Hiển thị các bài đăng có nhãn 16.- Layman (Sangha Church); 16.- Cư Sĩ (Giáo hội Tăng già). Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 16.- Layman (Sangha Church); 16.- Cư Sĩ (Giáo hội Tăng già). Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2023

16.- Layman (Sangha Church); 16.- Cư Sĩ (Giáo hội Tăng già)

The Truth Sutra number 16 (sixteen)
Chân Lý Kinh số 16 (mười sáu)
Laity (Church of Sangha)
Cư sĩ (Giáo hội Tăng già)
Author: MINH DANG QUANG
Tác giả: MINH ĐĂNG QUANG 
&&
(By version, published in 1993; Theo phiên bản, xuất bản năm 1993)  
Edited and translated into English, by - LE DUC HUYEN: self-study English.; Biên tập và dịch sang tiếng Anh, bởi - LÊ ĐỨC HUYN: tự học tiếng Anh.
(Trang 242; Page 256)
Sangha Church: Traveling Mendicant Monks 
Giáo Hội Tăng Già: Du Tăng Khất Sĩ 
We are wandering monks: begging for alms, living with the common sense of all living beings according to the universal truth.;
Chúng tôi là du tăng: khất thực, sống với lý lẽ chung của tất cả chúng sanh theo chơn lý vũ trụ.; We do not differentiate between races, skin colors, sects, disciples, classes, poor, rich, (rich or poor), trees, grass, animals, people, Sangha, and Buddha.; Chúng tôi không phân chia chủng tộc, màu da, giáo phái, môn đồ, giai cấp, bần, phú, (giàu sang hay nghèo hèn), cây, cỏ, thú, người, Tăng, và Phật.; The goal of perfect enlightenment is the path to complete liberation, not because of narrowness but by putting oneself in the bondage of afflictions.; Mục đích của chánh đẳng chánh giác, quyết đến nẻo giải thoát hoàn toàn, không vì nhỏ hẹp mà đem bản thân mình vào sự trói buộc của phiền não.; Therefore, according to ancient Buddhist precepts, the Sangha does not accept followers in one place, but must travel all over the country.; Vậy nên theo giới luật Phật xưa, nhà Tăng không ở một chỗ thâu nhận tín đồ bổn đạo riêng, mà cần phải vân du khắp nơi cùng xứ.; Thus, we both study with everyone and bring our learning and practice to help everyone exchange with each other.; Như vậy, là chúng tôi vừa học với tất cả mọi người, vừa đem sự học tu của mình, mà giúp ích cho ai nấy trao đổi lẫn nhau.; The purpose is to learn, thanks to experience in practice, and to gain full enlightenment quickly.; Mục đích là để cho sự học, nhờ kinh nghiệm trong chỗ hành, mà chóng được đủ đầy toàn giác.
        Besides, in the world of school, there are many layers, from low to high to lead people, from evil to good, to wisdom, to liberation, to Nirvana.; Vả chăng cõi đời trường học, có đủ nhiều lớp, từ thấp đến cao để dắt người, từ ác đến thiện, đến huệ, đến giải thoát, đến Niết Bàn.; But the mendicant dharma is at the highest level, the ultimate and ultimate!; Mà giáo pháp khất sĩ lại là mức cao viễn, cuối cùng tối thượng!; People here have had to go through many classes of lay religious people.; Người được đến đây là đã phải trãi qua bao lớp học của các tông giáo cư sĩ.; So all sects and paths are useful.; Thế là các phái môn, đường nào cũng hữu ích cả.
      Because the Church of the Mendicant Sangha is to practice according to Precepts, Meditation, and Wisdom, there is no initial learning based on writing.; Bởi Giáo Hội của Tăng Đoàn Khất Sĩ là tu theo Giới Luật, Thiền Định, Trí Huệ, không có sự học nương văn tự của bước đầu.; Mendicants are Bhikkhus, their practice follows that of lay people, they are only a very small class of living beings.; Khất sĩ là Tỳ kheo, pháp tu hành sau sự tập học của cư sĩ, họ chỉ là một lớp riêng rất ít của chúng sanh.; Therefore, the monks do not abandon those who want to follow, if they can keep the precepts, even if lay people want to join, and never accept the majority of the weaker class.; Thế nên, chư Tăng không bỏ những ai muốn theo, nếu có thể giữ giới luật được, mặc dù cư sĩ nào muốn bước vào, và không bao giờ thâu nhận số đông của lớp yếu.
       In the universal moral school, sentient beings are common students, the more extensive the common classes, the more valuable they are.; Trường đạo đức vũ trụ, chúng sanh là học trò chung, các lớp chung càng nhiều rộng, càng quý ích.; To lead people from the bottom up to the common goal, which is to be wise, kind, and free from suffering.; Để dắt người từ bực bước lên đến mục đích chung, là sáng suốt, hiền lương và khỏi khổ.; Liberate layer by layer to reach complete liberation, but surely, each person has no intention of binding them to delay the common evolution.; Giải thoát từng lớp để tiến đến sự giải thoát hoàn toàn mà thiết tưởng, mỗi người chắc không ai có ý gì muốn trói buộc, để làm trễ nải cuộc tiến hóa chung.; Yet, mendicants are one class among many classes, not united, not divided.; Ấy thế, khất sĩ là một lớp trong nhiều lớp, không phải hiệp, không phải chia.
    Monks are used to living with common sense and equality, learning for themselves, teaching others, and avoiding suffering for all.; Chư Tăng quen sống với lẽ chung và bình đẳng, học cho mình, dạy cho người, tránh khổ cho tất cả.; ; Mong cầu sự giải thoát, rảnh rang, yên-tịnh, dứt nghiệp, xa hẳn vật chất của tiền, không biết đến: việc ngoài chi cả!; Wishing for liberation, free time, tranquility, cessation of karma, far away from the material things of money, not knowing: nothing else!; Cho nên về tứ sự: Sự ăn, sự mặc, chỗ ở, khi bịnh, nếu cư-gia sẵn lòng hộ-pháp làm duyên.; So about the four things: Food, clothing, shelter, when sick, if the householder is willing to protect the Dharma as a condition.; Thì quí Ngài có thể hộ cho thực phẩm, đơn sơ chay lạc, đạm bạc, cốc-lều tranh lá, chăn áo vải bô, thuốc men thường thức…; Then you can provide food, simple vegetarianism, frugality, thatched huts, blankets and robes, common medicine...; Để không đến nổi phải vướng tiếng, nhiễm-ô vật chất, tham đắm bạc tiền, biếng nhác: lánh đời, ăn hại xã hội, hoặc đạo mà chỉ mong cầu danh-lợi, đó thôi!; In order not to be entangled in fame, material pollution, greed for money, laziness: avoiding life, harming society, or religion but only looking for fame-profit, that's all!; 
        Về trật tự mà quí Ngài sắp giùm được sự thanh tịnh cho Tăng thì các Tăng Sư sẽ thường tới lui.; As for the order in which the monks are about to keep the Sangha's purity, the monks will often come back and forth.; Để nhắc nhở cho quí Ngài và được chỗ nghỉ đêm trong khi mưa bịnh, giữa cõi đời ly loạn thì chúng Tăng rất xin đa-tạ!; To remind you and to have a place to stay for the night while raining, sick, in the midst of chaos, we Sangha would like to thank you very much!; Cầu chúc quí Ngài mau nhẹ nghiệp, vượt lên bờ giác, nương theo chúng Tăng để hiệp hòa: chung sống nơi nhàn cảnh.; May you soon have light karma, cross the shore of enlightenment, follow the Sangha for harmony: live together in leisure.
Xin nán đợi các Ngài!; Please wait for them!
Đoàn "Du hành Tăng lữ Khất Sĩ"; Group "Journey of the Bhikshu Monk"  
Giờ mở cửa Tịnh xá; Vihara opening hours:
 (từ 7 giờ sáng tới 5 giờ chiều; from 7 a.m. to 5 p.m)
Ngoài giờ thuyết pháp có sự giao tiếp:
Outside of lecture hours, there is communication:
Ni cô có đến, nghỉ chân nơi nhà ngoài.
The nuns have come and rested at the outhouse.
Người thiện-nam có đến, nghỉ chân nơi nhà ngoài.
Good men have come and rested in the outer house.
Tín-Nữ có đến, nghỉ chân nơi nhà ngoài,
Xin phải giữ sự trang-nghiêm thanh-tịnh, trẻ em đến hãy theo chỗ riêng Nam-Nữ, phải có mặc áo quần, chớ phá giỡn la luôn-tuồn. Cốc riêng của Tăng xin chớ ai vào, chớ ai ngồi chung với Tăng một tấm chiếu, chớ đưa lấy đồ trao tay nhưng phải có sự chứng-minh
Xin chớ cười-cợt, nói giỡn, nói lớn tiếng,
Xin đừng sai khiến, ra lệnh, bảo rầy,
Ni-Cô nếu vào Tịnh-Xá Tăng, phải đi từ 4 người sắp lên, Tín-Nữ phải đi 2 người sắp lên, chớ ở quá 2 giờ đồng-hồ, xin chớ nói hỏi nhau, cũng đừng nhắn đưa thơ từ, giấy tờ tin ngoài gì… cho Tăng cả!
Thiện-Nam nương theo Tăng, Tín-Nữ nương theo Ni.
PHẬN SỰ CỦA PHẬT
1) Trong buổi mai, Ngài ngự đi trì-bình khất-thực, trưa độ cơm
2) Trong buổi chiều, Ngài thuyết-pháp
3) Trong buổi hoàng-hôn, Ngài giáo-hóa chư Tăng
4) Trong đêm khuya, Ngài đáp lời vấn của chư Thiên
5) Trong canh năm, Ngài xem-xét đến chúng-sanh và nhơn-duyên
PHÉP CƯ SĨ
TAM TỤ (gom hiệp sống chung)
1. Dứt các điều ác
2. Làm các điều lành
3. Từ-bi tế độ tất cả chúng-sanh
LỤC HOÀ (yên vui hoà nhã)
1. Thân cùng nhau hòa hiệp ở chung
2. Miệng không tranh đua cãi lẫy
3. Ý ưa nhau không trái nghịch
4. Giới luật đồng cùng nhau tu theo
5. Kiến thức riêng chỉ giải cho nhau
6. Lợi quyền chia đồng với nhau
1) NHƠN LOẠI: Nhơn ái, nhơn từ, nhơn đức, lòng nhơn là đức từ ái, có chơn chánh mới có nhơn, nhơn là hột giống (loài người có hột giống biết, giác Phật). Nhơn đạo là không sát-sanh người, thú (cây, cỏ), nhơn người là biết có người, người là một nấc thang thiện cao hơn cõi ác thú sình lầy, kêu gọi là giới bất sát bước đầu. Nói hẹp là thân sống với gia-đình, giáo-lý trăm năm, nương theo vật-chất sắc thân (nhơn-đạo cũng là trung-đạo, Niết-Bàn), người là cõi dâm giới.
2) CHƯ THIÊN; DEVAS: Là lý trí của thánh thiện có học đạo lý, lý trí sống với xã hội một xứ, giáo lý ngàn năm, nương theo tinh thần là nấc thang trên nhơn loại, có ba cõi ; Is the reason of moral holiness educated, rational social life with an origin, teachings millennia, shifting in the spirit of a ladder on humanity, there are three realms :
a) Dục giới; : Còn ưa muốn (của sáu thức) bậc trì giữ năm giới; And lust (of six knowledge) is the order to remain in the five precepts:
1) Không sát sanh; Do not kill
2) Không trộm cắp; Do not steal
3) Không tà dâm; No fornication
4) Không nói dối; Do not lie
5) Không uống rượu; Do not drink (Teetotal)
b) Sắc giới: Còn chấp có sự thiện, có các pháp (của 18 giới) bậc trì giữ năm giới kể trên…cộng thêm:
6) Không ngồi ghế cao, nằm giường rộng, chiếu lớn xinh đẹp
7) Không nghe xem hát, múa đờn, kèn, chỗ vui đông yến tiệc
8) Không trang-điểm phấn son dầu hoa, áo quần, hàng lụa tươi tốt
Trường chay về theo Tam-Bảo, Phật Pháp Tăng (hết dâm, hết dục, ở chùa am, nam theo xứ nam, nữ theo xứ nữ)
c) Vô sắc giới: Chấp không-không, không cái có, không phân biệt, không biên lường, bỏ nhớ tưởng, bậc trì giữ mười giới, tám giới kể trên …cộng thêm thêm:
9) Không ăn sái giờ từ quá ngọ, đến ngọ mai, ăn chay
10) Không rớ đến tiền bạc, vàng, của quí, đồ trang sức
Về theo Tam-Bảo, Phật Pháp Tăng, cất cốc ở riêng một mình trong núi, chỗ vắng động hang (hết dâm, hết dục, hết sắc)
3) DÂN XỨ PHẬT: Hộ-pháp chư-thiên cận sự Nam, cận sự Nữ là người cư-sĩ, gần Tam-Bảo tập xuất-gia
a) Người giữ năm giới, mỗi lần tới, chỉ hai tiếng đồng-hồ, nghỉ chân nơi nhà ngoài.
b) Nguời giữ tám giới, được ở từ sáng tới chiều, nơi nhà ngoài.
c) Người giữ mười giới, được ở luôn ngày đêm, nơi nhà ngoài.
Người không có giới mặc áo quần đen
Người một giới mặc áo trắng quần đen
Người năm giới mặc áo quần trắng
Người tám giới mặc áo dà quần trắng
Người mười giới mặc áo quần dà
Áo trung-bình, bề dài xương sống 1,m00, kích0,m7, ống tay 0,m85, cổ, lai, bâu, đinh 0,m02, Nếu người Nam thì 0,m03, người Nữ thì 0,m02. Đây là áo trung-đạo, bình-đẳng, không giai-cấp, cùng là áo đạo của tất cả cư-gia.
TĂNG GIỮ 250 GIỚI, NI GIỮ 348 GIỚI
ĐẮP Y VÀNG MANG BÁT NHÀ SƯ
Những người vào cận sự Tam-Bảo tập xuất-gia, có ba bậc
a) Người mới nhập đạo còn tới lui cõi thế, kêu là nhập-lưu
b) Người mới nhập đạo còn tới lui cõi thế một lần, kêu là nhứt-vãng-lai
c) Người không tới lui cõi thế nữa, kêu là bất-lai
- Bậc xuất-gia thọ giới rồi kêu là vô-sanh
- Bậc giác-ngộ nhơn-duyên rồi, đi du-hành một hai người, kêu là duyên-giác
- Bậc đi giáo-hóa chúng-sanh, thâu đệ-tử rất đông, kêu là Bồ-Tát
- Bậc hữu-trí nghỉ ngơi kêu là Như-Lai
Đó là bảy đạo, bậc nào đắc trí-huệ và quả linh thì gọi là đắc quả (có bảy quả trong bảy đạo), gồm hết là một Niết-Bàn, chót hết nín nghỉ hoàn-toàn là sự kết-quả của đạo-lý gọi Chư Phật, Phật là tâm lành sống với cả chúng-sanh một thế-giới, giáo-lý muôn năm. Vậy nên cư-sĩ đừng tham danh-lợi tình thương mà phải khổ, chết, điên cuồng vô-ích.
a) Người không giới ở theo xứ không giới.
b) Người một giới ở theo xứ một giới.
c) Người năm giới ở theo xứ năm giới.
d) Người tám giới ở theo xứ tám giới.
đ) Người mười giới ở theo xứ mười giới.
e) Người 250 giới ở theo 250 giới (là Tăng-chúng)
Như vậy, hạnh-phúc sẽ toại lòng do giới-luật mà được yên vui, yên vui nhiều ít là do giới-luật, hiền theo hiền, dữ theo dữ, tự mình chớ đừng quyến-luyến tình-nghĩa, tham tiếc lợi, mong cầu danh mà ở chung lộn-xộn thiện ác, một gia-đình tu không ra tu, một xã-hội mà phải khổ với nhau, phải quấy trắng đen hai nẻo, không ai vừa ý ai thì không thể hòa, không hòa là không đạo, không yên vui chung sống!
(Trong đời, nếu không có giới-luật hoặc giới-luật khác nhau, thì nào phải là vua quan, cha con chồng vợ, xã-hội gia-đình, mà tức là giặc nghịch, chính mình cũng làm giặc lấy mình nữa)
Lời Khuyên dành cho người cư sĩ : ; Advice for lay people :
Đã là cư-sĩ thì cần phải hiểu biết mục-đích của mình, chúng-sanh là từ cái không biết đến cái có biết và biết hoàn-toàn (hay toàn-giác là Phật) chưa biết đến biết và đã biết (là nghỉ-ngơi) từ tối đến sáng là yên-lặng. Chúng-sanh là học trò vô-minh dốt nát đến cư-gia tại-gia, đến Tăng Khất-Sĩ xuất-gia và đến Vô-Thượng-Sĩ là Phật, nghĩa là: Học ở nhà, đi tu học và học đầy đủ.
Của-cải, sắc thân quyến thuộc, cuộc đời thảy bỏ hết mà chỉ còn tồn tại cái giác biết của sự học là hết mê lầm thì mới không còn sự khổ.
____ So life is a common school, the more sect classes the better, don't criticize each other because not everyone can study in the same class.; Thế nên cuộc sống là một ngôi trường chung, càng nhiều lớp môn phái càng tốt, đừng chỉ trích nhau vì không phải ai cũng có thể học chung một lớp.; Living beings at all levels of evolution are not equal, but "one person learns, nine people destroy".; Chúng sinh ở mọi cấp độ tiến hóa đều không bình đẳng mà “một người học, chín người diệt”.; Again, "for every ten people who learn, one person is harmed".; Lại nữa, "mười người học có một người hại".; So what must be done so that all ten people must study and understand the truth to love each other?; Vậy phải làm gì để cả mười người đều phải nghiên cứu, hiểu rõ chân lý để yêu nhau?; So the school must have many classes, each class must have many compartments, the upper class loves the lower class, the lower class respects the upper class to live together.; Cho nên nhà trường phải có nhiều lớp, mỗi lớp phải có nhiều ngăn, lớp trên thương yêu lớp dưới, lớp dưới kính trọng lớp trên cùng chung sống.; Whoever passes the exam will be happy, whoever studies well will be at peace.; Ai thi đỗ sẽ vui vẻ, ai học giỏi sẽ bình an.; First, use literature to open your mind to delve deeper into the mysterious truth.; Đầu tiên, hãy dùng văn học để mở mang đầu óc để tìm hiểu sâu hơn về sự thật huyền bí.; Store up your wealth as the Dharma-Treasure, create a true mind as your life, morality as your residence, compassion as your relatives, and together put an end to debauchery.; Hãy tích trữ của cải làm Pháp Bảo, tạo dựng tâm chân thật làm mạng sống, đạo đức làm chỗ ở, từ bi làm thân nhân, và cùng nhau chấm dứt dâm ô.; ☑
        Như cõi đời hôm nay, giờ chơi đã hết rồi, bây giờ phải chăm-chỉ học-hành, trường học thế-giới đã mở cửa là chiến-tranh, học-sinh xưa nay bỏ học quên tu, lu-bù lem-lấm, bỏ đạo theo đời, rối khổ mệt nhọc, nay là lúc phải bỏ ham chơi đi tìm học, đặng tìm hạnh-phúc sự sống trở lại yên vui.
Trong trường học, học trò phải vượt qua đủ các lớp từ thấp tới cao, mà giáo-phái, tông-môn nào cũng là của mình tất cả, hoặc đến rồi hoặc chưa đến, chớ không phải ở hoài một lớp, học một bài giữ mặt đất loài người, mà hại kẻ khác để sống hoài một tuổi, ở một nơi đặng chặt đứt sự tiến-hóa của mình là ai nấy. ✔
____ Quote: from page 249, of Truth Sutra No. 16: Lay People (Sangha Church); Trích dẫn: từ trang 249, của Chơn Lý Kinh số 16: Cư sĩ (Giáo hội Tăng già)
          [249] Because the teachings of any ideology: are all right, it only has to be based on causes and conditions: each person's level and circumstances.Bởi vì giáo lý của chủ nghĩa nào: cũng phải cả, mà chỉ phải cho nhơn duyên: trình độ, hoàn cảnh của mỗi người thôi.No one can follow anyone else, so there is no point in arguing and no one has the right to coerce anyone else.; Không ai có thể theo ai được, thì cãi vả mà làm gì và cũng không ai có quyền ép chế ai được.; Who knows, maybe in the future, I will change my theory and follow someone else.; Biết đâu sau nầy, mình phản lại lý thuyết của mình mà theo kẻ khác.; Because the learning has progressed, or the mind has been turned according to the circumstances of the time.;  Bởi sự học đã đi tới, hoặc ý đã bị xoay theo cảnh ngộ thời duyên.; Then I won't be able to tell anyone else!; Rồi chừng đó ta lại còn nói với ai được nữa!;  ☑☑✒...?
Chúng-sanh đều biết mục-đích của sự sanh ra, sự học thì nào có ai đã học đủ mà mong đến ngôi vị chủ-tể tổ thầy. Nào ai đã dạy được bậc tài giỏi hơn mình, vậy thì lấy gì để trị phục người mà trị phục để làm gì, đâu phải là sự đánh đập chém giết vả lại sự sống của ai nấy cũng như nhau. Còn như mình nào đã học giỏi hơn hết thảy, vì càng học càng dốt kia mà, hơn thì chớ chắc hơn, kém thì nên gọi kém vậy mỗi ai nấy lo tu học chẳng là hay hơn hết, dòm ngó nhau mà làm gì. Chúng ta nên rán lo học để cho được sáng-suốt hiền-lương mà khỏi khổ. Chớ nói liều: Không học là hay, bằng chẳng có thầy thì theo bạn, để cho có người dạy dỗ mỗi ngày. Hoặc chọn người giám-đốc, đức cao trí sáng, nhờ sự sắp đặt chỉ bảo mới nên (bởi đức quí hơn tài và được bề dài mãi mãi)
Rán lo học hành vui chung vui sống, dứt bỏ điều càng, tập gìn giới-hạnh, để tạo một phong hóa trang-nghiêm, sắp đặt chương-trình kỹ-luật, phân biệt cho xa khác với trẻ em, tạo nên thiên-đuờng Phật-Quốc trên mặt đất cùng nhau chung góp trí lành để tập thành đạo-tràng cho mai hậu ấy mới phải là người đáng sống của đời nay.
Mỗi người phải biết chữ
Mỗi người phải thuộc giới
Mỗi người phải tránh ác
Mỗi người phải học đạo
Trò nào quay về thầy nấy, lo ăn và học, chớ ở lang-thang bởi chen-lộn sợ-sệt mới phải phiền-não cùng nhau, giáo nào về lớp nấy, môn nào về bàn nấy để hiệp hòa chung sống, da nào nồi cơm nấy, áo nào tô canh nấy, mới mong tránh khỏi sự phiền-hà. Đến bao giờ chúng-sanh trí lớn, học cao mới mong được sự không còn ai kia khác, nếu bằng ta muốn dạy người thì tốt hơn là để tự người tìm rước thỉnh-cầu. Đã là chúng-sanh thì ai cũng là chữ sĩ học trò! Vậy chúng ta thử hỏi, môn học nào mới bổ-ích? Một khi đã xét kỹ và lựa chọn, xin chúng ta siêng-năng học tập, bỏ qua sự ăn chơi lêu-lổng thì mới mong được sự đắc quả thành-công.
Vậy nên xin khuyên người cư-sĩ tin cần giữ giới, định tâm lo học, chớ day qua ngó lại mất thời giờ, xao động lớp học, có lỗi không nên.
Thánh kia mà còn chẳng nói tính ý của mình thay huống chi là chúng ta mà đi chê kẻ khác, vậy nên nhớ rằng: Thiện mới phải là hơn ác thôi, tranh cải bao giờ cũng sái trật! (Dĩ hòa vi quí)
Phương pháp Định-tâm của Cư sĩ
The Layman's Method of Concentration
Muốn định thì phải chánh
Muốn chánh thì phải thiện
Muốn thiện thì phải phân biệt ác để dứt trừ
Không ác thì khỏi quả-báo hành-phạt khổ sở
Muốn định thì phải trong sạch không-không thanh-tịnh
Muốn tịnh thì phải có sự vui
Muốn vui phải có mừng
Muốn mừng phải có sự tầm-tỏi quán-xét
Có tầm-sát thấu hiểu chơn-lý lẽ đạo, mới có sự mừng
Hết mừng mới đến vui, hết vui mới đến tịnh sạch, có tịnhsạch mới có định! Kẻ thiện mà định không được thì khổ, kẻ trí không định thì điên.
Có định mới dứt khổ, vì khổ mới cần định! Cho nên gọi định là đạo Niết-Bàn để kết-quả chơn-như, sau khi giác-ngộ. Chơn-như sau vọng động, định sau khi loạn, giác sau khi mê, lìa loạn đến định là do nhờ chánh-kiến của tầm-sát, được tầm-sát là nhờ thiện ngăn ác tức là giới-luật, giới nhiều định nhiều, giới ít định ít. Loạn là thất-bại hư hại, giả-dối bên ngoài không-không chẳng được có gì ích-lợi, cái có, cái ta chơn thật! Cũng ví như con sâu đeo ngoài vỏ trái, bị nắng mưa sương gió, nhọc sức trơn trợt leo trèo quẩn lộn, định ví như vào tận trong hột trái, ở trong ổ ấm để ngủ nghỉ ăn no, nên kêu là nhập-định. Người ta hằng ví rằng: Giới luật là vỏ trái cây, tri-huệ là thịt cơm, định là hột, chơn-như ấy ngòi mộng, tức là Phật, thế nghĩa là giới định huệ nuôi chơn-như là sự giác-ngộ ấm kính trong cõi trần.
Có tầm-sát, hỷ, định mới có tịnh, muốn tầm-sát thì phải thiện, người thiện không bị rối khổ mới có thời giờ thong-thả mà tìm xét sự giải-thoát cuộc đời, để bước đến cõi lý-trí, thanh-nhàn khoái-lạc. Chẳng phải là sự học giỏi thông-minh mà thành-công, người ta dầu học bực nào, nhưng nếu ác thì oan trái nặng nề, bắt buộc phá hại, đốc xúi kéo lôi, dễ gì tự chủ mà hòng làm nên kết-quả. Thiện là định, Ác là loạn, Trí là hiểu trắng, kẻ hiểu trắng lẽ trên, không phải là lời nói, chữ viết, thông-thái học nhiều sức lực, nghề hay, mà không cần phân chia thiện để làm ác rồi phải chịu đau sầu. Có giới mới có trí, vì giới là ngăn ranh của thiện ác, mà nơi người thiện giới tức là trường học, nhà lớp chỗ ở của học-sanh, ở đó định tâm thì được học là trí-huệ mới đến nghỉ ngơi “toàn-giác”.
Vậy muốn thiện phải hiểu chơn-lý lẽ thật cõi đời, mới biết được nẻo tới lui sanh, tử mà không phải là sự hủy mạng liều càng, có hiểu chơn-lý mới chịu dứt bỏ lục-trần, không bị ngộp trong trần vật-chất, không bị bao vây đen tối thì mới hết ác hung mê-muội. Loài người mà trí soi vẹt được lục trần: Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp mới thiện lành, vượt lên Trời Phật để thoát ra khỏi địa-ngục vật-chất nấm mồ. Vả lại:
1). TIỀN BẠC là không có, trước kia thú ăn trái lá cây, cổ-nhân cuốc đất cấy cầy, tiền bạc không dùng nên là sạn sỏi.
2). RUỘNG ĐẤT cũ không, đất của nước lóng sanh cỏ cây, người thú mới tượng ra, ai đâu đi đâu cũng được, sanh thì ở chết lại đi, kẻ đi qua, người sắp đến vốn không có chủ tớ, ít nhiều. Trước sau tạm ở để tấn-hóa học-hành, bước lên tinh-thần Trời Phật, chẳng có sự ham tiếc mua gì của lẽ tạo-hóa nhơn-duyên được.
3). CỦA CẢI, TÀI HAY, NGHỀ-NGHIỆP cũng là không, xưa tiền nhân nuôi thân để trau tâm, thanh-bần đơn-giản thua kém bề ngoài, mà trong tâm lại giàu sang trí mạnh, ấy nào phải khoe-khoang, tôi tớ không công cho xác thịt, mảng lo tạo sắm, giữ-gìn mê chơi, mất học bỏ thời giờ.
4). VUA QUAN GIÀU SANG, TỘI DÂN NGHÈO KHÓ cũng là không có, vua quan vì hoàn-cảnh do người tôn lập, chẳng phải tự mình xưng, giàu sang tự người giúp đỡ nào phải tại giựt giành, sự sống chúng-sanh là như nhau, bình-đẳng kẻ thiện từ, há lại có sự nghèo dân tội cho ai sao! Trong đời chỉ có ông hiền thiện là đúng hơn hết, vì thiện là sống và yên vui đi tới, ác là chết và rối khổ đi lui!
5). SỐNG CHẾT vốn không, chỉ là sự tiến-hóa, bỏ vỏ lấy hột, bỏ xấu lấy tốt, bỏ nhỏ lấy lớn như cởi bỏ áo quần cũ dơ, thay đồ mới sạch, như bỏ cái chán nhàm khổ nhọc, đổi cái già bịnh, để đem lại sự tươi xuân, có chết mới biết sống, biết giác-ngộ lẽ thật mà tiến-hóa!
6). CHA CON không có, tiếng cha con là giáo-lý cho vay và trả nợ, của kẻ không đường, chớ chúng-sanh tiến từ cỏ, cây, thú người do tứ-đại sau trước là kẻ đồng-hành sanh ra là từ duyên-nghiệp, kẻ không biết đường đi mới núm níu nương nhau cho là nghĩa-phận sự vần công. Quá khứ vị-lai có biết đâu ai vầy ai khác, sự chen lộn trong hồng trần, bằng mà bước lên đi tới dắt đường dứt sự trói buộc chết chùm ấy mới gọi là hiếu đạo.
7). CHỒNG VỢ NAM NỮ cũng không có, chỉ thật cái biết là chúng-sanh, sắc thân tội-nghiệp nương theo cây thú, đực cái đổi thay đâu có tự cao tốt đẹp, luyến-ái giữ-gìn nối dòng sanh-sản, khốn họa muôn đời!
8). SẮC ĐẸP ra ma, tốt qua xấu đến thân tướng không thường, bóng hình tan rã, tiếng thanh lời dịu, mùi thơm vị ngọt, êm láng mịn-màng, các pháp lăn xây, gia-đình xã-hội, quyến-thuộc bà con danh-lợi sắc-tài, thảy là mộng-ảo, điển chớp mây bay, vọng-động không ngừng, lý lẽ không thông, phiền não không rồi, vô-ích mà không thật. Chết hết rồi thì còn âu-sầu sợ-sệt, ảo-não đau thương, vơ-vẫn mãi mãi, chỉ một bóng hình mình mang chịu mà nào có ai chia sớt hỏi han giùm! Âu là ta để tâm niệm Phật Pháp Tăng thanh-tịnh chẳng là an-lạc khoẻ-khoắn hơn nhiều mà lại vui hay cao nhẹ biết là bao!
BƯỚC CHÂN CƯ-SĨ
Bước chân vào cõi đời gian nguy, người cư-sĩ phải cần đem theo Giới-Định-Huệ, vì không thế nào với cái Tham-Sân-Si mà được sống đời nên công kết-quả cho được!
Một ông vua mà còn chút điểm say mê, một vị quan tâm còn sân giận, một người giàu sang mà ý còn tham-lam là sẽ thất-bại (vì không đạo) cho đến, đối với tất cả các hạng sĩ, nông, công, thương, nghèo nàn, dân tội mà còn tham sân si thì không đuợc tấn-hóa, lợi-ích và bình-yên lâu dài. Từ trong gia-đình đến ngoài xã-hội cùng khắp cả thế-gian, tham sân si là cái chết sình từ trong ruột mà ra, nó sẽ giết thân mạng ta, của ta và tất cả, trước khi ta lo làm hoặc lúc đang lo làm, cùng lúc mới lo làm vừa xong, nó không bao giờ để yên cho ta hưởng được kết-quả! Chính tham sân si là ác độc là khổ hại. Đối trị nó chỉ có đạo-đức của Giới Định Huệ mà thôi! Vậy nên mỗi ai đều phải xuất-gia Khất-Sĩ để tu tập học-hành pháp-bảo ấy.
Trước khi để chân vào nơi mọi chỗ hay muốn nối tiếp mọi việc, ta cần phải đứng im lại một lúc để xem-xét mình kỹ-lưỡng rồi sẽ bước chân vào. Người trẻ tuổi đúng 18 tuổi phải nghỉ chân vào trường đạo hai năm, để tập sự khất-sĩ, như vậy về sau tu-hành luôn, để giáo-hóa chúng-sanh mai hậu là càng quí, còn bằng có trở ra lìa cõi Phật thì cũng còn đứng vững bậc Trời, người là do nhờ có tu tập đức-hạnh, hiểu thông đạo-lý, hiền lương sáng suốt. Hột giống trì-giới nhập-định trí-huệ đã có sẵn trong mình thì được mong sự thành-công trong mọi việc
Người từ 20 tuổi tới 48 tuổi, mỗi người phải lựa thì giờ để ra hai năm đi tu học, càng sớm càng hay, sự đi tu học cần thiết hơn miếng ăn thân sống, quí nhứt là sự trang-sức chỉnh-đốn cõi đời, lập xứ trang-nghiêm tịnh-độ chúng-sanh trong ngày hôm nay.
Người già 48 tuổi phải đi xuất-gia khất-sĩ hết thảy, người bịnh tật ở tu học tại chùa, người đủ căn duyên phước-đức thì ra đi hành-đạo giáo-hóa chúng-sanh khắp nơi, cho đến ngày giờ nghỉ ngơi hưu-trí.
Cha mẹ chớ bắt con nuôi, khi tuổi già 48 xác thân vật-chất đã hao mòn, mà đến lúc phải sống bằng đạo-đức tinh-thần, để đem giáo-lý chỉ dạy cho kẻ nhỏ về sau. Dầu ít dầu nhiều, do sự học-hành kinh-nghiệm đã từng trải qua nhiều năm khắp xứ, đặng dắt đuờng dẫn lối cho trẻ nhỏ lầm sai, vừa là sự thi ân không cầu báo, để tránh nạn cha chết con già, ngàn đời dốt học, thân hư tâm trệ, vừa là tránh sự ích-kỷ tình thương, mê đắm lục-trần, cùng sự luyến-ác quyến thuộc luân-hồi lộn kiếp. Còn kẻ làm con chẳng đặng để cha mẹ nuôi mình khi đã lên 18 tuổi, phải tự mình tìm lo ăn học đi tu, chẳng nên làm tội níu kéo cha mẹ mà gọi là hiếu-thảo (không tròn).
Phải nuôi con 18 năm, y như cha mẹ nuôi mình khi trước, như vậy là trả đủ, nuôi con tức đền ơn cha mẹ hoặc người có học thì phải lo tu đặng giáo-hóa cứu-độ cả chúng-sanh chung mà đền ơn thí-chủ cha mẹ muôn đời mới phải.
Kẻ có dư nên bố-thí giúp cho người thiếu, ta cho người vay, người trả lại cho kẻ khác, kẻ khác nữa trả lại ta khi ta thiếu hụt, chan hòa cho nhau theo lẽ lăn xoay tiến-hóa của võ-trụ, chớ đừng đứng lại đi lui mà phải đụng chạm trở ngại cho nhau.
Nếu là kẻ thật hiền thì phải thấy rõ mục-đích sanh ra đời là để học, công ơn cơm áo của cỏ, cây, thú, người, Trời, Phật, đất, nước, lửa, gió từ xưa nay phải rán lo đền trả bằng cách thi đậu đắc quả làm Phật, thuyết-pháp cứu-độ đông người theo lòng mong cầu của họ. Chớ đừng nghỉ quấy bỏ sự ăn học lỡ dở để đem thân đi làm nô-lệ cho một hai người trong ngày hôm nay, dầu có ai mê-muội hỏi đòi thì ta mau hãy giải rành cội lý, ân nghĩa hãy dẹp qua một bên đó, đợi ngày sau, còn bây giờ ta tiếp lo ăn học tu-hành. Nếu lo sớm trả vần công, ắt là dốt học đã không rồi, còn thêm tội ác khổ-não mà không có sự chi ích-lợi, nên phải tập sống theo phép không ta, không của ta theo lẽ thay đổi tiến-hóa, người nầy nấu cơm người khác ăn, người nầy ở, kẻ kia đau người nọ nuôi. Mỗi năm đổi một bộ áo cho nhau, hai năm đổi nhà cho nhau, đổi cha, đổi mẹ, đổi anh em, con cháu, đổi thầy, đổi bạn, đổi học trò để chung sống, chung học theo trung-đạo Chánh-Đẳng Chánh-Giác vô-thượng, để diệt bỏ vô-thường tương-đối của hai bờ lề thái-quá bất-cập khổ-não không ta.
Mười người phải xuất-gia khất-sĩ một, vì ngoài cách tu ấy không có pháp thứ hai nào diệt trừ tham sân si độc được, và cư-sĩ với khất-sĩ kẻ xin tài, người xin pháp bố-thí trao đổi cho nhau cũng như có đủ linh-hồn xác thịt thân tâm vật-chất tinh-thần thì mới sống. Mà cần nhứt là đạo lành phải còn giữ mãi mãi chớ nếu mất đạo thì trần thế không còn, về xác thân ta thì có mất, chớ tâm hồn đạo-đức vĩnh-viễn không tan hoại, ai ai cũng đều như vậy hết.
Giàu sang nên phải xuất-gia! Nghèo nàn nên lo cúng thí thì nạn chết khổ tự-nhiên sẽ hết.
Tổ sư Minh Đăng QuangPatriarch Minh Dang Quang