởi vọng động bên ngoài, mảng lo làm, nói nhớ tưởng, mất cái tự nhiên yên lặng. Tự nhiên yên lăëng là linh có sẵn chớ chẳng đợi tìm đâu. Ai ai cũng có linh thiêng hết, sống chết đều linh, không linh là tại người kia vọng động, nơi chổ tự nhiên yên lặng, hòn đá sẽ linh, cái cây sẽ linh, cục đất còn linh, huống chi người ta sao lại chẳng linh? Đúng chơn lý sự thật của mỗi chúng sinh là tự nhiên yên lặng, chơn nguyên linh ứng, tất cả chúng sanh đều đang ở trong cái yên lặng phủ trùm, giờ phút nào không vọng động là tự nhiên yên lặng.

Tại vì họ lạc lầm say mê giả dối cảnh vật bên ngoài, bỏ mất thần thống bám níu theo trần, để phải không ta, không của ta, vô thường khổ não, thật là đáng tiếc. Nhưng trong khi ấy, nếu lúc nào họ chịu bỏ trần, ở vào trong cái tự nhiên yên lặng, tức là linh thiêng trở lại. Cũng như mặt kiếng, bên ngoài không dính bụi, tức thì sáng rỡ. Người ta mắc phải tai nạn chết thảm, là cũng tại nơi sự lo tưởng nói làm.

Một cái hột nứt vỏ, ruột hôi, thúi mộng, thì không còn dùng được. Một bông hoa quý giá, là bởi nơi sự búp kín. Một cái tâm hồn tốt đẹp, là bởi nơi ba cái mật, không ai xem thấy kiếm tìm nó được. Một viên ngọc vô giá là bởi món ít có và khó gặp.

Vậy nên những kẻ tu tâm là giữ gìn ba cái mật, cho thật hoàn toàn ẩn bên trong kín đáo. Tức là kẻ ấy biết sống bằng linh hồn, kẻ ấy sống trong hai cảnh giới, có thân khẩu và không thân khẩu; người thông suốt trong cõi hữu vi và vô vi; người không còn tai nạn sợ sệt chi nữa hết.

Một sức mạnh ngoài sự ước lượng, một sức mạnh toàn năng, một sức mạnh tài hay giỏi lạ, một thần lực không ai sánh kịp, tức là ba cái mật. Một sức mạnh, một tinh thần là ba cái mật, cái ấy dời non lấp biển, động địa kinh thiên, việc chi dầu nhỏ nhít tới đâu, dầu lớn lao thế mấy, nó cũng làm xong tức khắc, không chút nhọc mệt. Người được toàn giác, người được sống đời, người làm chủ thì giờ sống chết, người muốn sao cũng được, người biến hóa sao cũng được, người sai khiến tất cả, người bay cùng khắp nơi, cả thảy đều do ba cái mật, là một sức mạnh.

Trần thế không có gì ngăn bít được người, người ở đi trong cái gì cũng được. Người biết được quá khứ vị lai không phải đợi ai cần dạy, người nhớ ra hết thảy từ muôn kiếp, người biết rõ ý niệm trong tâm người, người thấy khắp cùng, người nghe khắp cùng, người biết mạng số tất cả, người được an hòa bình tỉnh nghị lực, một sức mạnh, một cứng rắn, ấy là ba cái mật của tự nhiên; yên lặng, mà người ta thường gọi đó là phép thần thông.

Mặt nước đặc là bởi không xao động, một linh hồn cứng chắc là bởi không phiền não.

Một cục sắc đỏ dưới nhát búa của người thợ rèn lửa văng tứ phía, cục sắt ấy bể lần. Sự phóng tâm loạn vọng làm tổn hại tâm người, cũng y như thế, nó làm cho tâm phải mềm yếu, bể nát là lần hồi tiêu hoại. Cái ý bị tan nát không còn nguyên khối, là không còn sức mạnh. Cũng y như thế, là bởi xúc chạm đối chọi với vật sắc bên ngoài mà nó phải hao mòn.

Một người chuyên môn quán tưởng một việc, lâu ngày cái ý định trụ, thành ra một sức mạnh linh thiêng. Một người thôi miên học nhờ chăm chú một việc ngưng bỏ nói làm, cái tư tưởng gom hiệp thành một sức lực. Người tu tập thần nhãn, nhìn ngó ngay ngọn đèn, ngôi sao, mặt trăng, mặt trời, tập lần lần, cho ý định trụ, nó sẽ là một thần lực, người ta có thể dùng mắt khiến sai thần quỷ, bảo đứng bảo đi, bảo bay bảo chạy, bằng thần nhãn ấy. Vì mắt là thần, chủ của tâm, tâm thường ở nơi mắt, vì vậy mà mắt ma là loạn, mắt Phật là định.

Một người lực sĩ muốn nhấc bổng một khối đá to lớn phải gom đủ sức của ba cái mật: miệng phải ngậm kín lại nói thầm bên trong rằng phải nhẹ lên! Thân phải rùng mình lấy sức lực! Ý phải tưởng tượng xem coi khối đá ấy nhẹ lên như thúng trấu! Gồm đủ ba cái sức lực ấy, cục đá quả nhiên nhẹ lên như thúng trấu. Một người võ sĩ mới tập võ nghệ, miệng họ thét đều, thì tay chưn phải theo liền với miệng, và cái ý của họ phải gắng y theo chổ đó. Cũng như người đi xe máy, cái ý tại đâu là tay chân đến đó, miệng họ cũng nói theo cái ý. Một người tài xế xe hơi, bánh xe đi theo thân miệng ý. Kẻ nhỏ thì thân, miệng ló lộ ra ngoài. Người lớn thì thân, miệng, ý ấn kín bên trong! Dầu làm việc chi cũng vậy, thân khẩu ý rạc rời là không kết quả. Miệng nói bên này thì tay không thể làm việc bên kia, ý lo việc khác thì miệng không nói được việc đàng này...

Một người thân, khẩu, ý chưa trọn ác, thì chưa được gọi là trọn ác. Cũng như nói thiện, làm thiện mà ý tưởng không thiện, thì chưa được gọi là một hạt giống thiện. Thiếu một phần thì không thành tựu hột giống. Thân, khẩu, ý là tâm, là hột giống. Vậy nên tu tâm là thân, khẩu, ý phải giữ gìn trau sửa, cho được tự nhiên vắng lặng, ẩn mặt kín đáo trở lại, bởi chúng sanh là đã tập quen tánh xao động bên ngoài từ lâu, tự mình tạo sanh khổ nạn.

Muốn tập giữ ba cái mật, không phải dễ, người ta cần phải mượn đức tin, mượn phép hộ niệm, để cho được sự tinh tấn bất thối. Cũng như là mượn sự chứng kiến, sự giúp đỡ của một kẻ khác, sự gìn giữ bởi một kẻ khác. Trước khi thật hành đến ba cái mật, người ta niệm tưởng đến một danh hiệu Phật mà họ ưa thích hơn hết, hoặc tự họ đặt ra một cái tên Tiên Phật gì đó, họ tin tưởng như là có thiệt, ở trước mặt, ở trên đầu, ở sau lưng, hay là ở vào trong thân miệng ý, nhờ như thế mà họ tinh tấn và kết quả linh thiêng.

Cũng vì thế mà người ta hiểu lầm là: có tin mới có linh! Chớ họ không biết cái linh ấy là do tư tưởng của thân, khẩu, ý mật! Mà cũng phải như vậy, có tin mới có mật, không tin không có mật, vì không có đức tin, thì không thành tựu việc chi hết. Cũng như người làm ruộng, mua bán, thiếu đức tin thì không thật hành được. Có đức tin, có hy vọng, có chắn chắn kết quả, thì ta mới có siêng năng gắng chí.

Vậy ta nên phải mượn lấy đức tin, dầu không có Tiên Phật đi nữa ta cũng phải tin là có, như vậy dễ bề cho ta hành đạo.

Cũng như các nhà sư thường hay bịa đặt ra tên Phật, Thánh, Thần, Tiên, các Ngài vẽ vòng pháp chung quanh chỗ ngồi rồi đặt tên vị này vị kia trấn giữ, tin tưởng như có thật, để trấn tịnh chơn tâm, để cho tâm mạnh mẽ cứng, không sợ sệt. Cũng vì thế mà các sư hay chế ra chơn ngôn pháp ấn, đặt tên Phật Thánh này kia, rồi chăm chú quán tưởng trụ tâm, thân, khẩu, ý không cho loạn vọng. Là phát sanh thần mật. Người ta luyện tập các câu chú, quán nhìn chữ, niệm mãi danh hiệu Phật, bằng đức tin, để tạo thành ba cái mật, phát thần thông cũng được. Như thế cũng là pháp làm cho lục căn thanh tịnh, hay là ba nghiệp trong sạch, thì thần thông xuất hiện.

Vì trong định thì có quả linh và đạo lý, trong yên lặng thì có trí huệ và thần thông. Mà muốn định yên lặng thì phải nhớ niệm, có giữ một niệm ghi nhớ một việc, một chỗ thì thân, khẩu, ý mới định, phát sanh thần mật. Có tầm tõi quán xét, một câu một nghĩa lý, thấu đáo được nghĩa lý thì tâm mới được sự mừng vui trong sạch và yên lặng, trong cái chơn như là ý yên lặng chăm chú, một sự gì là thân, khẩu, ý yên lặng!!! Biết bao muôn, ngàn, triệu, ức pháp, pháp nào cũng có thể làm cho phát sanh thần mật được, pháp nào cũng có thể làm cho lục căn thanh tịnh, pháp nào cũng có thể làm cho tam nghiệp yên lặng được; Nhưng mà khó nhứt là sự bền công, vì vậy nên phải mượn tạm đức tin hay là bổn nguyện...

Muốn định thì phải giữ giới, thiện lành trong sạch đã, thì mới mong phát đạt trí huệ thành Phật. Trí huệ là sự quán xét diệt trừ Phiền não, để bảo giữ cái định là thần mật.

Ma quỷ kia cũng định, cũng đắc thần mật linh thiêng, nhưng khác hơn Phật, là ma quỷ không có trí huệ, và không có giữ giới thiện lành trong sạch. Nếu không có giới huệ, thì định chẳng bền lâu, phép linh có ngày mất. Kẻ tà ác mà có phép linh, thật là nguy hiểm cho tánh mạng nó, nó sẽ tự cao, nó sẽ ham danh lợi, người ta càng tôn nó, thì tội ác của nó càng sanh, sự tà quấy của nó càng trội, tram sân si phiền não càng dấy, phép thần thông của nó sẽ mất, lại bị sa vào địa ngục, vì tật chướng lậm mang, không thế gì ra khỏi đặng.

Vậy nên người tu phải biết rằng quả linh vốn sẵn có tự nhiên nơi yên lặng, chớ không phải tìm kiếm mong cầu theo niệm quấy! Mà người tu là nên phải biết quý tâm thần mật để diệt trừ phiền não, tội lỗi sái quấy thôi! Hay hơn nữa là tu để cho tâm hồn tốt đẹp quý báu, giúp ích cho đời đặng đền ơn cho chúng sanh và Tam bảo, như thế mới được dứt trừ được nghiệp tội! Vì gốc của chúng sanh là tội khổ, cần phải tránh sự tự cao, đọa lạc. Như thế thì phép linh là phụ thuộc, chỉ có trí huệ, tâm chơn mới thật là của cải!

Nhưng có phép linh cũng đỡ cho ta được nhiều việc nơi thân xác, cũng đôi khi giúp ích cho chúng sanh trong cơn tai nạn! Có như thế họ mới dạn dĩ ham tu, vì phần nhiều có kẻ thấy phép thiện hiện, cùng phép ý sanh thân, và các phép thần thông biến hóa của Phật, họ cho Phật là linh thiêng, chớ họ chưa hiểu biết Phật là Niết bàn chơn như trí huệ.

Một người đi núi là bởi tin tưởng Thần Tiên, họ đi mỗi bước, hằng tưởng có Thần tiên nơi trên đầu trước mặt, đi bộ lên nửa chừng, dốc núi, dầu mệt tới đâu, mà miệng nói thầm: khỏe khỏe, chân cố gượng đi như khỏe thật, ý tưởng đã khỏe rồi như ngày thường, thêm nhờ mượn đức tin nơi Thần Tiên, thế là họ khỏe thật, họ có thể đi cả ba hòn núi nữa cũng chưa biết mệt, thật là thần diệu. Chính đức tin và ba cái mật thành tựu sự linh ứng, chớ không có vị Thần Tiên nào nơi đó cả.

Một người đi đường xa đói bụng quá, họ nhớ lại ưa ăn bánh ngọt, họ tưởng tượng ăn năm cái bánh, đã vào bao tử, và tay chân họ cử động như lúc ăn no, thế là họ sẽ thấy ngọt miệng no bụng, tinh thần hăng hái trở lại! Và nếu họ giữ mãi đề mục ấy nơi thân, khẩu, ý, thêm mượn đức tin nguyện vái nơi một vị Phật Tiên hoài, thì dầu cho họ có nhịn thêm một ngày, một bữa, hoặc bao lâu nữa cũng được, nếu tâm không xao lãng!

Một người kia dầu mắc phải bệnh đại tiểu, bịnh chi trong thân thể, nóng lạnh, ngăn hơi, tim mệt, nhức đầu... người ta cũng dùng đức tin và ba cái mật đối trị nó, thật là phương thuốc cấp tốc tạm thời hay lắm, cái kết quả thật là kỳ diệu! Giả như một người muốn dỗ giấc ngủ, người liền vái nguyện một vị Phật tiên, cho có đức tin, rồi người nói thầm liên tiếp: ngủ, ngủ; ý tưởng tượng theo hơi thở điều hoà như lúc ngủ, và thân mình xem như yếu xụi, không còn biết nữa thế là họ sẽ ngủ rất dễ dàng. Bằng chẳng vậy họ đếm một hai, hoặc đếm hơi thở, tưởng tượng mình đã ngủ, thân mình không biết đến sự cử động, thế cũng là ngủ được.

Một người bị khí uất chận lại ngăn chớn thủy, người niệm tưởng danh hiệu một vị Phật để mượn đức tin gia hộ, người nói trong trí liên tiếp rằng thông xuống, trong ý tưởng tượng rằng hơi đã trút xuống rồi và khi ấy người thở hơi dài, hít hơi vô khỏi rún, phình bụng dưới ra, và thở ra tóp bụng dưới lại, tay chơn cử động như thường, như thế trong vài phút thì khí uất tan mất, rất linh nghiệm.

Cũng như một người kia tin tưởng nơi một vị Phật lâu ngày cho thân, khẩu, ý hiệp một, khi có việc chi là họ chỉ định thần gom ba cái mật lại: muốn có là có, muốn không là không, muốn còn là còn, muốn hết là hết, là do sự nhứt định ấn quyết, tin chắc không sai chạy.

Một người đứt tay, sợ sệt nhút nhát, nói đau đau càng rên la, càng đau thêm. Một người tướng bị chặt đứt tay, đứt chưn, đứt thân mình, bị chặt đứt rớt mất đầu, mà còn ngồi yên trên lưng ngựa, còn hăng hái múa gươm, những sự ấy chỉ cho ta thấy rõ tin thần mạnh mẽ của ba cái mật.

Người ta sống đời mà càng sợ,ï càng thối nhát, là càng loạn lạc thất bại. Kẻ có tinh thần, thì lúc nào cũng thản nhiên bình tĩnh như không, kẻ ấy sẽ sáng suốt thông minh lắm, họ sẽ thành công trong mọi việc.

            Một người sợ ma quỷ là ma quỷ có, ma quỷ nhập, cũng như trong ngũ tạng, thiếu chất ăn nào là nó sẽ thèm. Người sợ ôn dịch bắt, là bởi trong mình đang yếu đuối nên họ mới sợ và thời khí mới chụp được. Một người không đau vì tánh biếng lười. Vì muốn cho người xem mình quan trọng, giả bộ yếu đau, miệng mãi nói đau, tay chưn đơ xụi ý tưởng mình đau tin tưởng như quỷ thần bắt phạt, kẻ ấy sẽ đau thiệt, thầy thuốc không thế gì trị được, nếu kẻ ấy còn giữ cái niệm tưởng đó mãi


          Một người tư tưởng tình ái, một người thất vọng, kẻ ấy muốn chết, muốn đau, kẻ ấy không muốn cử động chi nữa, mất tinh thần. Kẻ ấy đau bằng tư tưởng không có thuốc gì chữa được, bởi ba cái mật đã đau, không còn năng lực.

Một người con chí hiếu, ốm nặng, cha già lụm cụm tới thăm, con thương cha, nói mình đã mạnh, ý tưởng xem như lúc mạnh tay chơn rán cử động, lại thêm tin tưởng cầu vái Phật trời, thế là người nhỏm ngay dậy, đi đứng vui vẽ như thường, dầu nhịn ăn nhiều ngày cũng không biết mệt.

Một kẻ yếu tinh thần, vì lúc nào cũng sợ, cũng thấy mình bịnh, người ta thình lình xô nó té xuống sông, làm cho giựt mình hoảng hốt, sợ chết, hăng hái, can đảm lội vô bờ, thế là hết bịnh và trở nên can đảm. Một người vì tánh ghét, tánh giận, tánh lo, tánh buồn, tánh sợ, kẻ ấy ngũ tạng đều teo xếp lại, sanh bịnh, sẽ xấu xa, mau già khô héo, vì bởi thiếu tinh thần và thân khẩu ý không dung hợp, khó uống thuốc.

Một người chết tay chơn đã lạnh, thế là trái tim hết đập nhảy mà còn ấm, mắt còn mở, là họ còn nuối chờ một người con cháu, trong khi ấy họ lấy tinh thần chống cự lại, họ khấn vái Phật Trời, miệng nói thầm: Khoan! chậm, khoan! chậm, thân mình cố gượng và ý tưởng thấy mình đang sống, phải sống. Kẻ ấy không bao giờ chết được, dầu nằm đó cả trăm ngày, trừ phi lúc nào con cháu, người mong đợi đã đến, an ủi họ, đã yên lòng, bằng lòng chịu chết, họ cầu vái trời Phật cho họ chết, miệng nói chết, chết, tay chơn xuôi lạnh, và ý tưởng xem như mình đã chết, thế là họ sẽ chết. Cũng vì tinh thần quyết định chống cự mạnh mẽ uất khí không tan đó, mà có kẻ lại thành ma quái, một khi xác thân họ đã không còn. Một vị thần linh vì thù giặc nước, uất khí không tan cũng như vậy.

Trai gái son trinh tiết sạch, không tự mình có chi phiền não, khi chết đi oan ức, thần mật mạnh mẽ trở nên tinh quỷ cũng y như vậy.

Một người chết nhứt định ngày giờ, tự họ làm chủ ngày giờ, họ sẽ làm cho thầy thuốc thua cuộc; bịnh họ quan thầy nói ba ngày sẽ chết, nhằm ngày mùng ba, nhưng người bịnh lại muốn chết ngày rằm, họ cầu nguyện lấy đức tin, ý tưởng sống đến ngày rằm, miệng nói thầm chưa chết, và thân mình cố gượng lại, tưởng xem như mạnh không đau, rán kềm ăn uống, thế là ngày mùng ba không chết, mặc dầu hai lá phổi đã bể nát, hay lá gan đã thúi mục chẳng hạn. Khi đúng ngày rằm họ muốn chết, 12 giờ trưa, gần tới giờ, họ sữa soạn ngồi ngay phương hướng, bấy giờ họ nói chết, chết, ý tưởng tượng đã chết, thân không cựa quậy, họ cầu xin trời Phật cho chết, thế là chết thiệt.

Một người kia quan thầy xem bịnh, nói ba tháng phải chết, người ấy muốn chết ngày Ba mươi trong tháng này, nay đã 25, chỉ còn năm ngày nữa, họ liệu chừng sức họ, họ cầu vái với một vị Phật nào đó, cầu xin sự chết, miệng nói chết bên trong, thân mình xuôi liệt, không ăn uống và tưởng tượng cái chết lần đến ngày ba mươi ấy, thế là họ sẽ chết đúng ngày giờ nhứt định, thắng cuộc quan thầy chắc chắn. Có như thế chúng ta mới thấy rõ, trong lúc bình thường, cái sống chết mạnh đau, là tại món ăn thức uống tự bên trong, chớ vật chất bên ngoài, bà con quyến thuộc vốn là phụ thuộc, không quan trọng cho lắm.

Một người có bịnh, bao giờ cũng có những mộng điềm báo trước, rằng họ sẽ chết, người bịnh tỉnh táo là sẽ biết được, họ biết chắc được chứng bịnh trong mình họ, và như người ấy là tín đồ trong một đạo giáo, họ nhờ chăm chú niệm Phật, niệm trời, một vị Tiên Thánh nào, để làm cho đức tin đầy đủ, và ba cái mật gom trụ, tức là tự họ quyết định được ngày giờ, rất dễ.

Một kẻ có tu từ đời trước, đời nay không vào đạo giáo nào, mà căn lành còn đủ sẵn, không ác, không tham, không loạn, kẻ ấy thời nghiêm nghị tỉnh táo, họ sẽ nhận thấy rõ những mộng điềm, dầu không đau, họ cũng biết mình sẽ chết, họ sẽ lựa chọn ngày giờ, dầu không có đức tin, chỉ có ba cái mật nơi thân, khẩu, ý không tư lự, họ cũng được toại nguyện khỏe khoắn.

Có người cư sĩ ngày thường vọng động, lúc đau được tịnh định, ba mật tròn đủ, đức tin thẳng ngay, họ đắc thần thông trong giờ bỏ xác, hay họ dùng phép thần thông mới đắc, mà hủy bỏ xác thân họ, hay họ xuất hiện thần thông trong lúc lâm chung, cho người xem thấy, để tập noi gương.

Một người xuất gia tu thiền định, mượn đức tin và gom ba cái mật, cũng như người sắp chết, không còn thiết gì ngoại sự, không còn biết gì thân, khẩu, ý phàm, họ là một năng lực ý chí, là tư tưởng, là sức mạnh, là phép thần, sự linh diệu ấy làm cho họ bay bổng trên không, hóa hiện hào quang, biến đủ thân hình, biết rõ tất cả, cũng như người không còn thân xác, họ là Phật Tiên hiện tại, bởi chứng đắc thần thông.

Phép thần thông do ba cái mật, của người nhập định. Phép thần thông, sẽ xuất hiện từ lần theo mỗi bực định, ấy là ấn chứng của sự tu, kết từng loạt quả. Mà những kẻ có tâm hồn đầy đủ, ai cũng thấy là rất cần không thể thiếu sót được.

Phép thần thông có là do tự nhiên yên lặng chơn thật, chớ chẳng phải mong cầu hoặc ai cho được.

Phép thần thông có là do sự xa lìa giả cảnh bên ngoài, do sự không phiền não vô tư lự.

Phép thần thông sẵn có nơi mỗi người, nó có mãi là khi nào tâm người ta định mãi, nó mất đi là khi nào tâm người rối loạn. Tâm loạn là bởi không giới luật, cũng như nước bị gió, đục bùn, thì chẳng yên lặng chảy thông. Gió hết bùn lặng, thì nước định trong như cũ. Như thế là chúng ta rất tiếc cho những người kia, họ nào có chịu biết cái linh của họ, và chung quanh họ ai cũng vọng động cả thì làm sao mà thấy có cho họ; họ đành quên lửng món của cải quý báo vĩnh viễn hạnh phúc ấy, mà chỉ ôm đeo theo các cái bọt nước rong rêu, tan hiệp, không có gì hết, mãi chịu khổ nhọc không công sợ sệt.

Một vị La Hán đủ lục thông kia, mà trong tâm xao động, còn phải mất thần thông, thì còn có ma quỷ nào lại dám tự cao, và người phàm cõi phàm tục, lý đâu ngộ đạt.

Một vị đạo sư ở trên núi tuyết, cởi áo ngồi trần, hơi nóng trong mình bốc ra, làm khô 108 cái bao bố nhúng đầy giá ướt, trong một đêm. Một đạo sĩ dùng tư tưởng làm ra cục lửa dẫn số chạy khắp cả thân mình nóng hực. Một người kia quán tưởng cục lửa từ bằng cọng nhang, đến bằng cả thân mình, bằng cái nhà, và chạy cả thế giới. Cái ý tưởng mạnh mẽ như thế, là do thân mật, khẩu mật, và ý mật.

Các nhà sư ở cách núi xa, nói chuyện được với nhau bằng tư tưởng, cũng do ba cái mật của hai người giống nhau. Bậc A La Hán mỗi bước chân đi, từ ngọn núi này qua ngọn núi khác cũng bằng ý định. Một vị thiền sư, khi nhập định ngồi lại là biết tất cả, còn lúc thường xao động là không hiểu việc chi. Một người tham thiền, đã qua khỏi tầm sát, không còn sự học hỏi của tự nơi mình nữa, thì trong cái yên lặng tự nhiên, ứng sanh cảnh vật xúc tiếp điển lành của những vị khác, và cái học hỏi tự nhiên có sự dạy đến, trong cái yên lặng nó ứng ra, ai nói cũng nhận nghe, vật chi cũng nhìn thấy, biết rõ được tâm người, nhìn xa được túc mạng. Một vị pháp sư đang an tọa nói pháp, gặp đoạn khó khăn, thì liền nhập định, sẽ như có người chỉ dạy. Trong cái yên lặng hiện ra tất cả, nhớ tất cả việc từ thuở nhỏ, soi rõ kiếp quá khứ vị lai cùng tột. Trong cái định chơn như xuất lộ đủ sự linh ứng tiên tri. Cả thảy cái gì hay giỏi đều tự nơi ba cái mật của mình có cả, không cần phải ai chỉ dạy. Nó ở trong cái định tự nhiên yên lặng. Sự quý báo của nó là ý an hòa diệt tận phóng tâm xao xuyến, làm chủ lấy mình, nó là một vị thần mạnh mẽ, một nghị lực, một thắng lực, một thần lực, hay một toàn lực.

Này nếu tâm ta yên lặng, thì ta hãy nhận xem; hôm nay mí mắt trái ta giựt, thịt tay ta run, trái tim ta hồi họp, ta hãy biên ghi giờ khắc của cử chỉ nhỏ nhặt ấy, vào một tập nhựt ký, rồi hãy chờ xem kết quả của sự báo tin, thế là ta được ghi vào đó một cái kết quả báo tin. Và rồi mai sao có một việc báo tin tương tợ hay trái ngược, là ta sẽ bàn ra biết được việc rồi. Cũng như hôm nay con thằn lằn đeo té bên tay trái, là ta sẽ nói đó là việc không may, do phụ nữ, và độ lượng giờ khắc mà nói tuổi tên người theo hình con vật, rồi chờ xem kết quả mà ghi vào sách. Như vậy ngày mai kia có con thằn lằn trắng, té bên tay mặt ta, là ta sẽ ngụ ý mà hiểu được việc. Nhiều năm tỉ mỉ kinh nghiệm lần lần là ta sẽ trở nên một vị bốc sư tiên tri đại tài, có nhiều sách điển để lại đời sau. Một ngọn gió lạ, một sự rùng mình, một con bướm bay, một tiếng chim kêu, một cành cây rớt, một cái lá rụng, một hàng chữ gặp thình lình v.v... Không có vật gì là không có ý nghĩa đối với vị tiên tri, yên lặng tự nhiên trong ba cái mật. Nhờ vậy mà họ hiểu biết, biết hết những việc sắp đến, một cách tỉ mỉ công phu. Nhờ sự kinh nghiệm như một nhà mỹ thuật, khéo léo nên họ mới được chỗ hơn người, thô vụng. Nhà tiên tri ấy được thành công trong yên lặng, mà chúng ta không ai ngờ, vì chúng ta mãi lãng xao, bỏ qua, quên mất, không hay chú ý đến việc gì cả, lại thêm sự giải đải chẳng bền công; mãi móng trông bên ngoài xao động thì việc gì đối với ta chẳng phải là như mờ quáng?

Hai người học trò kia học một thầy, vào một lượt thế mà một hôm thầy sai hai trò đem thơ đi, lúc trở về, người học trò khó đi sau, nói rằng:

Trước mặt ta đi, có một con voi cái già, đi trước một giờ đồng hồ. Một lát lại nói, con voi cái gì ấy lại đui một con mắt trái. Một lát lại nói, con voi còn đi cách xa một khúc lộ quanh. Một lát lại nói trên lưng voi có một người đàn bà có thai sáu tháng, và một đứa con gái nhỏ sáu tuổi.

Điều ấy làm cho người học trò sang đi trước không tin cãi lại, nhưng đến khi kịp gặp con voi mới biết là đứa học trò khó kia có tiên tri thần nhãn. Khi về đến trường trò sang nọ mới mách lại ông thầy, và phân bì sự dạy học chẳng công bình.

Bấy giờ ông thầy bảo rằng không có biết, không có dạy phép tiên tri thần nhãn gì cả. Thầy giáo hỏi lại trò khó, nó mới thưa rằng: Bởi nhờ thầy dạy bảo sự chăm chỉ định tâm, thân khẩu ý yên lặng, không vọng động bên ngoài, và sự gắng công tìm xét, mà biết được việc ấy! Trò ấy biết con voi cái già, là bởi thấy dấu chơn to lớn móng lại ghim sâu, chơn mặt phía sau lún nhiều trên cát ướt; con voi ấy đi trước một giờ là bởi phân tiểu mới vừa nguội lạnh; con voi mù một mắt trái là bởi cỏ bên lề tay mặt, thì có dấu mới đứt ngang, từng vạt, còn cỏ bên lề trái vẫn còn nguyên vẹn. Con voi còn đi cách xa một khúc lộ quanh, là bởi dấu chơn nơi lõm cát ướt, nước còn đang rỉ đọng. Trên lưng voi có một người đàn bà có thai sáu tháng, và một em bé gái sáu tuổi, là bởi xem dấu chơn chỗ con voi đứng ngừng lại, hai người bước xuống, dấu chơn em gái 6 tuổi thì nhỏ và dài; dấu chơn kia là của đàn bà, mà bên chơn mặt lại nặng hơn, lún sâu nơi chổ đất khô; ấy cũng nhờ ba cái mật, chẳng bận rộn việc ngoài, nên nhận ra thấy hiểu.

Cũng như các nhà trinh thám, lạnh lùng với tất cả ai ai việc xã giao, sự danh lợi, sự phiền rộn, người tuy ít nói ít làm, ít lo nhớ, mà người được những thành công bí mật không ai tìm ra được.

Một nhà sưu tầm khảo cứu, một kỹ sư, vì nghề nghiệp, vì đạo thuật. Không bị những phức tạp gàn trở bên ngoài, người ở ẩn kín bên trong, không ai thấy được tâm người, người bí mật, người phi thường; người kỳ lạ, người siêu nhân, người Trời Phật, ai ai cũng như vậy cả, họ chỉ ở trong cõi yên lặng tự nhiên, không ai lường biên chép đếm được.

Sự học của mỗi người, dầu môn học nào cũng vậy, không ai dạy ai được cả, họ chỉ nương nhau trong bước đầu, rồi sau lại là tự ai nấy đi, đi trên cõi mêng mông, bao quát, không còn ai tìm thấy.

Người học đạo cũng vậy, họ nương văn tự, hình thức một lúc đầu, rồi là họ đi sâu vào trong huyền bí thâm u khó gặp. Từ hữu vi bước đến vô vi, cũng như thân người, thân thú, thân cây cỏ, thân bỏ đi mà linh hồn đi tới mãi; cái không cái thật sẽ nối tiếp thay cho cái có cái giả bên ngoài! linh hồn sẽ còn, xác thịt sẽ mất. Người mà không có thần mật, kẻ ấy như có xác thịt không có linh hồn. Một người sợ ban đêm, sợ bóng tối, sợ quỷ ma, là bởi kẻ ấy thiếu tinh thần, không có ba cái mật, kẻ ấy sau khi chết rất khổ, gặp cảnh vắng vẻ sợ lắm, kẻ ấy sẽ ở mãi chổ ồn ào thiên hạ đông người. Kẻ ấy luân hồi mãi, khổ mãi, chết mãi, tội lỗi mãi, kẻ ấy không tự chủ, đời của họ phải bị tai nạn y như cát bụi.

Ấy vậy, một người tu là phải giữ gìn ba cái mật, dầu chưa đắc quả Phật, chớ tinh thần mạnh mẽ, là một sức lực cứng cõi, là một bản lĩnh phi thường; người càng nhập định càng phát thần thông, càng trang nghiêm thuần hậu, là càng oai nghi chỉnh túc.

Người tự nhiên yên lặng tránh được tất cả tai hại. Người được bình đẳng bực trung, không thái quá bất cập, Niết bàn của người là sự trơ trơ vững chắc im lìm.

Người đi sâu vào trong cái thật, không còn lạc nẻo lầm đường, lộn quanh trong cái có chằng chịt của thế gian. Vậy nên sự học của người là học giới, học định, học huệ. Sự tu của người là trau giới, trau định, trau huệ, tức là sự học tu theo lẽ thật đúng phép, mới tránh được sự nguy hiểm của tương đối, sự dối giả của lạc lầm.

Vì đời là cõi lạc lầm, người lầm lạc thì hoảng hốt rối loạn, để phải chịu sự khổ tâm tội lỗi. Thân tội báo đọa phạt, càng vay, càng trả, vay mãi trả mãi cũng tại thân, nợ càng thêm tội càng lấp nghiệp càng to, khổ não đã quen, vô minh che lấp, nhắm mắt đi càng, còn biết đâu phương hướng, con đường, tìm ra giải thoát! Khó mà tự giác!

Tóm lại, muốn đắc sanh thần mật, thì phải cần giữ giới, giới xuất gia Khất sĩ của Tăng, mới đúng giới thanh tịnh, thu thúc lục căn, tam nghiệp. Có giữ giới cụ túc 250 điều ấy, mới ngăn dứt được nghiệp trần, tạo nên người giải thoát ở cảnh vắng êm, nhờ cảnh vắng mới tạo sanh tâm vắng, tâm vắng là miếng đất của Niết bàn kỳ diệu.

Vậy nên người giữ giới, thì phải xuất gia, ở vườn rừng cốc am, chổ vắng để tu thiền định.

Năm giới cùng tám giới, là giới mới tập của cư sĩ, vì còn ở trong trần thế ồn ào, tập tu bớt khổ giảm tội, chớ chưa có thể đắc trí huệ quả linh hiện tại, cư sĩ rán lắm là sẽ đắc quả lúc lâm chung, giống như người mới xuất gia thì liền đắc quả. Vì sự đi xuất gia cũng như người chết. Một cái chết còn thân thì đắc quả còn thân. Một cái chết mất thân thì đắc quả mất thân. Hai cái chết ấy, sớm muộn gì ai cũng phải chết, Một cái chết rất vui tự mình chết, hơn là sự chết khổ, bởi ép ngặt! Mà dầu sao đi nữa, cái chết có đắc quả, hơn là cái chết không đắc quả; vậy ai ai khá rán bỏ bớt lạc lầm mê tríu, để tập cái chết cho quen lần thanh tịnh.

Cũng vì thế mà xưa kia người giác ngộ xuất gia là để tu, từ trong cái tu sanh ra cái học. Chớ không phải xuất gia là học, học mãi quên tu, hay chờ chết: khi chết để tâm còn vọng động ắt phải luân hồi trở lại. Bởi ham học quên tu, nên đời nay ít ai thành đạo đắc quả, mãi trơn trợt bên ngoài, ít ai được vào sâu trong trái hột. Ít ai chịu nhận xét rằng Trí huệ sanh Pháp bảo, đúng hơn Pháp bảo sanh trí huệ, mà có giới, định thì mới có huệ.; Few people are willing to comment that Wisdom gives birth to a Dharma treasure, rather than a Dharma treasure gives birth to wisdom, but with precepts and concentration, then there is wisdom.; Và chưa có thần thông thì có đâu trí huệ, như thế hãy khoan tưởng lầm là mình đắc Đạo, chứng quả chi chi hết!; 

And without supernatural powers, there is no wisdom, so don't mistakenly think that you have attained the Way, nothing has come to fruition!

Tổ sư: MINH ĐĂNG QUANG; Patriarch: MINH DANG QUANG
(*Notes: Buddhist Calendar (Pht Lch); PL.= BC.)
Thơ: Giữa ngày chiêm bao
"Hai ơi! Đi cúng...hai ơi..."
Áo cà sa nâu, phí lời trêu chọc.
Hành đạo nào đâu chỉ học?
Ngươi mà nhìn nữa: có khóc không tha!
Ta người, nào phải tà ma?
Chiếc áo khoát ngoài, không là đạo sư.
Êm đềm vào giấc riêng tư,
Hồn ơi! Yên ngủ, từ từ...học thêm!
Giọng nào quen thuộc dịu êm,
Đính con! Đi cúng...bên thềm: nắng hong.
Ơi trời! Thèm ăn nào mong,
Cúng là Tế lễ, cho lòng: thảnh thơi!
Hồn về chứng dự hưởng hơi,
Thân nào cũng mất, sống đời để ăn?
Dậy! Đính con..."dùng dằn"
"Thím bốn đã mất, tròn trăng: bốn ngày!"
Gia đình chẳng có ai hay,
Nhưng sao "mẹ biết", tin nầy: ai cho?
Tâm hồn thanh thản vô lo,
"Hai ơi!...đi cúng...", học trò: đi ngay!
Hiểu lầm "nó chọc"...ơ hay,
Tiếng kêu Thiếm Bốn, giữa ngày chiêm bao!
ĐĂNG: TÂM-THẢO
Thơ: Hỏi thì hiện tại; Poetry: Ask the present tense
Đông tàn rồi, lại sang xuân,
Phước ban, lộc hưởng, lục-tuần có chi?
Sáu mươi là tuổi vận thì,
Bao điều may phước, từ bi: đáp đền!
Nghĩ đi suy lại: mà nên...
Nếu không công đức, lênh đênh phận người.
*&* Winter is over, spring is coming,
Blessings, bounties, six-weeks have what?
Sixty is the lucky age,
How many blessings, compassion: repay!
Think again and again: but should...
If you don't have merit, you'll be stuck in human destiny.
*&*
Thì hiện tại như hoa tươi,
Học viên hiểu ý, thì cười: đáp ngay?
The present tense is like a fresh flower,
Students understand the meaning, then laugh: answer immediately?
ĐĂNG: TÂM-THẢO; POST: TAM-THAO
Note; Chú thích: Người gia-sư trích hai câu thơ nơi cuối bài thơ. Vì sinh ngữ mẹ đẻ và sinh ngữ hai, gọi là "anh và em song sinh"; The tutor quoted two verses at the end of the poem. Because of the mother tongue and second language, called "twin brother and sister"
a. ...forever: time?
Đáp án dùng thì hiện tại
Answer using present tense
Là câu đơn, chủ ngữ là ai?
As a simple sentence, who is the subject?
Hành động, cảm trạng, tương lai...
Actions, feelings, future...
Bây giờ là lúc, mở khai: lời lành:
Now is the time to open up: the good word:
"Thời gian thấm thoát: qua nhanh!
"Time flies: pass quickly!
Dấu chấm câu ấy! Chưa thành: mà có.
That punctuation! Unfinished: yes.
Sau "cụm từ"...chẳng là nó,
After the "phrase"...that's not it,
Nếu có "nó"...Thầy trừ: điểm chấm!
If there is "it"... Teacher minus: marks!
Bây giờ, hiện tại: đang ngẫm...
Now, present: contemplating...
Tôi đã nghĩ, quá khứ: đi qua!
I was thinking, past: passing!
Cô ấy đã bảo: "...nên là, hiện tại.
She said, "...should be, now.
Đang là "liên tiến"...mãi mãi: thì gian?
Being "continuous"...forever: time?
Author.: "mis. BK."
____ ...What's...uh! OK! Well done: 20 marks! But,
"Thời gian thấm thoát: qua nhanh!
"Time flies: pass quickly!
Câu thơ đã hiệu chỉnh trên: làm cho từ vựng "thấm thoát-flies" được dịch sang Anh ngữ. Vì giữa người nói là "mis. BK." và tôi (ngôi hai và một) thời gian là "ngôi số ba" (số ít) nên có es...sau từ vựng "fly"... Vậy, còn lại là 19 điểm (bị trừ 1 điểm)
*&* Corrected verse above: make the word "flies" translated into English. Because between the speaker is "mis. BK." and I (second and first) time is "third person" (singular) so there is es...after the word "fly"... So, that's 19 points left (1 point deducted)
NOTE; Ghi chú: một số cụm từ nếu không có dấu gạch nối trong tiếng Việt, dịch sang Anh ngữ sẽ không đúng.; some phrases without hyphens in Vietnamese will not be translated into English correctly.
a. Cụm từ Hán-Việt có dấu gạch nối biểu thị về hai danh từ ghép lại.; Sino-Vietnamese phrases with hyphens represent two nouns combined.; Ví dụ như: Pháp-Sư (Dharma Master)  
b. Từ có gạch nối, biểu thị như một tính từ trong tiếng Việt.; Hyphenated word, denoted as an adjective in Vietnamese.; Ví dụ như cụm từ: Giáo hội Phật-giáo Việt Nam ; For example, the phrase: Vietnamese Buddhist Church;
____ Giáo hội Tăng-già Khất sĩ ; The Sangha Church of Mendicants
Như vậy, chúng ta hiểu hai từ "Tăng-già" là do sự phiên âm từ vựng "Sangha" của Ấn độ giáo.; Thus, we understand the two words "sangha" is due to the transliteration of the word "Sangha" of Hinduism.

a) Một Tăng hay một tứ-chúng là 4 vị sư.; A Sangha or a four-group is four monks.

b) Một tiểu Giáo hội Tăng già là 20 vị sư.; A minor Sangha is 20 monks.

c) Một trung Giáo hội Tăng già là 100 vị sư.; A middle Sangha is 100 monks.

d) Một đại Giáo hội Tăng già là 500 vị sư.; A great Sangha is 500 monks.

(From II.- Luật Khất sĩ; The Law of Mendicants )

Thơ trào phúng: Dại hay Khôn?

Một đời ta năm mươi đời nó,

Chắp tay nguyện, khốn khó sẽ qua!

Đưa tay tính nhẩm còn ba,

Sáu mươi năm chẵn, cho ra cuộc đời.

*&*

Nhìn xem vận cuộc khắp nơi nơi,

Nầy đây, đó rạng ngời danh thơm.

Đời là ơ cá nồi cơm,

Anh hùng núp ở, đống rơm ngã nhào!

*&*

Hôm nay ta đổi trao lời nói,

Phong kia là gió gọi chi trào?

Trào là lộng kiến xin chào,

Một đời dong ruổi, khát khao...chuyện gì!

*&*

Học vần ghép chữ là thơ, thi,

Yêu thơ tình ái, suy nghĩ mãi.

Bao lâu rồi mà tồn tại,

Ngục tù khép lại,...ba phải: dại, khôn?

ĐĂNG: TÂM-THẢO (ngày 17/12/2022)

(Page 234) 117...

@*&*@