Hiển thị các bài đăng có nhãn 26.- Sin's Enlightenment; Sự Giác Ngộ Tội Lỗi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 26.- Sin's Enlightenment; Sự Giác Ngộ Tội Lỗi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2024

26.- Sin's Enlightenment; Sự Giác Ngộ Tội Lỗi


The Truth Sutra number 26 (twenty-six)
Chân Lý Kinh số 26 (hai mươi sáu) 
Sin's Enlightenment
Sự Giác Ngộ Tội Lỗi 
Author: MINH DANG QUANG
Tác giả: MINH ĐĂNG QUANG 
&&
(By version, published in 1993; Theo phiên bản, xuất bản năm 1993)  
Edited and translated into English, by - LE DUC HUYEN: self-study English.; Biên tập và dịch sang tiếng Anh, bởi - LÊ ĐỨC HUYN: tự học tiếng Anh. MEMO.: (BẢN GHI NHỚ): a. Login | Grammarly.com
NHÂN QUẢ 
Ngồi thiền an định sáng tinh mơ,
Định huệ song tu nhờ mắt sáng.
    Gom tụ thiền quang hòa an,
Tay đưa bút viết, Niết bàn là sao?
*&*
Mục đích giải thoát rốt ráo qua,
Vượt khỏi luân hồi là sinh tử.
    Quán chiếu trí huệ Chơn Như,
Niết bàn tịch diệt, hiền từ Phật ban!
*&*
Nay đệ tử vấn an thân phận,
Nhịn đời nhẫn nhục ân Sư tổ.
    Dìu dắt thân tâm cứu độ,
Vị tha nhân giác ngộ...nhân quả luật!
Cư sĩ TÂM ĐĂNG (6:31 sáng, ngày 7/9/2024)
PHỤ CHÚ THÍCH: Giới luật kéo trì lắt léo môi. Vặn vẹo hỏi dồn quá lôi thôi! Nay "Giới Không" còn chi tội?. Thói đời "bụng mình" hỏi (dán): vào ai?
Nguồn #dinhdemo
(Page 394-410; Trang 394-410)
Question: Is there hell?
Vấn: Có địa ngục chăng?
Answer: Yes! Hell is the body of the four elements, the four elements are the four walls, what exists is the foundation, attachment is the roof! Sentient beings are sinners in that dark cell.
Đáp: Có! địa ngục là sắc thân tứ đại, tứ đại là bốn vách, cái có là nền, sở chấp là nóc! Chúng sanh là tội nhơn ở trong cái khám tối đó.
Vấn: Có bao nhiêu thứ địa ngục?
Đáp: Địa ngục vô số đếm. Tâm địa nhốt trói cũng gọi là địa ngục. Cái khổ ép ngặt cũng là địa ngục. Một niệm chấp cũng là địa ngục. Cái ác cũng là địa ngục. Tham sân si cũng là địa ngục. Sự ích kỷ cũng là địa ngục. Địa ngục lớn, địa ngục nhỏ tùy theo việc làm, lời nói, ý niệm, giáo lý chẳng hay cùng. Các cái địa ngục của loài người ấy đều giống như địa ngục trong giữa ruột quả địa cầu: vách sắt, tối đen, lửa cháy, sình lầy chết ngột có đủ sự trừng phạt.
Vấn: Những sự trừng phạt của địa ngục như thế nào?
Đáp: Nơi địa ngục thì phải chịu đau khổ, và chết đi sống lại để chịu đau khổ mãi cho đến khi nào hết tội. Tội là thân miệng ý, mười địa ngục của tội thân khẩu ý là:
1. Sát sanh
2. Trộm cắp
3. Tà dâm
4. Nói dối
5. Khoe khoang
6. Đâm thọc
7. Rủa chửi
8. Tham lam
9. Sân giận
10. Si mê
Mười địa ngục ấy cũng kêu là thập điện.
Khi nào mười tội dứt là thập điện địa ngục tiêu dứt, tức là tam nghiệp thanh tịnh, thì Niết-bàn tại đó. Người ta không còn chết đi sống lại, đổi nghề, chọn đạo, luân hồi vay trả, để chịu đau khổ hình phạt, của sắc hình đồ vật nữa. Sự chết sống đây là chết bỏ nghề này sống qua nghề kia, tránh đau khổ để tìm đau khổ, vì đau khổ mà chết bỏ cảnh này, để trở lại cảnh khác, cũng chịu đau khổ nữa. Ấy bởi không biết đường giải thoát đi ra, mãi mãi ở trong cái có, cái sắc; cái hữu hình đồ phạt bằng vật chất, nên mới khổ đau không dứt, không gián đoạn. Ở trong cõi sắc ấy, kêu gọi là dưới núi thiết vi, là dưới lời nói việc làm, mỗi lời nói như sắt thiết, mỗi việc làm như dây vi trói, càng chất chứa nói làm nâng lên cao, như những mắc lòi tói sắt quấn đeo bao phủ cái ý ở trong ấy phải khổ đau, mắc kẹt không ra đặng, càng vùng vẫy càng bó chặt, càng cựa quậy càng đau khổ, càng tung loạn thì càng chết trơ, thật là khổn hại! Ở trong địa ngục của tứ đại ấy, không cái có nào chẳng phải là sự hành phạt mình cả. Các cái sắc có thật là ghê gớm, ví như rượu là nước đồng sôi, thân nữ sắc đẹp xinh là cây cột đồng bào lạc đốt người, sự đau thương là mũi đao mũi thương, lưỡi người là dao cưa mổ xẻ, tay chân người là kềm sắt vấu đồng, nguồn sông mê là tình ân ái, chó sắt là sự ganh đua, rắn sắt là sự độc ác, cá sấu là sự ghét ghen, lạnh lẽo là lòng ích kỷ, sình lầy là sự tham lam, lửa cháy là tánh sân giận, si mê là đêm tối, vọng động là sự hành hình, xe sắt cán, ngựa sắt lôi, voi sắt kéo, tướng sắt đập là sự phong lưu xa mã, tướng tốt, tài hay, sức mạnh (lại cũng như nơi sòng cờ bạc); đứt đầu như mất trí, cưa cẳng như ngồi trơ, xoi bói nghiến đay như móc ruột, diều ó như kẻ khôn lanh, chảo dầu là nồi danh lợi, xúi nung như lửa cháy đốt. Biết bao muôn ngàn thảm trạng, không sao kể xiết được... Chúng sanh hằng ở mãi trong địa ngục tứ đại, chẳng có đường ra; tứ đại sanh ra, rồi lại ở luôn nơi đó chịu nạn, chết đi sống lại, đổi thay da áo, nghệ nghiệp lối đường, mà ra không khỏi, không giảm bớt sự đau khổ, là bởi nghiệp tội càng sanh, lấy nghiệp trừ nghiệp, lấy tội trừ tội, thì tội nghiệp càng thêm, đau khổ càng nhiều, chớ không ích lợi chi cả.
       Trong địa ngục chỉ có sự đau khổ là đáng sợ hơn hết, chớ chết đi rồi mà gió nghiệp có còn thổi tới là còn sống lại, chưa tiêu diệt được. Chúng sanh trong ấy, ở hoài chưa ra đặng, là bởi hiểu lầm lạc nẻo, cứ nhắm chừng theo cái sắc có, mà nắm kéo siết vô mình, đi tới, làm cho chật đường mất lối, tự mình tạo ra cái chết, cái đau khổ lấy mình, quá đau khổ lại dữ hung nanh quái, tinh ác lạ lùng, như bị tà thần sát nhập, mê sảng điên cuồng, không ai lại gần cứu được. Kẻ ấy khó mà biết được cái không không, khoảng trống lớn rộng bên ngoài, là nơi giải thoát có đường đi, sạch êm mát sáng, nên không chịu vẹt xô phá bỏ cái vách sắt tường đồng, để đến được cảnh yên vui nhứt định. Nhưng tuy ngày nay như vậy, chớ lâu sau có kẻ cũng có ngày ra được, vì sự đau khổ đã đến mức, tức thì phản dội giác ngộ tỉnh ra, và chịu khó giảm dứt tiêu trừ nghiệp tội, lần lần diệt hết, mà được siêu thoát.
Vấn: Có những ai cai quản địa ngục chăng?
Question: Are there people in charge of hell?
Đáp:; Answer: Có!; Have!; Cái lương tâm của ta là Diêm Vương xử án.; My conscience is the judgment of the King of Hell.; Vì nó mặt sắt, mặt âm, không riêng tư và thiên vị ai hết.; Because it's iron face, negative side, not private and biased towards anyone.; Cái tâm là vua, là chúa tể trong bóng tối của ta, mà bởi nó nóng nảy, cang trực nên gọi Diêm Vương.; The mind is the king, the lord in our darkness, but because it is hot-tempered and upright, it is called the King of Hell. ☑
       Cái trí phân biệt ghi nhớ của ta là phán quan thơ lại ghi chép đủ điều tội lỗi, không giấu được, không quên sót một mảy. Cái ý muốn dục của ta là quỉ sứ tay sai, dạ xoa la sát, tục kêu là quỉ vô thường, vì sự tham muốn không bền, khi vầy khi khác, nó dắt cái tham, cái ta đi tới mãi, tới chỗ kết quả của quả báo hành phạt, thất bại sa vào trong cái khổ đau mờ mịt của khám tội; mã diện là sự chạy nhảy đua bơi tâng hót, ngưu đầu là đen đúa ác hung cang ngạnh. Cái thân của ta là nhà khám, miệng là cửa cái sắt, mở rộng, tay chơn là bốn cột nhà, xương sống như đòn dông, xương sườn như mè rui, da là vách lá, ngũ tạng như đồ vật, hai lỗ mũi như lỗ hơi trước, hai lỗ tai như lỗ hơi sau, hai con mắt như lỗ bên hông, nhà ấy có một cửa ra vào, vào rồi bên trong đen tối, không còn thấy đường ra được, là bởi tại nơi cửa đóng kín mít bên trong, còn phía ngoài thì hả rộng to hoác, khiến nên cái ta phải bị đọa lạc.
Vấn: Sao gọi là huyết bồn
Đáp: Huyết bồn là thai bào, chỗ huyết kinh ngưng đọng sanh thân, những ai còn luân hồi còn nhập thai là còn mãi bị ngâm trong bồn huyết.
Vấn: Sao gọi là cháo lú của Mạnh Bà?
Đáp: Mạnh Bà là cuốn rún mẹ, ngậm trong miệng đứa con, cháo lú là nước tinh ba của vật thực, trong thân mình mẹ, nhỏ vào miệng đứa con nhờ uống đó mà sống và lớn lên lần sanh sản ra được. Đứa con nhỏ ở trong ấy cũng còn gọi là ở trong địa ngục, vì da bụng mẹ như mặt đất bằng, đứa con như hột giống mộng ngòi còn đang ngâm trong ấy! Trước khi sanh ra là phải ở trong ấy, ngủ mê man thấm tháp đồ dơ nuôi mạng, lâu ngày ngu muội, quên hết việc tiền căn thuở trước. Cũng như con cọp vì ăn ngon ngủ mê, khi thức dậy liền quên hết việc đã qua. Vậy nên gọi đó là đài ứ vọng, là ải Mạnh Bà, đói ăn cháo lú.
Vấn: Sao gọi xuống suối vàng?
Đáp: Trên con đường nghệ nghiệp, giáo lý, đang đi tới thình lình cái chết chắn ngang đứt đoạn, cái thất bại, cái suy sụp, cái đứt gãy chặn lại, làm cho họ bị sa xuống hố mương, không đường lui tới, tới thì chẳng được, lui cũng không xong, như có hai tấm vách tường trước mặt, sau lưng khép chặt lại, tức tối, đau đớn, khổ sở, bấy giờ chỉ còn đường qua lại, hai bên, nhưng lại bị lún sình sâu, lúc lắc ứ nê chịu trận, nên gọi xuống suối huỳnh tuyền dị lộ, vô phương đào tẩu là như vậy đó.
Vấn: Có gương nghiệt cảnh chăng?
Đáp: Có! Gương nghiệt cảnh là phản giác kính, trừu tượng, hiện đủ tội lỗi rõ ràng, không chối cãi được. Người ta trong khi vui cười thì việc đã qua quên hết, nhưng nếu có một việc khổ đau, buồn rầu, tức giận, oán ghét, thất bại, sợ sệt, nhàm chán, thì cái ảo ảnh đã qua sẽ lập lại rõ ràng, hiện lại rõ rệt đủ hết, nhớ hết, thấy hết. Một em bé đời trước giết người, ngày nay thình lình bị một việc chi hoảng hốt, thất vọng, làm cho mê sảng, nó thấy hiện ra cảnh cũ, nó càng sợ quả báo, công lý vay trả nhơn quả, là càng thấy kẻ kia đòi mạng, nó càng sợ sệt là càng thấy nó ở một cảnh giới khác của trừu tượng lộ ra rõ rệt, nó càng tưởng đến sự chết, sự đau khổ của người kia, là tư tưởng đó hiện ngay lại nó, nó thấy nó như bị chém, bị giết, bị đau khổ y như vậy và nó chết; người ta nói nó bị ma quỷ bắt, là bởi không hiểu, chớ không có ma quỷ nào hết, chỉ tại đến lúc nó dòm vào mặt kiếng, thấy việc làm của nó dội lại, càng tưởng, càng sợ, là càng thấy như thật. Vì cái ý con người có hai: Khi dư thì muốn thiếu, khi thua thì muốn hơn, xem người rồi lại ngó mình, tưởng nơi mình là bởi thấy nơi người, cái ý hay nhìn dòm hai bên chênh lệch, hay so sánh nhảy qua nhảy lại, thương đó rồi ghét đó, ghét đó rồi thương đó, nó thấy ra luôn luôn việc người là việc mình, việc mình là việc người, do đó mà tư tưởng của nó hành phạt lấy nó khi nó làm quấy; thưởng lấy nó khi nó làm phải; nó dắt cái ta đến chỗ kết quả y hệt như lúc thật hành không sai một ly tấc, nào có chối cãi gì với ai đâu! Như em bé đó mắc phải đứng trước cảnh phản giác ấy, thì bịnh chắc không thể nào trị được và nó sẽ chết, y như hồi nó giết kẻ kia thuở đời trước vậy, tiếng gọi là đến giờ đền tội.
       Một ngưòi đâm heo, thọc huyết, lúc bình thường hăng hái làm việc, nào có suy nghĩ chi đâu, kẻ ác tính tới chớ đâu có tính lui, hay biết giựt mình đứng lại, đến khi nó bịnh, giựt mình sợ chết, sợ tội, sợ quả báo, hoặc nó gặp cảnh thất vọng đau khổ, hoảng hốt mê sảng, vì một việc gì thì nó nhớ lại hết việc đã qua, lúc đó trí phán quan thơ lại của nó làm việc, tâm Diêm Vương quan Tòa của nó xử phạt, lính quỉ sứ là ý của nó kéo lôi, đi đền tội, nó thấy trước gương nghiệt cảnh phản giác, việc của nó đã làm; nó lại tưởng nó như con heo đang bị thọc huyết, nó đòi dao thớt như lúc buổi ngày xưa. Kẻ ấy nó đã chết với ngày giờ hiện tại, nó đã sống ngược trở lại một cảnh giới dĩ vãng, và nó thấy sự trở ngược của việc làm, thế là nó đền tội y theo công lý, nhơn quả, quả báo không sai chạy, mà khỏi cần mượn ai xử phạt. Việc làm trở ngược của nó trước mắt thiên hạ không giấu ai được cả, và cũng không ai cứu gỡ nó được.
        Có hai hạng ông già, một ông lẫn tới chết, lẫn thật lẫn, là bởi việc làm tội lỗi thật nhiều, kéo dài mãi mãi, ông sống trong một cảnh giới của những tội lỗi đã qua, mà không biết gì là sự hiện tại, trong lúc ấy, cái kiến phản giác hiện rõ trước mắt trí của ông, dầu mắt nhắm mắt mở đều thấy ra rõ rệt, nên gọi là kính phản giác, cái tư tưởng dội ngược lại của việc nói làm đâu đâu hồi trước, mà bây giờ không ai biết được. Có khi ông sẽ thú tội hết, có khi ông thấy như là kẻ kia trả đũa lại ông, ông không có chỗ trốn, thế là ông đã đến giờ đền tội! Mà lúc bình thường vui vẻ, nào ông có suy nghĩ đến, nhưng khi ông gặp cái vô thường dắt dẫn, thấy chết, thấy không, thất vọng, bực tức, sợ sệt, hoảng hốt điều chi, hoặc khổ não, hoặc đến với cái không ta, không của ta, tức là đến lúc mà ông đã hết thời, thất chí, suy sụp, là địa ngục nó sẽ hiện đến trong tư tưởng, để phải trả báo lại cho ông, không thiếu sót. Một ông già lẫn ít rồi sẽ hết là bởi hành vi đã qua, ít điều tội lỗi, và là tội lỗi nhỏ nhặt, cho nên sự đền trả khỏe khoắn hơn và mau hết được.
         Cũng có ông già không có lẫn là bởi trọn nhiều đời không tội lỗi, trong tâm định vững được là nhờ có học đạo lý, có tu thiền định, nên không có chấp sa ngã theo hai phép tương đối; cái ý được định, được giác ngộ, không mê lầm, nên không có lẫn; không gặp gương nghiệt cảnh, không có sự phản giác ghê sợ, mà là sự phản giác của mừng vui, của phước báo, của việc từ thiện, của đức huệ hiện đến, thế là ông càng tỉnh táo, càng sáng vui, càng an lạc khoan khoái nhẹ nhàng; tức là ông đã đứng trước cảnh trời, đã gặp cảnh trời, đang ở trong cảnh trời, trong lúc đang sống và trước khi chết, hay sau khi chết. Trong cảnh ấy ông cũng ít biết ra việc thế đời tội lỗi, mà ông nhận thấy trong trừu tượng, những kẻ mà ông đã cứu độ, những kẻ ấy là con cháu, học trò, tay sai hầu hạ, trên cõi thiên đường. Đó là giờ hưởng phước đã đến cho ông, kết quả của việc làm ngày xưa, mà hôm nay ông được toại hưởng riêng mình, không lo sợ ai chia giành cướp giựt, và cũng không cần cất trữ.
         Một nhà sư xuất gia giải thoát, làm Khất sĩ du Tăng, thường tu tập công lý, lìa xa tương đối, bỏ dứt nhơn quả, không còn quả báo, như ngọn đèn tắt nghỉ im lặng, nhiều năm nhiều đời đã quen, nhà sư ấy không còn có sự phản giác. Cũng không còn trừu tượng, không còn ý niệm, trong tâm bằng thẳng của yên lặng, tam nghiệp đã định, thì trước mắt trí huệ của người, dầu ở đâu, dầu lúc nào, dầu bao lâu, mãi mãi chỉ là một cảnh giới bằng thẳng, trong sạch, yên lặng, sáng rỡ, trong ấy thỉnh thoảng có chứa một lòng từ bi, thương xót, tế độ chúng sanh hiện ra, để thâu dạy người ngoài, thật là một cảnh giới đứng ngừng, cả thảy đứng ngừng, vạn vật như đã đứng ngừng, không có nắng mưa gió bụi chi cả, trong tâm thật là một cõi tuyệt đối, vững chắc mãi mãi, tức là gương cảnh Tây phương Niết-bàn vậy. Nơi đó không còn thấy có cái sống của tứ đại sắc thân, không còn có trí não, mà là chỉ còn có cái tâm chơn như thôi. Đó là kết quả của công phu tu tập, là chỗ đến của con đường thứ hai bên trần thế, bên trần thế là con đường ác khổ, và chết thất bại. Còn bên cảnh Tây phương, Cực Lạc, Niết-bàn là không ác không khổ, và không chết không còn thất bại ấy nữa.
        Như vậy cảnh giới địa ngục là sắc thân ác khổ, chết và thất bại. Cảnh giới thiên đường là thức trí thiện vui, sống và thành công. Còn cảnh giới Niết-bàn là chơn tâm tuyệt đối, bình đẳng sáng rỡ, không có chi chi cả. Ba mặt kiếng ấy, ba cảnh giới ấy, ba thế giới ấy, không phải ở nơi đâu cả, có thể nói là ở nơi cái ác, cái thiện, hay nơi cái chơn như của mỗi người hiện ra vậy. Nó là kết quả của ta, nó sẽ đến cho ta, hoặc trong lúc sống hay trong lúc chết, trong mọi lúc, có dời đổi, hay không dời đổi, là tùy theo nhơn nghiệp chen lộn. Đúng như vậy, chơn lý y như vậy, nên một khi ta xem nơi người sắp chết, họ buồn, họ sợ, họ lo, họ hoảng hốt, mê sảng, họ đau đớn, họ dữ dằn mà ta biết là họ sẽ đi về đâu, họ sẽ đi theo quả báo của nhơn nghiệp trong ba ác đạo, và họ sẽ bị đối chiếu trước gương nghiệt cảnh phản giác, lúc sau khi thác, họ bị trừng phạt của ảo ảnh, hoặc lâu mau, có khi cả ngàn năm, mà vẫn chưa tiêu tan cảnh địa ngục tư tưởng ấy, vì bởi họ quá mê muội; càng khổ, họ lại càng thêm tức tối, dữ hung lồng lộn, thì cái quái trạng của sự trừng trị nơi việc làm không bao giờ tan mất, mà lại còn thêm mạnh mẽ, cứng chắc, lâu ngày thêm nữa. Trước giờ chết, một kẻ vui mừng yên ổn, tỉnh táo êm ái hiền từ... thì tức là kẻ đó được gặp và ở cõi thiên đường, sự ở lâu nơi thiên đường là bởi nơi tâm an trụ, bằng tâm chẳng an trụ có ngày xao động vọng tưởng ác, thì cảnh tốt đẹp ấy bị xen lộn rã tan, ắt là sa đọa có ngày té xuống. Một người mà có tu nhập định, giờ chết hay lúc sống y nhau không có mảy may gì thay đổi, tức là đắc Niết-bàn rồi đó. Người ấy ở cảnh Niết-bàn mãi được là phải nhờ cái giác; sự giác ngộ gìn giữ chơn như, nên mới gọi là Phật được nhập Niết-bàn. Bằng thiếu sự toàn giác, như bậc sơ giác thì nhập định chưa bền lâu, ắt còn phải đi tu thêm hạnh tự giác, giác tha, ở trong đời để cho thành tựu sự giác mãn, tức là tu hạnh Bồ Tát, phải phát tâm đại bi, đại nguyện, hành cho đến khi toàn giác, thì bi nguyện tự nhiên mòn hết, mới gọi Như Lai đặng.
         Như thế thì địa ngục là vô đạo, không đường đi tới, cảnh giới của chết trơ thất bại, như bị nhốt trói đứng ngừng, đọa phạt. Thiên đường là thiện đạo bền dài đi tới. Còn Tây phương là cảnh nghỉ yên vô sự.
       Ba danh từ ấy là ba kết quả của ba giáo lý, chớ không phải xa gần đâu cả, nhưng cũng xa là thật rất xa, cao là thật rất cao, gần là thật rất gần, thấp là thật rất thấp, thấy gặp là tự riêng của mỗi người, chẳng ai xúi bảo níu kéo dắt ai đi theo ai được.
Vấn: Làm sao giải cứu khi kẻ đã mắc phải cảnh địa ngục?
Đáp: Phật Trời thì giải cứu được! Nhưng cũng phải tự lòng nơi kẻ ấy, vui chịu dứt bỏ mà đi theo mới được! Kìa ta hãy nhìn xem một người đang bị khổ. Họ khổ là bởi đang chấp mình ở trong sắc thân tứ đại địa ngục. Họ đang bị hành phạt bởi ác thần vật chất, trong lúc họ đang khổ không còn muốn sống, đâu còn biết đến sự việc, ai ai, họ đâu còn biết ở đâu, cảnh nào, đâu còn sự nói làm gì nữa. Dầu đang ở giữa đám đông, nó cũng chẳng thấy ai, và cũng không ai thấy đặng tâm nó ra sao? Kẻ nào đến gần, khuyên lơn vỗ về ngon ngọt, thì nó xem như than lửa, nó càng thêm tức tối, nóng nảy đau đớn. Nó chỉ ở trong cảnh giới buồn thảm quạnh hiu một mình nó, nó xem ra cảnh vật đều buồn, và nó thấy ra cảnh đời bằng cặp mắt khác lạ, như là ở thế giới nào đâu. Tội ác nó càng nhiều thì sự khổ của nó càng nhiều, vợ chồng, cha mẹ, con cháu, kẻ thương yêu, không ai chia sớt đặng. Nó thấy ra nó bơ vơ cô độc. Nó thấy nó bị lẻ loi sa thải, như bị rớt xuống vực sâu, lui tới không đường, đang bị ép ngặt; kẻ xung quanh càng cười là nó càng khóc, mà nào ai hay biết? Trần thế đối với nó lu mờ của si mê, vách sắt, của tứ đại tham lam, lửa cháy bởi sân giận. Nó không biết đường nào ra khỏi bốn vách tứ đại cả. Nó càng muốn sống, muốn vui là càng thấy chết, thấy khổ. Nếu nó còn có chút trí phân biệt thì nó mới biết là nó đang bị ở, nhốt dưới thấp sâu của nước đất, và kẻ nào khác, có được trí huệ, mắt pháp, cũng nhìn thấy ra được, là nó đang bị lún ngộp dưới lầy sâu, trong hang đen tối.
         Nó mà tự thoát ra được là khi nào tội nghiệp nơi thân khẩu ý không còn nắm giữ nữa, nó chết bỏ cái ta, đang bị ở trong tứ đại đó đi, tức là linh hồn bay ra khỏi đặng. Bằng chẳng vậy nó phải gặp một vị Trời, chư Tiên, trước kia tu hạnh cư sĩ tại gia, đến mở khai cửa địa ngục cho nó, cũng như khai vẹt trí não cho nó, thấy ra ánh sáng, lẽ phải, đường ngay, chánh thiện, và noi theo gương vị Trời trí thức mà đi theo thiện đạo, lìa bỏ sự tham sân si trong tứ đại vật chất mới được. Kẻ ấy nhờ Tiên, Trời dìu dắt đem lên, ra mới khỏi, mà cũng phải tự nơi ý của nó, vui chịu hối quá bỏ đi theo mới được. Như vậy là nó không còn tham tiếc những sự vật chất chứa từ lâu, thành ra địa ngục ấy.
       Cũng có người vì nghiệp tội quá nặng, té rớt quá sâu, vào tận chót đáy địa ngục, phải bị hoảng hốt mê sảng mãi, kẻ ấy như ngủ mơ màng, như ngây si. Không biết gì hết, nó mê man trong cảnh sợ hãi từ khi còn thân cho đến khi bỏ xác, trăm ngàn muôn ức năm mà chưa tỉnh lại, linh hồn không có sự nhập thai chi được, giống như kẻ điên khùng, đang sống không có cái biết, sau khi chết rồi cũng còn như vậy, linh hồn mãi mãi đang bị ám ảnh ở trong thế giới đâu đâu, nào có biết sự nhập thai là gì. Thật vậy, nghiệp quá nặng, từ khổ đến điên là nguy lắm, cảnh tượng ấy kêu là địa ngục vô gián a-tỳ.
         Những kẻ ấy thật cũng khó cứu nó đặng, trừ phi là khi nào nó đã tỉnh bớt. Nó nhận ra, nó tự biết nó là đang ở trong địa ngục, và nó có ý muốn ra thì hào quang pháp lý, ánh sáng, giác ngộ của Phật, của Bồ Tát pháp sư rọi chiếu soi ngay nó, làm cho dứt si mê đêm tối. Do ánh sáng đó, nó được mát mẻ, no đủ, trong sạch, nó được bừng mắt tỉnh dậy, sáng thông, nó nhìn ra khắp thế giới chúng sanh, nó phát tâm đại bi lớn rộng, làm cho vách sắt tứ đại, tham lam ích kỷ phải ngã sập đi, không còn nhốt bó nó nữa. Nhờ hào quang của Phật mát mẻ, làm cho lửa sân giận không còn nung nấu, nồi chảo danh lợi thảy phải sập tan, bấy giờ nó có thể đứng đi tự do, theo chơn nối gót y như Phật, là sự đi đứng nói làm lo cho khắp cả chúng sanh trong võ trụ, không còn mắc kẹt phải ở một chỗ của địa ngục ích kỷ nữa. Thế là từ đó về sau, nó đã giác ngộ như người xuất gia, tinh thần đầy đủ, bước trên sự vật mà đi, do mắt trí kinh nghiệm tỏ rõ không còn sợ lầm sụp té như khi trước, nó rất nhẹ nhàng, bay bổng lên cao, làm người cao thượng, không còn bị tình tự vây trói, níu buộc chi nữa được.
          Cũng có kẻ bị khổ ít, địa ngục nhẹ, khi nhờ ánh hào quang của chư Phật soi đến, là dây xích xiềng đều dứt hết, địa ngục bị sấm sét nổ vỡ tan hoang mặt đất nâng đội lên cao như kẻ đã được xuất gia giải thoát, ở nơi đất Tịnh độ; bấy giờ vì nỗi mừng vui của mình mà thương xót đến chúng sanh, kẻ khác sau khi đắc trí huệ, phát tâm đại bi đại nguyện tế độ chúng sanh, tức thì có được tòa sen của chư đệ tử Giáo hội Tăng già nâng đỡ dưới chân, đưa về cõi Phật, thành chư Bồ Tát sơ tâm. Cũng có kẻ chưa được như vậy, nhờ ngó ra cảnh không gian, thấy sự khổ thân của kẻ khác, liền đem trí thức của mình ra, nói làm giúp đỡ thiên hạ mà quên mình nhẹ nhàng, thì cũng được có vừng mây lành của kẻ mến đức mang ơn nâng đưa lên cõi thiên đường, hưởng được sự vui tươi phước lạc. Vị tiên trời ấy, chết bỏ thoát khỏi địa ngục, sanh về cõi Trời, là nhờ nơi ánh sáng Pháp bảo của chư Phật. Và khi được làm tiên trời rồi, nếu không tham hưởng cõi ấy cho là khổ trí, thì hãy dứt bỏ cảnh trí cao sang, hạ mình đi xuất gia Khất sĩ theo Phật, để được tu tập tâm chơn như bình đẳng, thanh nhàn, yên tịnh.
         Còn bằng chẳng vậy thì cũng phải học Pháp bảo của Phật, cho có ánh sáng vòng hào quang trên đầu không cho mê muội hay hoặc ngó mặt ngay qua cõi Phật Pháp Tăng Tam bảo, luôn luôn thính pháp văn kinh, cho có hào quang thì mới đứng yên ngôi vị được. Chư tiên mà được quý trọng hơn hết là phải thường tế khổn phò nguy cho chúng sanh luôn, để cho vừng mây dưới chân được vững chắc, vì nếu chúng sanh ghét giận bỏ đi, là mây tan đoàn rã, té sa trở lại, hai nữa chư tiên chớ khá ham đội mão vàng áo bạc, chạm trổ thêu hoa, điểm trang bóng sắc, thì thân mình mới có chiếu hào quang, nhẹ nhàng không té rớt và được tươi tốt sáng trong quý lạ. Chư tiên phải siêng năng dày công trau giồi phước đức, đừng tham toại hưởng danh lợi phong lưu, thì địa vị càng cao quý, quyến thuộc càng thêm đông, nhưng khi nào đã quá mệt khổ mà phước huệ đủ đầy, thì cũng nên hưu trí xuất gia làm Phật, chớ đừng tham chấp thế lực oai quyền, không kiêng, không sợ, chẳng biết nghe ai, của bậc vua trời, mà có ngày đọa lạc. Bởi cái vui vật chất của địa ngục, xác thân, với cái vui tinh thần của trí não cũng y nhau, hết thích ưa thì lâu ngày nhàm chán, ai ở trên cao mãi khỏi bị mỏi chân khổ té, còn dưới thấp sâu thì chết ngộp nhóng trồi, không ai ở mãi bình yên lâu dài một chỗ cho được.
    Vấn: Nếu lý như vậy, sao có người lại cúng vái làm sớ điệp, lầu kho phướng xá, xin tội rước vong ở đâu có linh nghiệm chăng?
Đáp: Thân là địa ngục, trí là thiên đường, tâm là Tây phương. Cầu là cầu xin người đừng làm ác, vái là vái xin người đừng mê muội, tức là bằng sự khuyến tu tập thiện, nói pháp làm lành, còn việc sớ điệp lầu kho phướng xá, xin tội rước vong là làm cho vừa lòng vua quan với người giàu sang, kẻ hiện tại. Còn linh nghiệm hay không là biết chừng đâu, vía dại lòng tham của kẻ chết nào đó, họ nếu được thấy như vậy, chắc là họ được no lòng mát dạ, rằng con cháu không quên ơn họ, chắc họ cũng được vui cười giây lát. Chớ nếu họ đi học đạo lo tu, bỏ tham lam, làm lành phải quên lòng ích kỷ đoạn dứt ân tình, thì họ mới được siêu thoát nhẹ nhàng biến sanh lên Trời Phật, không còn nặng nề thấp sâu đau khổ nữa.
Vấn: Người ta cúng vái lạy cầu vong linh về ăn uống có chứng hưởng chi chăng?
Đáp: Cha mẹ còn sống nên cung dưỡng, vái lạy cầu xin, chớ chết rồi, biết có đó hay không? Việc làm ấy là tiếng chào cao hơn cỗ, làm vui lòng mát dạ người chết, chớ có thân đâu mà ăn uống. Cũng là việc làm gương hiếu thảo để dạy cháu con về sau, chớ không ích chi cho người chết. Cũng có kẻ vì hưởng ăn gia tài của người chết, nên sợ chừng mà cúng vái vọng tưởng, chớ họ có thấy biết gì đâu.
Vấn: Vậy làm sao giúp đỡ cho kẻ chết nếu họ tội lỗi khổ đau?
Đáp: Nếu biết chắc rằng vong linh tội lỗi và đang bị khổ, đang có ở tại đó, thì con cháu phải tu, cho họ tu theo, hãy thuyết pháp, giảng kinh, luận đạo cho họ nghe, và hãy làm sự phải thay thế cho họ, thì họ vui mừng lắm. Nhờ nghe pháp mà vui và giác ngộ, nhờ tu mà lần lần tiêu hết nghiệp tội.
Vấn: Có phải đối với mỗi người chết đều cầu siêu chăng?
Đáp: Không! Người nào có tu giữ được năm giới, tám giới sắp lên, thì khi chết khỏi cầu siêu nữa, vì họ đã biết đường đi, họ đã ở trên cao hơn nhơn loại rồi vì nhơn loại có một giới không sát sanh, chớ họ đã được từ năm giới là cõi Trời Dục Giới rồi. Chữ “siêu” nghĩa là vượt qua vậy.
Vấn: Nói vậy thì địa ngục, thiên đường, Tây phương là giáo lý, chớ không có sự cảnh thiệt hay sao?
Đáp: Sự cảnh cũng có, nhưng lý nghĩa mới là thiệt, còn sự cảnh là giả. Cho nên sự cảnh dầu không có cũng được. Nghĩa là: thân là địa ngục, trí là thiên đường, tâm là Tây phương, ấy là cảnh thiệt đời đời của ta, còn cảnh địa ngục, thiên đường, Tây phương nơi bên ngoài hữu vi, hay vô vi kia là giả tạm, sẽ dời đổi không thật không bền! Dầu ta có đến đó cũng được, hay không đến đó cũng được! Mặc dầu ta ở đâu đâu đi nữa, cũng chẳng bằng ta ở cảnh của tự nơi ta, biết cảnh trong ta thì cảnh ngoài là phụ thuộc không quan trọng. Cũng như tâm Niết-bàn yên hơn cảnh Niết-bàn, trí thiên đường vui hơn là cảnh thiên đường, thân địa ngục khổ hơn là cảnh địa ngục, vì cảnh ngoài dễ mau dời đổi, chớ cảnh trong thì khó lâu dời đổi đặng. Vì thế nên kẻ đã giác ngộ rồi, thì không chăm chú những việc bên ngoài kia nữa.
Vấn: Có cảnh giới những linh hồn bình thường giống như cõi xác thân đây chăng?
Đáp: Có chớ! Cõi linh hồn cõi xác thịt đâu phải hai! Xác thân là quần áo, cởi bỏ xác thân quần áo là linh hồn; đang có xác thịt là linh hồn mặc quần áo, nào có lạ gì. Quần áo xác thịt như cái nhà, tâm hồn là chủ, thì cái mà ta đang biết, đang sống, đang linh ứng đây là tâm hồn chớ đâu phải xác thịt, mà tự có được. Linh hồn đâu có sống chết, xác thịt thay đổi, như áo quần dơ giặt lại, sắm đổi cái mới, như cây chuối mẹ bỏ là có cây chuối con, chớ cái sống đâu có chết. Hay cũng có sự tiêu diệt, nhưng nơi loài người thì rất ít.
         Sự chết sống nơi giáo lý là danh từ giác ngộ, để chỉ rõ thiện là sống, ác là chết, tâm hồn bị chết chôn trong cái ác, còn cái khổ là địa ngục. Lẽ sống chết là nói chết bỏ cái nghề này, sống qua nghề kia, chết bỏ con đường này, sống qua con đường kia, để chịu khổ mãi đó. Thiện là đi tới dài kêu là sống, là đạo. Ác là đoản ngắn, mất đường chết sựng, ở hoài một chỗ, là đời. Chớ thân bằng máu thịt, hay thân bằng tư tưởng, bằng khí hơi, cũng như nhau, đâu có gì lạ; họ cũng đi đứng hoạt động xung quanh ta, như ta vậy, chỉ có điều là ta ít thấy họ và họ cũng ít thấy ta. Chuyện ai nấy lo có ăn nhập gì nhau đâu. Ta ở chỗ động thì họ ở nơi chỗ tịnh. Cũng như chúng ta đây, đâu có ai ở chung với ai được đâu. Phương nào đi theo đường nấy, nghề nào đi theo nghề nấy. Chuyện ấy ta cũng không cần phải biết, vì khác cảnh giới, ta chỉ biết có những tâm hồn, không xác thịt, vậy là đủ rồi.
Vấn: Trong đời ta nên sợ cái gì hơn hết?
Đáp: Ta chỉ có ghê sợ tội lỗi là hơn hết! Người mà biết được công lý, pháp tương đối, nhơn quả, quả báo, thì chỉ có sợ tội lỗi thôi, chớ không sợ ai hết. Cái thưởng để giác ngộ, phạt để giác ngộ, dạy cũng để giác ngộ; giác ngộ rồi là được; con đường giác ngộ từ đó là sẽ tự mình đi, hư nên tự mình chịu lấy, mình không còn phiền trách kẻ đi trên trước nữa. Những bậc đi trên trước đã dạy ta, thưởng ta, phạt ta là để cho ta giác ngộ công lý, khi ta đã giác ngộ rồi thì phận sự của các Ngài cũng hết rồi. Các Ngài không còn mắc tội với ta, không còn mắc tội với chúng sanh chung nữa. Mà từ đó, phước ta ta nhờ, tội ta ta chịu, và chúng sanh phiền ta chớ không phiền người trên trước.
        Vì là ta đã giác ngộ rồi mà ta còn làm quấy, là tội lỗi ấy ở tại nơi ta cố ý vậy. Trong đời mà ai cũng giác ngộ công lý hết rồi, biết công lý nhơn quả, là pháp tương đối, quả báo của tự nơi mình rồi, thì sẽ không còn có ông trời, ông vua, ông diêm vương, ông quan tòa nào nữa cả. Mà tất cả đều như nhau, bằng nhau, là những bậc giác ngộ, sống chung như thế giới Phật mà thôi. Vì ai cũng là Phật cả. Ông trời, ông vua, ông diêm vương, ông quan tòa có là bởi do sự yêu cầu tôn lập của kẻ khác, người tội sanh pháp luật, chớ không phải tự ý các ông muốn làm việc ấy. Trong đời nếu có ông nào tự muốn làm chức vụ ấy, tức là ông ấy còn mê muội hơn người ta nữa, tự các ông tìm tội lỗi, tìm khổ chết tai họa. Nghĩa là các ông ấy, còn chưa giác ngộ biết có công lý sẵn nơi mỗi người sao? Các ông ấy nếu mong xử phạt người ta, thì ai đi xử phạt ông ấy, ông ấy làm tội khổ người ta ai làm tội khổ ông ấy. Người kia làm khổ kẻ khác là có tội, còn ông ấy làm khổ người kia sao lại không có tội? Công lý, nhơn quả, quả báo tương đối sẽ có tha vị gì ông ấy đâu! Cũng như cha đánh con là vì sự giác ngộ bắt buộc, chớ đâu phải là cố ý đánh. Vậy thì cõi trần thế mà có ông Trời, ông vua, ông diêm vương, ông quan tòa, là vì sự giác ngộ ép buộc, chớ tất cả đều giác ngộ Phật hết rồi, thì các ông ấy tội gì mà đi làm chức vụ vô ích đó nữa, làm chi cho mệt nhọc. Chẳng là đi làm Phật theo ai nấy với người ta, cho được yên vui hơn. Như thế tức là ông vua, ông Trời không có lo sự ăn ở cho người đã tu hiền, khỏi cần cai trị người đã giác ngộ. Và Diêm vương, quan tòa, không có xử án người đã tu hiền, khỏi cần đày phạt người đã giác ngộ.
         Vậy thì sao chúng ta lại chưa chịu giác ngộ công lý, nhơn quả, quả báo tương đối của mình, để cho các ông ấy rảnh khỏe, để cho tất cả ai nấy cũng đều là Phật như nhau, bằng nhau. Nếu chúng ta mà biết sợ tội lỗi thì đâu còn có các ông ấy nữa. Thật vậy chỉ có tội lỗi là chúng ta đáng sợ hơn hết. Tóm lại sự giác ngộ của chúng ta là có, chớ ông Trời, ông vua, ông Diêm vương, ông quan tòa vốn là không. Và chúng ta nên phải tự mình biết ghê sợ tội lỗi, hổ thẹn tội lỗi, và dứt trừ tội lỗi lấy mình, tốt hơn là để người chế trị. Tội lỗi có là bởi nơi sắc thân vật chất hữu hình, tứ đại địa ngục. Vì ai nấy cũng như nhau, là cái ác, cái có; ở trong ấy, cái tham sân si nhốt phạt, thống khổ vô cùng. Vậy ta phải xem coi cái có, cái sắc, là đất bỏ trơ trơ phía dưới chân ta, dùng nó làm cái nền nhà của ta, trí ta như nhà cửa, còn tâm ta là chủ ở bên trong, tâm chủ bước đi trên nền sắc thân bọc che dưới giữa nhà thức trí, làm chủ bằng tâm thì chắc không còn tai nạn.
        Hồi nghĩ lại ai ai cũng sanh ra từ nhỏ tới lớn ở trong đời, sanh ra ở trong cái có, cái vô minh, dễ gì tự giác, ai cũng mãi loay hoay trong sự vật, lo cho ăn, mặc, ở, bịnh của sắc thân tứ đại, cho là quan trọng, ai mà không tham danh lợi, vui chơi, sung sướng, dư hơn cho êm ấm xác thân ta, và lo cho xác thân những kẻ khác nữa. Chấp lấy xác thân là ta, là chủ, ai ai cũng quý giá nâng cao tôn trọng sắc thân, mà nào chúng ta đã có nghĩ ra thiện ác? Mà nào có đếm kể, coi cái ác quấy tội lỗi ra gì? Ai mà không cho cái thiện là thiệt thòi thua kém xấu xa. Nào ta đã có phen nghĩ đến cái thiện là bền vui, hơn là cái ác tươi cười trong nháy mắt, mà quả báo của nó là khổ ngàn ngày đâu. Vì thế chúng ta mới lầm, mới lạc đường, mới thất bại. Đến chừng có khổ, chúng ta mới nhận ra cái vô thường, khổ não, không ta, không của ta, mới không còn mê tín theo cái có, cái sắc của cảnh bên ngoài nữa. Chừng đó chúng ta sẽ gặp đặng cái thật bên trong của ta, làm chủ lấy ta, không còn sợ sệt cúi lòn ai cả, bởi ta đã không còn tội lỗi với ai ai nữa. Cũng không còn tham muốn cái thái quá, bất cập, chừng ấy tâm ta đã định, ta đã nhập định nghỉ yên theo lẽ chánh chơn, ta nhập định theo đường trung đạo, chánh đẳng chánh giác vô thượng, tức là ta nhập Niết-bàn, tâm chơn như, thành Phật vậy.
Phật là người giác ngộ,
Chúng ta sớm nên giác ngộ.
      Vì sự giác ngộ tâm chơn, quý báu hơn cái thiện lành thức trí, và cái thiện lành thức trí cần ích hơn là sắc thân vật chất, ác quấy, tội lỗi, danh lợi, vui chơi, cái có nơi ngoài tứ đại.
      Vậy ai ai cũng cần nên phải giác ngộ hết.
Tổ sư Minh Đăng Quang; Patriarch Minh Dang Quang
___ Chân Lý Kinh số 26.- Giác Ngộ. Hiệu chỉnh thành là:; Sin's Enlightenment; Sự Giác Ngộ Tội Lỗi 
(Ghi chú khi dịch cụm danh từ ghép có hình thức sở hữu cách: tỉnh lược bỏ chữ  "của".)
MEMO: True monk is a term in Buddhism that refers to those who have practiced Buddhism and achieved enlightenment.; Bậc chân tu là thuật ngữ trong đạo Phật, có nghĩa là những người đã tu tập đạo Phật và đạt được sự giác ngộ.
___ Buddha is the supreme enlightened one. 
He established the Bodhimandala and saved all living beings. 
Phật là đấng tối cao giác ngộ. 
Lập đạo tràng, tế độ chúng sanh.
___ Trước hết, giác ngộ - enlightenment là từ vựng vừa động từ R.= enlighten (thành lập tính từ F.= V+ ed= pp.) => quá khứ phân từ; F.=R+ment=> (từ gốc+ tiếp vĩ ngữ) lại vừa danh từ. Đề tài nầy, hàng loạt vấn đề tiêu biểu nhằm hướng  dẫn hành giả tu tập hiểu các "danh từ pháp lý" tránh việc làm mê tín và mê muội. (Về việc Cúng Vái Rước Vong sự thật là gì? ...chờ copy và dán, dịch trước 1 đoạn trích dẫn)
___ Sự tỉnh thức về mộng ảo, ám ảnh và khổ não cảnh địa ngục và đi đến giác ngộ tội lỗi. Tức là giác ngộ về công lý của nhân quả và quả báo. Và bất cứ ai hiểu về lý nghĩa của siêu việt (vượt qua) nếu giữ 5 đến 10 giới thì sau khi chết, không cần cầu siêu. Nếu có tu hạnh chín chắn...có tham thiền và nhập định thì có thể sẽ đắc quả lúc lâm chung. Có thể nói lúc nhập định được thì có xuất hồn hay không? Xuất hồn là mô thức huyền bí không thể đem lý luận ra nhận thức vì nó thiếu logic học về việc ai thấy và ai làm chứng cho "việc xuất hồn"? Luận lý đòi hỏi về vật chứng của linh hồn và về cõi huyền bí là tự mỗi người đi sâu vào huyền bí riêng mình. Nó là hiện tượng linh ứng và nghiệm. Đọc qua Thần Mật của thiền là gì? Thông qua Sanh Và Tử là Chân Lý Kinh số 7 huyền bí ấy có thật là "bí rị" có câu hỏi đưa ra mà chưa có đáp án chăng? Vì có có cách để kết luận rằng, câu hỏi đã đưa ra chính là đáp án.
___ Nếu tham thiền và nhập định tức là đã ngủ quên. Thấy mình đang ngồi thiền, giựt mình tỉnh thức (hết ngủ mê muội) mới phát giác, phát hiện, là mình đang ngồi thiền. Sau ba lần như vậy, hỏi: 
___ Thân xác người tu thiền định đã ngồi đó, ngủ quên, chợt tỉnh thức và giác ngộ, thì cái thấy lúc nhập định ấy là "chủ tể linh hồn" của người ngồi thiền, đã thấy, đúng vậy không?
___ ...!?!...(Đây là ký hiệu trong văn nói kể chuyện tự sự. Nó đã thành là chữ viết của đáp án, mà câu hỏi đã đưa ra chính là đáp án. Không nên khẳng định vì người đọc sẽ phát sinh sự hoài nghi và sẽ phủ định.)
KẾT LUẬN rằng: tư hữu về niềm tin là tự tin, mà mỗi người tu tập thiền định, hãy tự mình khẳng định có linh hồn và đã xuất hồn không? Còn nữa, có ba vị tu thiền, trong đó hai vị tại Tịnh xá to tiếng và kình cãi nhau kịch liệt. Và có vị ngồi thiền tại nhà riêng (tịnh thất) nhập định thấy cảnh ấy và nhớ cả câu nói của hai vị kia cãi nhau. Ngày hôm sau, lẻn về rảnh rổi hỏi:
___ Có phải hôm qua Sư la lớn, lúc ngồi tại cốc tu là "...đồ quỷ ma mà..." Ông đã nói ai là qua Mỹ nói nghe?
___ Biết rồi còn hỏi, buông bỏ hết cho nhẹ hồn thương đau...còn hỏi lôi thôi!
___ Tóm lược người chết vẫn tỉnh táo, ra dấu hiệu giơ tay 20 ngón. Đúng ngày 20 mất sau 1 tháng cộng 5 ngày là chết. Đó là Thầy Giác Tịnh. Ông bác của tôi là Chánh Trị Sự Cao Đài Giáo, nói thẳng "mai tao chết". Thật vậy, hôm sau ông ấy chết. Mà anh tôi hoài nghi...là ông ấy tự sát? (Sau khi trả nghiệp vì bị chết do giao thông! Nhưng vì nỗi ám ảnh và nuối tiếc; Vì nội sự bên trong anh ấy "khúc mắc" vì cái chết ông Nội,  là ông ấy "tự sát": đã sai bảo thằng Hai con Chú chín Lê Đức Hùng, mua hai chai dâù song thập: uống và chết! Do nó còn nhỏ quá, nên không biết...Giờ hai cha con đã mất!) Mẹ ruột học trò nầy là Nữ Chánh Trị Sự kế tục cho biết trước vào ngày mùng hai Tết. Và xách cuốc thăm mộ, chỉ tôi chết rồi chôn nơi đây. Mãi tới ngày 13 tháng 3 âm lịch thì bà mất. Ngày chôn cất liền nhập xác và sau 3 lần nhập xác. (Ông Thiện "bán đá" hàng xóm: ông mất gần 2 năm. Bà nhập xác, chỉ ngón tay, tôi đi một vòng...về lên phía lan cang đứng nhìn, xuống...À hiểu rồi!) Trước lúc bà nói tôi nghe rất rõ, "một tuần con cấm phòng lo tu" và nhớ "không ra khỏi phòng"?; Một tuần sau, mưa to gió lớn, sét đánh: mốp cái thùng Inox, điện chập, cúp điện. Nếu ra sân thượng bị sét đánh! Lúc bà thị hiện cho thấy lúc 4-5 giờ chiều. (Nhân đây, cảm ơn hai vị phò hộ pháp tu, mách bảo, nơi trang thờ thần tài, có người say vào "lấy trộm rượu cúng: uống". Tôi từ tầng hai, xuống tầng trệt và "bắt tại chỗ", nhưng tôi tế nhị, để vợ tôi "xử lý". Lấy lại chai rượu, khuyên đừng "nghiện ngập");( Do vậy, sau 2 lần thị hiện....Hú hồn! Mẹ đừng nhác con, Mẹ đi lộn phòng: phòng thờ trên tầng ba. Nên do vậy, tôi đã lập tức về quê hỏi cha tôi, mấy ngày nay có ai nói gì với cha không?
___ Có bà chín Dĩnh già rồi, bà ấy la Thầy Bửu, là Cậu của tôi, trụ trì chùa Thái Phong. "Ông trai gái với ai, là chết với tôi"? Cha tôi không hề biết chuyện và chẳng ai biết, mẹ tôi liền nhập xác vào ngày chôn cất, rằng:
___ Mẹ đứng dưới gốc cây, mẹ nhớ con lắm!
Tôi ngạc nhiên và hoài nghi là bà chín Dĩnh sao gọi tôi là "mẹ"? Tôi định tĩnh tinh thần và nhìn sâu vào đôi mắt bà chín Dĩnh. Mà nhận ra như đôi mắt của mẹ và rợn cả da gà. Mọi chuyện đã được kiểm chứng thông tin nhập xác. 
TÓM LẠI: Học trò nầy, đã có ý định là nên hiệu chỉnh là GIÁC NGỘ TỘI LỖI. Vì nếu không giác ngộ về tội lỗi thì con người khó mà thay đổi tận căn gốc của tội lỗi của tâm linh về bệnh tam-độc: tham, sân, si về vật chất. Và từ đó phát sinh thành "thập ác cõi địa ngục." Và ý định nầy qua rất nhiều lần đã trao đổi với Sư-Thầy*(monk-teacher) Tam Tổ THÍCH GIÁC TỊNH đã đồng ý như vậy. 
       Mẹ tôi trước lúc lâm nguy mạng sống, (nơi phòng xét nghiệm thận), bà theo quán tính, miệng niệm câu chú vãng sanh.  Hai tay bà chấp ngang bụng và miệng nhấp nhô, tự  động niệm. Và tôi ra ghế đá, toạ thiền mà niệm (hộ niệm từ xa) trên cái ghế đá, mà gần đó không xa là phòng sanh khoa phụ sản. Nơi tôi đã từng thấy linh hồn người ngồi hút thuốc lá. Trong lúc vợ tôi (bạn đời tôi) thấy mấy cây hương nhang...(Thôi đi anh ơi! Ghê quá, nhang người ta đốt mà mồi gì?); Tôi rợn da gà, rồi hết biết...; Câu cuối cùng bà Mẹ tôi nói, sau khi hồi sức (hồi dương trăn trối) tỉnh táo hoàn toàn, bà ấy đã nói là: 
___ Mẹ ngộp thở quá con ơi! (Dịch phổi, ứ tràn...nghẹt thở.) 
___ Cha tôi hoài nghĩ không ra, ủa chuyện kín đáo chỉ có tôi và ông biết. Chuyện đã xảy ra trước khi kết hôn. Lâu rồi đã quá sâu vào quá khứ. Mẹ tôi có món lạ là có lúc bà ngủ quên, chìm vào vô thức là hết biết. Có lúc tôi phát hiện, bà ngủ mà "mở mắt" không khép mi. Sau khi ngủ là tỉnh thức là trở lại hữu thức. Còn dùng từ nặng nề và mất tế nhị, rằng "vô ý thức" là kém sự hiểu và biết về nhận thức. Là tuỳ thuộc vào "ngữ cảnh lúc nói" không sao cả! Như là vô ý thức về trách nhiệm...vv. Còn người nghi phạm: nói rõ phạm luật gì? Chớ nên nặng lời: giáo huấn, không trúng và chẳng đúng chút nào cả. Bà ấy đã nói:
___ Ông nhìn sâu vào mắt nó, nên nó biết: chứ sao? Tôi có điên không, nói nó chi mà nó biết? (Nghĩa là lâu quá tôi quên giữa hai ông bà đã nói nhau những gì trước khi cưới nhau?) Nói vậy, nghĩa là tư liệu của Tổ sư MINH ĐĂNG QUANG là "Nhãn tàng Chánh pháp-The eye stores the Dharma", đã gom thành bài kinh rất dài, dịch gần xong. Tài liệu năm 1944, dự định dịch sang Pháp ngữ của Tổ. Giờ gõ lại "nguyên văn Việt ngữ" không cần chuyển dịch, vì từ Hán-Nôm đặc trưng, dùng để tham khảo. Khỏi mất phí thời gian. Một trong nhiều ý nghĩa là Cao đài, họ thờ "Con mắt" trong lá cờ của họ. Và hình con mắt giữa: trong "tôn tượng" nơi trang thờ. 
___ Giác ngộ là tuyệt đối giữa chừng hai bờ lề tương đối, lại là đời và đạo là con đường Giác ngộ tội lỗi. Trung đạo và giải thoát mà các trào lưu triết học là "ý thức tuyệt đối" hay không? Việc nầy chưa học hết và sự giới hạn thay vì tuyệt đối là vô hạn. Vì triết học là các trào lưu còn đang tham vấn và nên tham khảo thêm. Và nơi triết lý nhân sinh, người ta hay nói vui, rằng: "Còn biết là còn khổ và hết biết là hết khổ!". Đồng thời lại than van như nửa đùa và nửa thật, là "Biết nhiều là khổ nhiều và hết biết là hết khổ." Vả lại, là vì nó dễ hiểu không ai mãi mãi thức mà không ngủ và nghỉ:...chúc ngủ ngon! Và giác ngộ là hơn hết!
Nguồn #dinhdemo.
Tham khảo Refer: Phần mềm Dịch tiếng Anh & Từ điển; English Translation Software & Dictionary: https://vikitranslator.com/ ; II.- Liên kết; Link: XII.- Tiểu sử Tổ sư Minh Đăng Quang ; Biography of Patriarch Minh Dang QuangTiểu sử: Thích Giác Tịnh ; Biography: Thich Giac Tinh
*&*