The Truth Sutra number 46 (forty-six)
Chân Lý Kinh số 46 (bốn mươi sáu)
MEMO.: (BẢN GHI NHỚ): a. Login | Grammarly.com
Immeasurable Nectar
Vô Lượng Cam Lồ
Author: MINH DANG QUANG
Tác giả: MINH ĐĂNG QUANG
&&
(By version, published in 1993; Theo phiên bản, xuất bản năm 1993)
Edited and translated into English, by - LE DUC HUYEN: self-study English.; Biên tập và dịch sang tiếng Anh, bởi - LÊ ĐỨC HUYẾN: tự học tiếng Anh.
(Trang 688; Page 706)
Immeasurable nectar King Tathagata is Amitabha Buddha.; Vô Lượng Cam Lồ Vương Như Lai tức là A-di-đà Phật.; Amitabha Buddha has three names: Buddha of Infinite Life, Buddha of Infinite Light, and Infinite Nectar King Tathagata.; Đức Phật A-di-đà có ba tên: Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật và Vô Lượng Cam Lồ Vương Như Lai.; Amitabha, in Sanskrit is Amita, meaning Infinite Nectar.; A-di-đà, tiếng Phạn là Amita, nghĩa Vô Lượng Cam Lồ.; Immeasurable Nectar is an immeasurable Dharma treasure.; Vô Lượng Cam Lồ là Pháp bảo không lường.; Dharma treasure is nectar rain water.; Pháp bảo là nước mưa cam lồ.; The Dharma is immeasurable and clear; Pháp bảo là không lường và sáng suốt.; Dharma treasure is unpredictable and lasting.; Pháp bảo là không lường và bền dài.; For that reason, Amitabha Buddha should be called three names, or three Buddhas, that's what it means!; Bởi cớ ấy, nên gọi Phật A-di-đà là có ba tên, hay như ba vị Phật là nghĩa như vậy đó! ☑
All Buddhas, Sangha and realms, everything that exists is due to the Dharma, so the Buddha of Infinite Nectar is also called Dharmagarbha King.; Cả thảy chư Phật, chư Tăng và các cảnh giới, cái chi có ra cũng là do pháp, nên đức Vô Lượng Cam Lồ cũng gọi là Pháp Tạng Vương.; Dharmagarbha King has a non-competitive nature, so it is called the nature of equality, the nature of Amitabha Buddha.; Pháp Tạng Vương là tánh cách không tranh nên gọi là bình đẳng tánh, tánh A-di-đà Phật. ☑
___ Namo Amitabha Buddha! (Prostrate); Nam Mô A Di Đà Phật! (Quỳ lạy)
Note: In English we have two vocabulary words "Namo".; Ghi chú: Trong Anh ngữ chúng ta có hai từ vựng là "Namo". ; Namo=name (নমো=নাম) is the language of Bengal); Nam Mô=Namo=name (নমো=নাম) là ngôn ngữ của Bengal); নমো = bow down = cúi đầu ☑
People today know Amitabha Buddha because Buddha Shakyamuni said it.; Người đời nay mà biết được Phật A-di-đà là do nơi đức Phật Thích ca nói ra.; The Buddha's teachings come in three ways: cutting teachings, gradually advancing teachings, and mystical teachings.; Giáo pháp của Phật nói ra có ba cách: đốn giáo, tiệm tiến giáo và huyền giáo.; But Amitabha's teachings are mystical (for example), comparative, and abstract.; Mà giáo lý A-di-đà đây, tức là huyền giáo (ví dụ), so sánh, trừu tượng vậy.; The reason Shakyamuni Buddha had to say that is because there is a cause-and-effect situation that occurs, and the dharma appears depending on the condition.; Sở dĩ Phật Thích ca phải nói ra như thế là bởi có một nhơn duyên cảnh ngộ xảy ra, pháp lý tùy duyên mà ứng hiện.; The truth is that there is not only one Buddha Amitabha and one world of Ultimate Bliss.; Chớ sự thật thì không phải có riêng một vị Phật A-di-đà và một thế giới Cực Lạc.; All the worlds on earth are equal to the four elements, all are the same, all are suffering, impermanent, and without self.; Chính thế giới địa cầu nào có là cũng bằng tứ đại, là cả thảy đều như nhau, đều khổ não, vô thường, vô ngã.; Chỉ có thế giới tinh thần của mỗi tâm người, hay là giới luật trong sạch của mỗi sắc thân, ấy mới gọi là thế giới Cực Lạc. Còn nói về Phật A-di-đà tức là pháp lý, chớ không phải một người. Hiểu theo ý Pháp của Phật Thích-ca nói ra đây, thì A-di-đà ấy tức là Phật Thích-ca Mưu-ni đó. Ý Ngài muốn nói như thế là để cho các bậc Thinh Văn biết hiểu được sự cao quý bất thối của đạo Ngài vậy. Vì khi xưa chư Phật nói pháp, ngoài nghĩa lý ra còn có ý nữa. Bởi có ý mới có pháp, thế nên khi nào có ai được nghe lời Ngài nói trong lúc có cớ sự gì đó, thì mới hiểu được ý của Ngài muốn nói gì ai, Ngài nói làm sao và để chi? Vậy nên người đời nay bằng muốn hiểu biết kinh A-di-đà, mà không cần hiểu nhơn duyên ý muốn của sự có ra bài kinh ấy, thì không bao giờ hiểu được.
Đến đây, chắc có nhiều người bảo rằng Phật A-di-đà vẫn có thật, xứ Tây phương vẫn có thật. Có người gặp Phật ấy và thấy xứ ấy, có người đi qua bên ấy, có người gặp Phật Thánh bên ấy qua đây thật, có người ngủ thấy hay mơ tưởng thấy rõ ràng, cho đến có nhiều linh hồn kẻ chết trở lại cũng nói như vậy.
Nhưng chúng ta nên biết rằng Pháp lý thì cái chi cũng có cả. Bởi có, mới có pháp nói ra được, pháp ấy mới là thật chỗ giác ngộ, nên mới tạm gọi là có. Còn về sự việc, cái chi có hình tướng thì là có thay đổi vô thường, ma biến quỷ quyệt, đâu có chắc vĩnh viễn mà gọi là có được. Bởi cớ ấy nên xứ nào mà có, bậc người nào mà có đi nữa thì cũng thảy là ma vọng huyễn ảo mà thôi. Chính cái thấy nghe hiểu biết gặp gỡ của tư tưởng, tinh thần, ý muốn, đức tin mơ vọng của ta, nó đã nói bảo cho ta hay như vậy, chính nó xuất hiện ra như thế đó, chớ không phải ai hoặc ở đâu hết. Vậy ta nên hiểu nơi chơn lý triết lý là đủ, là giải thoát tấn hóa ích lợi yên vui, chớ sự thấy gặp của tinh thần đức tin nó chỉ làm cho ta được sự ham mộ, an ủi bằng thiện lành nhắm mắt, chớ không đắc trí huệ thấu đạo lý được. Nó chỉ là một pháp ích lợi nhỏ để tịnh tâm cho hạng yếu đuối nhỏ nhít sơ cơ, chớ pháp ấy không thành Phật đặng. Vì thần quyền tha lực, hầu hạ theo thầy, ở khít bên thầy, kẻ ấy chưa phải là giống như ông thầy được, thì ngóng trông làm chi rộn nhọc. Sự thật như vậy đó các Ngài!
Các bậc nhơn thiên không phải dễ gì hiểu biết thấy nghe, tỏ gặp chơn tướng của Phật A-di-đà và xứ Cực Lạc bằng pháp lý đâu. Kìa như khi xưa đức Phật Thích-ca kêu ông Xá-lợi-phất, là bậc đại Bồ-tát Pháp sư mà nói, chớ nào có nói bảo với hạng Nhị thừa. Thế thì bộ kinh A-di-đà, Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, câu chuyện Phật A-di-đà và cõi phương Tây, tức là một bộ luận thuyết triết lý, pháp lý huyền giáo, đúng đắn hay ho, giá trị quý báu, lợi ích vô cùng cho bậc thượng trí và cũng không mất phần độ dắt kẻ trầm mê ác trược nữa. Vậy thì nơi đây chúng ta hãy hiểu xem đức Phật Thích-ca ban bố pháp lý, dạy trí huệ cho chư Bồ-tát cách nào, những phương tiện gì? Và các bậc đã thật giải thoát rồi ấy lãnh dùng ra sao, sẽ nên được những việc chi cho biết, nhứt là những lúc về sau này.
Thuở xưa, đức Phật Thích-ca nói kinh A-di-đà là bởi nhơn một lúc nọ chư đệ tử của Ngài đã được rất đông nhiều, phân chia ra nhiều giáo hội to lớn, nhằm lúc Ngài tuổi đã già, đã được trên bốn mươi năm dạy đạo, tức là đã vào thời kỳ pháp hoa thượng thặng. Bấy giờ trong số đệ tử tâm trí phân chia ra ba bậc: thượng, trung, hạ. Trong số thượng trí có rất nhiều bậc Bồ-tát Pháp sư thay thế cho Ngài đi ra dạy đạo khắp nơi, còn số hạ mê đần độn biếng nhác giải đãi thối chuyển cũng nhiều, lại chán chê nhàm mệt, không biết rõ sự quý báu nhiệm mầu của đạo. Cũng có lắm bậc cư sĩ tại gia quy y Phật Pháp Tăng mà lại chẳng biết quý trọng Tam bảo, họ cứ mãi ngó ngay danh lợi thích ham, thường khi chỉ bố thí cúng dường cho có lệ, hoặc nói cho có chừng mà không cần màng sự hiểu nghe Pháp bảo. Cũng như vua Ba-tư-nặc thời xưa, ngồi nghe Phật thuyết pháp mà than mỏi lưng, lại còn nói là quen nhớ sự vui chơi kỹ nhạc. Như La-hầu-la con Phật chín tuổi xuất gia, còn ham mê chơi giỡn, bỏ học cang ngạnh, ỷ lại Phật độ mà chẳng cần tu. Lắm kẻ tu hành dung dưỡng danh lợi, nhờ nương tiếng Phật, núp bóng Phật mà xem thường, ở trong đạo lại ngó bên đời. Lắm người bên đời lại dể duôi khinh lờn luật pháp, tưởng chừng như là Tăng tục cũng giống in nhau v.v…
Đủ cả những sự từ bên trong mỏi mệt, bên ngoài bất kính, do đó đức Phật mới kêu ông Xá-lợi-phất là bậc đại trí huệ hơn hết, mà nói về đức Phật A-di-đà và chỉ ra xứ Cực Lạc cho mọi người thấy rõ sự quý báu ích lợi của đạo Ngài; vừa là để mở rộng trí phương tiện độ sanh cho ông Xá-lợi-phất cùng chư Bồ-tát khác, và cũng vừa khuyến khích sự tu tinh tấn cho các bậc hạ căn kia vậy. Thế nên pháp lý A-di-đà này gọi là pháp Đại thừa của đức Như Lai dạy trau trí huệ cho chư Bồ-tát. Trong ấy chỉ rõ rằng mỗi một cái danh từ của pháp là tức như một vị Phật; trong danh từ ấy có chứa đủ cả thế giới, tác dụng, bổn nguyện, dung chứa, ích lợi, sáng suốt, vĩnh viễn. Chính trong một tiếng nói là chứa đủ cả nghĩa lý, thế giới, chúng sanh, chư Phật, các pháp, vạn vật. Trong một tiếng nói là sự thành tựu cả một võ trụ, một cái pháp là sanh ra tất cả đủ hết rồi vậy. Cả thảy chư Phật đều là pháp cả! Pháp là sáng suốt hơn hết, là sống dai hơn hết, là mát mẻ ngọt ngào hơn hết. Cõi pháp sẽ chứa độ tất cả sự khổ não của chúng sanh. Các bậc Bồ-tát có hiểu biết như thế mới chứng được vô ngại viên thông, và thay Phật mà thuyết pháp tự nơi mình, không còn sợ lo nữa. Vì đã đắc đủ thần thông phương tiện, biến hóa không lường, hay xa vô tận.
1. Thuở ấy có đủ các hạng nhơn thiên, thần quỷ, ma vương, rồng rắn, chim phụng, thần âm nhạc, vua Trời, Bồ-tát, A-la-hán, Tỳ-kheo, nữ nam đông đảo hội lại, tức là vua chúa, tướng binh, kỹ nhạc, các hạng cư sĩ thiện nhơn, quan quân, nghiệp nghệ, cùng các hạng bậc tu xuất gia đầy đủ. Những kẻ ấy đều có ở trong giáo pháp của Phật, đều thường nghe pháp gặp nhau, cu hội nơi Pháp bảo, trong những bao nhiêu năm dạy đạo chớ không phải trong một thời giờ nói pháp. Nghĩa là từng có bao nhiêu hạng bậc ấy, trước sau ai ai cũng hạp chịu nghe theo pháp lý, vì pháp nào cũng là A-di-đà cả; 1250 Tỳ-kheo là số Tỳ-kheo đắc quả trong mấy mươi năm của Phật dạy đạo.
2. Đức Phật thuở ấy kêu ông Xá-lợi-phất mà nói, tức như kêu gọi với các bậc thượng trí, bảo phải để vào tai nghe dạy. Từ đây qua phương Tây, cách mười muôn ức cõi Phật, có một thế giới kêu là Cực Lạc. Nghĩa là nơi đây là sự kham nhẫn ta-bà phiền não ác trược của đời xao xuyến tranh đua cấu loạn không giới luật như bến bờ bên này, tương đối cùng bên kia là giới luật thanh tịnh yên vui giải thoát, nín nghỉ lặng ngừng, chết trơ như mặt trời lặn phương Tây, là chỗ trở đầu hưu trí dứt bỏ cuộc đời! Phương Đông như trẻ nhỏ mới sanh, cảnh vọng động; phương Tây như ông già chết bỏ, cảnh chơn như. Từ vọng động đến chơn như là phải trải qua mười muôn ức cảnh giới luật của sự giác ngộ nhỏ, hay là mười giới luật của mười niệm giác lớn. Có đắc đủ mười giới luật của bậc giác, con người mới xuất gia giải thoát thanh tịnh, là bên kia đặng.
Mười giới luật của mười cái giác ấy là chúng sanh hằng ở trong đời chấp thân mạng, cái có có làm ta, tạo gây mười nghiệp tội nơi thân khẩu ý, sát sanh, trộm cắp, dâm dục, nói dối, khoe khoang, đâm thọc, rủa chửi, tham lam, sân giận, si mê, lấy đó làm của cải, chỗ ở của cái ta, như mười địa ngục khổ não, ra không khỏi đặng. Cố chấp mãi có bấy nhiêu để giữ chắc cõi đời ma biến vô thường lầm lạc. Hết cố chấp ác khổ quả báo thì con người lại bám níu theo mười điều thiện trái ngược để được sướng vui thiên đường. Họ mắc kẹt ở trong cái cao cái thấp, cái khổ cái vui, cái ác cái thiện ấy mãi mà không bao giờ ra được. Đời đời kiếp kiếp triệu ức muôn lần đi ra đi vào sanh tử mà không được đến đâu cả, nên đối với trung đạo giải thoát chơn như, dứt bỏ xa lìa hai mối vọng động ác thiện ấy. Họ không thế nào định tâm yên lặng để đến được nên gọi là rất xa quá xa bên kia, chớ không phải sự cao hay giỏi gì đâu cả mà hòng kiếm gặp hay đến ở theo được. Thử ngay mỗi người nhập định giây lát còn không được thì làm sao được ở trong giới luật yên định xuất gia. Mà hễ nhập định yên lặng không được thì đâu có gặp Cực Lạc là tột vui của trong ấy, kẻ ấy tức nhiên phải sống bằng thân khẩu ý vọng động, chịu khổ báo, mặc cho nhàm chán thích ưa lăn lộn mãi theo đời thì dễ gì muôn triệu ức kiếp như thế mà được hết chấp, yên định nhập vào cõi của giáo hội, nên chẳng phải là gọi quá xa, xa khỏi mười muôn ức cõi giới luật giác ngộ nhỏ nhặt, nơi mỗi chút mỗi niệm. Đúng lý như vậy, con đường từ cõi thế đến được xuất gia yên định ở trong giới luật là rất lâu và xa lắm, phải trải qua mười muôn ức cõi giới luật giác ngộ nhỏ, mỗi lúc mới thấy gặp, chớ nào phải đâu dễ tu dễ đắc, và đạo là tầm thường không quý báu hay xác thân là yên vui dễ gặp. Thế giới Cực Lạc ấy là sự tột vui của trong giới luật yên định, cùng là xác thân này được giải thoát khất sĩ; mà đúng theo đây thì đức Phật Thích-ca, Ngài chỉ ngay về Giáo hội Tăng-già, nền đạo quý báu hiện tại của Ngài, trong giữa cõi đời cực khổ, và quá xa khỏi cực khổ, là thế giới Cực Lạc phương Tây bên kia. Vậy thì, chính luật tạng giới xuất gia là cõi Tây phương Cực Lạc.
3. Đức Phật nói tại thế giới ấy có một vị Phật tên là A-di-đà hiện tại đang nói pháp ở đó, nghĩa là trong giữa giới luật vắng lặng yên định chết trơ ấy, trong đó có pháp tạng hiện ra giảng dạy, có tánh bình đẳng không tranh nói ra, có vô lượng cam lộ Pháp bảo túa ra, có trí huệ vô lượng quang, có cái sống vô lượng thọ, có cái pháp cam lộ vương tuôn ra mãi mãi. (Tức là Ngài thuyết pháp trong giữa cõi giới luật thanh tịnh Cực Lạc giáo hội thế giới riêng của Ngài. Nơi đây đức Phật nói về nền đạo luật giáo hội, chớ không phải chỉ cho thân hay tâm là xứ Cực Lạc, hoặc ở đâu đâu cả).
4. Xứ ấy ngoài có bảy lớp lan can báu, nghĩa là bảy lớp giới luật quý báu, thất tụ giới 243 điều trong Giới bổn Tỳ-kheo:
1. 4 đại giới
2. 13 giới tổn hại Tăng tàn
3. 2 giới không định
4. 30 giới phá sự thanh bần
5. 90 giới hành phạt
6. 4 giới đặc biệt
7. 100 giới nhỏ phải học.
Cộng là 243 giới quý báu, bao bọc vòng ngoài như lan can để ủng hộ sự yên định bên trong giáo hội, là cõi Phật chơn như vắng lặng Cực Lạc.
5. Kế đó bảy lớp lưới báu, nghĩa là bảy giới diệt tránh. Khi nào ở trong giáo hội, chư Tăng có tranh cãi với nhau, kẻ tự cao muốn nhảy vọt lên để phải rớt ra ngoài. Người lại hạ mình thấp mà thụt lùi chun xuống thế sa ngã bởi giận hờn thì có bảy phương pháp này như bảy lớp lưới báu đón ngăn chặn lại:
1. Hoặc dùng cách tự thuận
2. Hoặc nói quyết rằng quên
3. Hoặc mình không biết không cố ý
4. Hoặc xin lỗi thành thật, mình đã lỡ phạm
5. Hoặc chuyển lên giáo hội xem xét cho
6. Hoặc nhờ thầy quảng đại quyết định cho
7. Hoặc cùng nhau niệm Phật bỏ qua khỏa lấp, xem như cỏ mới mọc.
6. Bảy hàng cây Bồ đề báu là bảy Pháp bảo Chánh giác Bồ đề:
6. The seven rows of treasured Bodhi trees are the seven Dharma treasures of True Enlightenment Bodhi:
1. Phân biệt sự lành với sự dữ.; 1. Distinguish good from evil.
2. Tinh tấn mà lướt lên.; 2. Diligence that glides up.
3. Hãy an lạc, trong vòng đạo đức.; 3. Be at peace, within the virtuous circle.
4. Thắng phục tâm ý mình, đặng làm lành.; 4. Conquer your mind, to do good.
5. Năm là, nhớ tưởng đạo lý.; 5. Five is, remember the moral.
6. Sáu là, nhứt tâm: đại định.; 6. Six is, one-pointedness: great concentration.
7. Hãy vui chịu với mọi cảnh ngộ.; 7. Be happy with all circumstances.
Vậy thì bảy lớp lan can thất tụ là Pháp bảo của thân. Bảy lớp lưới diệt tránh là Pháp bảo của miệng. Bảy lớp chánh giác hàng cây là Pháp bảo của ý; bảy giác ý này là cây bồ-đề, chỗ tâm ngồi tu an trụ, mỗi ngày được no đủ, che đậy, nương dựa cho chư Tăng Thánh chúng đó.
7. Ba thứ ấy đều có bảy món báu cẩn bọc chung quanh, nghĩa là lan can, lưới và cây báu ấy có ra là do bảy báu: Bố thí, nhẫn nhục, tinh tấn, trì giới, thiền định, trí huệ, chơn như cẩn bọc un đúc tạo thành. Thân khẩu ý trong sạch tốt đẹp của chư Tăng có được như thế là do bảy báu ấy. Nhờ đó mà cõi giáo hội ấy, cái chơn tâm của các Ngài, xuất gia mới ở được. Chính luật tạng giới luật, đó là pháp nuôi tâm, chỗ trau tâm của tất cả, là xứ Cực Lạc, cũng là miếng đất thanh tịnh của lục độ thanh tịnh, Tịnh Độ, Tịnh Thổ, vì giới luật là mặt đất chỗ ở thanh tịnh trong sạch yên vui hơn hết.
8. Trong đó có ao thất bảo là đạo tràng chứa đựng bảy món báu, nước bát công đức là pháp lý Bát thánh đạo. Đáy ao cát bằng vàng là rốt ráo sâu xa yếu lý của pháp, là quý báu như vàng từ chút từ lời. Bốn phía bờ ao bằng vàng bạc, lưu ly, pha lê là bốn bậc thánh pháp hiệp lại thành đạo, Pháp bảo của bậc Như Lai là chơn như như vàng, của bậc Bồ-tát là trí huệ như bạc, của bậc Duyên Giác là thiền định như lưu ly, của bậc Thinh Văn là trì giới như pha lê. Mặt đất cát vàng là giới luật nền tảng mặt đất, tỉ mỉ quý báu như vàng. Lầu các bằng châu ngọc xung quanh là những nhóm giáo hội nhỏ ở xung quanh ngoài đạo tràng, Tăng chúng ấy như rường cột nóc nền của lầu các quý báu. Đạo giáo như nhà lầu, kẻ tu học có thấp cao lớn nhỏ đủ hạng là lầu các đủ hạng.
Giữa ao có bốn thứ hoa sen lớn như bánh xe xanh đỏ trắng vàng, hào quang chói rực theo màu sắc, là trong giữa đạo tràng có bốn bậc trí huệ hằng chuyển pháp luân: trí bậc Như Lai chơn như như hoa vàng, diễn pháp ra ánh sáng chói lọi như màu vàng kim; trí bậc Bồ-tát trí huệ như hoa bạc, diễn pháp ra ánh sáng tỏ rõ như màu trắng bạc; trí bậc Duyên Giác, thiền định thanh tịnh như hoa xanh, diễn pháp ra ánh sáng trong suốt như màu xanh; trí bậc Thinh Văn, trì giới giữ điều luật như hoa đỏ, diễn pháp ra ánh sáng tốt tươi như màu đỏ. Thảy đều là pháp lý thơm tho mầu diệu, đáng khen ngợi cả.
Nơi xứ Cực Lạc, mỗi buổi sáng ra có hoa trời tuôn rơi đầy đất, là nơi giáo hội mỗi khi có thuyết pháp thì pháp lý ấy như ánh mặt trời, làm cho tâm trí của mỗi người đều sáng tỏ ra, giác ngộ chơn lý, thấy rõ pháp lý cao quý tốt đẹp như bông hoa trời; ấy là lời lành tốt của những bậc bề trên thiện lành trong sạch, ban bố dạy xuống cho khắp chung tất cả. Tâm người thanh tịnh lóng nghe cũng như mặt đất vàng chứa đựng. Chư Thánh chúng lượm hoa để trong túi bên hông đem cúng dường mười phương vạn ức chư Phật, là Tăng chúng bậc đã đắc quả thanh tịnh, dùng trí nhớ lượm thâu chứa đựng lời lành sáng ấy, ôm giữ bên lòng đem đi giảng dạy cho chư Phật vị lai, đang là chúng sanh hiện tại ở khắp các nơi khác. Cũng tức là sự giáo hóa chúng sanh thay thế chư Phật, làm no lòng từ bi của chư Phật, bằng sự đem chúng sanh thâu vào đạo cúng dường chư Phật. Gần tới bữa ăn liền trở về xứ ăn cơm rồi đi kinh hành, là gần tới ngày Phật có nói pháp nữa thì Tăng chúng trở về nghe thêm như ăn cơm, học nghe xong no lòng đầy đủ là đi hành đạo nữa. Kinh hành là hành đúng theo kinh, kinh là pháp dạy trau tâm, là sự trau sửa tâm người, tâm mình.
Trong xứ Cực Lạc ngày đêm sáu thời, có bảy thứ chim như: bạch hạc, công, két, nhồng, sáo, cưỡng, chìa vôi, kêu ra tiếng dịu hòa như nhạc trời, là ở trong giới luật tốt vui, ngày đêm sáu giờ ngoài lúc tu thiền định thì các bậc Như Lai, Bồ-tát, Độc Giác, Vô Sanh, Bất Lai, Nhứt Vãng Lai, Nhập Lưu, bảy bậc thượng trí này như chim, hằng nói luận đạo nghe hay ho, vui thích, êm tai, hòa nhã như nhạc trời, ấy là lời trong sạch, giải thoát, êm ái, dịu dàng, khuyến khích ca tụng. Những lời ấy nói về năm căn, năm lực, bảy phần bồ đề và tám pháp thánh đạo, nên làm cho ai cũng đem lòng niệm tưởng Phật Pháp Tăng không xao lãng. Ở xứ ấy, mỗi khi có ngọn gió thổi qua, cây và lưới rung khua kêu ra những tiếng dịu hòa dường như trăm ngàn món nhạc đồng trổi lên một lượt, tự nhiên ai nghe cũng đem lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng cả; là mỗi khi có nhơn duyên việc chi xảy đến, như luồng gió thổi qua, như sự tranh cãi với nhau thì các sư đem lưới pháp đón ngăn dịu hòa lại bằng sự thuyết pháp, cùng mỗi khi vấn đáp luận đạo, về pháp chánh giác bồ-đề thì ai ai cũng nói giống cùng nhau một lúc, nghe thật êm ái thanh tao, khiến cho ai cũng đem lòng niệm tưởng Phật Pháp Tăng không gián đoạn. Xứ ấy được trang nghiêm như vậy là nhờ công đức của Phật A-di-đà tạo thành, là giáo hội ấy được bằng thẳng mát mẻ trong sạch, là do nhờ Pháp bảo tam tạng Vô Lượng Cam Lộ. Vô Lượng Cam Lộ là tất cả giáo pháp trong mấy mươi năm của Phật. Ở xứ ấy kêu là Cực Lạc, là bởi các bậc Thinh Văn còn đang nghe pháp với chư Bồ-tát đã đi dạy đạo, số nhiều trội thêm lên mãi, không có thể đếm nhứt định nên mới gọi là tột vui của thế giới đại hiền sống chung nhau.
Đức Phật Thích-ca nói: Chẳng phải một mình ta khen tán pháp tạng vô lượng cam lộ mà thôi, cả thảy chư Phật bậc trước, bậc sau, bậc ở bên nây, bậc ở bên kia, bậc ở trên, bậc ở dưới, bậc nào cũng đều dùng lời nói ca tụng Pháp bảo, kéo dài mãi mãi về sau, trùm khắp cả quá khứ hiện tại vị lai, ba lớp hạng của cả các thế giới mà tỏ cho chúng sanh biết rằng: Chúng sanh chớ khá hoài nghi, vì công đức của Pháp bảo này mà chư Phật tất cả đều đang gìn giữ thật hành đây vậy.
Lại vầy nữa, những ai người cư sĩ nghe đến tên A-di-đà, hằng niệm tưởng đến hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc đến bảy ngày.; Again, those lay people who hear Amitabha's name constantly think about it for either one day, or two days, or up to seven days.; Một lòng không tưởng khác thì đến lúc lâm chung, Phật A-di-đà và chư Thánh chúng sẽ qua tiếp độ, đem về cho sống bên Cực Lạc.; With another utopia, when the time comes to die, Amitabha Buddha and all the saints will cross over and bring him back to live in Ultimate Bliss.; Nghĩa là những ai đã am hiểu, thấy được nghĩa lý của pháp vô lượng cam lộ là bậc ấy tâm trí cũng đã được lành sáng khá lắm. Bằng niệm tưởng pháp ấy không xao lãng, hoặc phát sanh được một niệm chánh giác, hoặc hai niệm chánh giác, hoặc bảy niệm chánh giác, là kẻ ấy sẽ tự chết bỏ cảnh trần, sanh sống qua bên nhà đạo, xuất gia giải thoát theo ở với Phật Tăng; ấy là nhờ pháp vô lượng cam lộ và các điều trong sạch của pháp tiếp dẫn đó. Vậy những ai muốn cầu vãng sanh Cực Lạc hoặc đã phát tâm thì đã xuất gia, đang phát tâm là đang xuất gia, sẽ phát tâm là sẽ xuất gia. Ai ai cũng nên hãy phát tâm giải thoát, được sanh vào trong nhà Phật cả thảy.
Đức Phật Thích-ca nói ta khen tặng công đức Phật A-di-đà thì các Phật kia cũng khen tặng lại ta y như vậy. Vì cả thảy chư Phật đều là Vô Lượng Cam Lộ như nhau có một. Ngài kêu Xá-lợi-phất nói: Tuy nói vậy, chớ không phải ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà đặng giải thoát xuất gia nhập đạo đâu, ở trong cõi đời dẫy đầy ác dơ của sự thấy, của thời kiếp, của thân mạng, của phiền não, của chúng sanh dơ ác này, dễ gì họ chịu nghe biết, tin pháp lý của Phật đặng. Thuở ấy đức Phật giảng xong, ai ai cũng thấy rõ xứ Cực Lạc và Phật A-di-đà là giới luật Tăng-già, và Pháp bảo Vô Lượng Cam Lộ là Phật, nên ai cũng vui mừng tinh tấn hoan lạc. Còn bậc trí huệ thì lại được mở mang phương tiện, biết thêm nhiều danh từ, nhiều vị Phật bằng pháp, và nhiều thế giới chúng sanh do những Phật hay pháp ấy tạo ra, tức là đắc được vô số pháp thiền, vô số trí huệ, vô số pháp lý biện luận, kinh, luật, để đi ra lập đạo nên thành những giáo hội khác. Như thế nghĩa là người cầu vãng sanh Tịnh Độ Cực Lạc, tức là cầu mong xuất gia giải thoát khất sĩ du Tăng, sống trong giới luật Tăng-già Giáo hội để học với Pháp tạng Vô Lượng Cam Lộ là A-di-đà vậy.
Như vậy Tịnh Độ Cực Lạc, Phật A-di-đà có ra là do nơi thân trong sạch trì giới cụ túc trọn đủ và tâm định chơn như của mỗi người. Vì nếu giới định đã trong sạch thì người ấy đâu còn ở trong cõi đời một giờ một khắc chịu nổi nữa được, mà không phải là đã ở trong Giáo hội Tăng-già, vui sống trong cõi giới luật với chư Thánh chúng trong đạo Phật. Và như hiểu pháp Vô Lượng Cam Lộ rồi, thân tâm giới định hoàn toàn rồi thì cõi thế gian đâu còn dung chứa được nữa, mà chẳng phải là họ sùng tôn bái trọng, thỉnh đưa cho về xứ Phật để đi trước cho họ theo sau. Thế mới biết rằng thân giới là xứ Cực Lạc Tịnh Độ, còn tâm định là Phật A-di-đà. Vì giới năng sanh định, định năng phát huệ, lẽ ấy rất thường. Biết như thế là tự lo tu, không còn trông đợi cầu vái ỷ lại nữa.
Kìa các xứ Ấn Độ, xưa nay nào họ có cầu vái đi đâu, hoặc theo ai gì đâu. Ấy là nhờ họ hiểu rõ lý, nghĩa và ý của Phật dạy theo chữ tiếng của họ, nên có khác hẳn với xứ ta vậy. Cho đến như bài chú vãng sanh là bài nhắc nhở cho tâm ta chăm chú, thế mà cũng có lắm người lầm hiểu. Trong ấy đại để nói vắn tắt rằng: Những ai muốn vãng sanh, muốn giải thoát cõi sanh tử luân hồi, muốn đến cõi sống mãi của đức Vô Lượng Cam Lộ, là phải diệt trừ tất cả nghiệp chướng tội lỗi của thân khẩu ý thì mới được xuất gia giải thoát khỏi sự kham nhẫn. Bài ấy là để nhắc cho ta nhớ rằng tấm lòng cầu đạo có ra là do sự giảm dứt nghiệp tội, là được vãng sanh, chớ không phải đọc tụng linh thiêng hay ai cho mà hết tội nghiệp.
Như thế thì chư Phật cũng đều gọi là Vô Lượng Thọ Phật, là Pháp bảo còn mãi, sống mãi không lường. Pháp ấy tức là chơn như bình đẳng, vĩnh viễn chơn thật, bất hoại nên gọi là Vô Lượng Thọ Phật. Kẻ nào mà được chơn như bình đẳng Vô lượng thọ Pháp thì sẽ có đủ 32 tướng tốt, 80 cách đẹp của sự trọn lành, trọn sáng, thành Phật. Kẻ ấy sẽ có mắt dài và đen là sự thấy xa và không ô nhiễm… lỗ tai lớn và dài là sự nghe rộng và xa. Trán tròn rộng là sự hiểu rộng lớn tròn đầy. Chưn mày cong, dài, xanh và đâu lại là trí sáng tròn thanh tịnh, cao xa và dung hòa tuyệt đối. Tóc xoáy tròn khu ốc là đầu óc đầy đủ. Có nhục đảnh nổi cao đội ngọc ma ni là trí cao đội thờ báu giải thoát. Mình sắc vàng kim là sự làm theo đạo lý quý báu như vàng. Cánh tay tròn dài là việc làm trọn lành và để lâu dài. Bàn tay tròn bằng thẳng là mỗi việc làm công bình chơn chánh, tròn theo việc đạo. Ngón tay tròn dài búp măng là mỗi sự chỉ giáo đều xa dài, tròn sáng, thẳng vót. Cổ tay tròn, cánh chõ đuột đà là sự cử động đều tròn tốt đẹp. Âm mã tàng ẩn khuất bên trong là sự không dâm dục. Mình cao trượng sáu là nối liền trời đất, thiện ác, tinh thần vật chất, mười sáu lượng tấc. Thịt da mềm mại là nhu hòa hiền lương giới hạnh. Bàn chưn no tròn không hót là Niết-bàn chơn như tự nhiên. Ngón chưn đều đặng là chơn lý chỉ ra vừa đúng cách. Ngón tay ngón chưn có da dính nhau là các sự chỉ giáo rất khít khao hòa hợp. Trong mình túa ra ánh sáng là tâm lành sáng chói. Mình mẩy thơm tho là ý niệm đáng khen ngợi. Trên đầu có hào quang tròn bằng một ôm là trí huệ túa ra pháp lý ánh sáng, đúng tròn với việc làm. Mỗi bước chưn đi có tòa sen là mỗi bước mỗi nơi trải qua, đều có những bậc xuất gia Giáo hội chư Tăng theo tôn trọng hầu hạ. Ngài bay là thoạt đi thoạt ở, không chi quyến luyến níu kéo buộc ràng bẩn chân, trên sự giải thoát không không cao thượng. Hào quang lớn chiếu năm hòn núi là pháp lý soi thông ngũ uẩn. Mắt xanh xem thấu bốn biển là trí thanh tịnh quán xét sự khổ lớn, của sanh, tử, lão, bịnh. Phóng quang tiếp dẫn qua sông là thuyết pháp phun lời ánh sáng, tiếp dẫn đưa độ kẻ ở sông mê nguồn ái. Ngài ở giữa xứ Cực Lạc là lạc tại cực kỳ trung, vui nơi chỗ tột giữa trung đạo. Ngài vui tươi trầm tĩnh tự nhiên, chơn như bình đẳng ấy là đức Vô Lượng Thọ, hay bậc đắc pháp Vô Lượng Cam Lộ, A-di-đà Phật đó. Ngài mặc áo vàng là pháp giới hạnh kiểm quý báu như vàng. Ngài cao lớn hơn hết, ấy là pháp chơn như chúa tể pháp vương vậy. Chơn thân ấy mới gọi là thân của đức A-di-đà Vô Lượng Thọ Phật, và của cả thảy chư Phật khác cũng in nhau như một.
@;<max-height: 520px>;@
Tham khảo ; Refer: Phần mềm Dịch tiếng Anh & Từ điển; English Translation Software & Dictionary: https://vikitranslator.com/ ; II.- Liên kết; Link: XII.- Tiểu sử Tổ sư Minh Đăng Quang ; Biography of Patriarch Minh Dang Quang; Tiểu sử: Thích Giác Tịnh ; Biography: Thich Giac Tinh
*&*